Bảo vật Quốc gia ở đình Thổ Hà Bảo vật Quốc gia ở đình Thổ Hà Nằm bên sông Cầu, làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) còn lưu giữ nét trầm mặc cổ kính của một làng quê thuần Việt. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến đình Thổ Hà, nơi có cửa võng của đình là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc gỗ có giá trị kỹ, mỹ thuật đại diện cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Đình Thổ Hà được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685) có giá trị kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng xứ Bắc, được xếp hạng Di tích kiến trúc-nghệ thuật quốc gia từ năm 1964. Cửa võng đình Thổ Hà. Ảnh: Quang Ngọc Với chức năng để ngăn cách không gian tâm linh, đồng thời tạo điểm nhấn trang trọng, linh thiêng ở vị trí trung tâm trước tòa hậu cung, cửa võng đình Thổ Hà được tạo tác trong giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Lê Trung Hưng với thủ pháp kỹ thuật chạm khắc bong kênh, đây là sự kết hợp của chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng, tạo thành nhiều lớp, nhiều không gian ngay trên một khối gỗ. Toàn bộ cửa võng được sơn son, thếp vàng rực rỡ, chia làm 3 tầng. Tầng thứ nhất cao 0,9m, rộng 4,3m. Phần trên của tầng có hai lớp diềm ngang đặt chồng lên nhau, chạm thủng họa tiết vân mây cách điệu xen kẽ nhau. Tiếp đến phần giữa chia làm 5 khoang, các khoang ngăn cách nhau bởi hàng cột chạm lộng hình rồng cuốn cột. Các khoang tạo thành từng lớp cửa sâu dần vào trong chia làm 3 tầng, lớp, xếp so le, để lộ những hình chạm họa tiết hoa lá cách điệu mềm mại trong bố cục dạ cá. Tầng thứ hai, nằm ở trung tâm bức cửa võng gồm nhiều đồ án đan xen. Lớp ngoài tạo thành diềm chạm đề tài lưỡng long chầu nhật với mình rồng uốn nhiều khúc, mắt to, miệng ngậm ngọc, tóc nhiều chẽ xoè kiểu nan quạt và lượn sóng. Rồng ẩn hiện trong đám mây, mình uốn lượn vươn lên cùng chầu vào trung tâm khám. Giữa những bức chạm rồng là 4 bức đố chạm nổi đề tài tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) tạo nên một bố cục cân đối, chặt chẽ và nổi bật. Qua phong cách chạm khắc có thể thấy, các bức chạm rồng và bức đố đều mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ XIX) là minh chứng về sự tài ba của các hiệp thợ xưa với những kỹ thuật chạm khắc rất công phu, điêu luyện. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo lại đình, họ không những gìn giữ, bảo lưu tốt bức cửa võng mà còn tiếp tục sáng tạo, phát triển thêm những mảng trang trí khác. Điều đặc biệt, những mảng chạm về sau lại rất ăn nhập với những mảng chạm thời kỳ trước với bố cục đăng đối, hài hòa. Lớp trong cùng tạo thành 3 khám, các lớp diềm đứng chạm thủng hình rồng đang trong tư thế vươn mình chầu vào trung tâm của khám, các lớp diềm ngang ở trên chạm nhiều chủ đề trong bố cục dạ cá như trúc hóa rồng, lưỡng long tranh châu, vân mây và hoa lá cách điệu hết sức công phu, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sống động. Mỗi khám có 12 đầu rồng, tổng cộng 3 khám có 36 đầu rồng, mỗi hình rồng có một dáng vẻ riêng, rất linh hoạt. Tầng dưới cùng tạo thành diềm của cửa cấm. Trong đó phần diềm trên chạm thủng các hình đao mác tua tủa. Vẫn là những hình ảnh rồng được chạm với tư thế uốn lượn bằng những nét chạm đường khối khỏe mạnh, phần đầu rồng hướng vươn lên chầu vào trung tâm, chân trước rồng đưa ra vuốt râu, các chân khác nghịch nắm các linh thú. Hình linh thú thường xuất hiện ở nhiều tư thế, con đang chạy, con nằm, con đứng nhưng đều ngoảnh đầu quay lại nhoẻn miệng cười như đang đùa giỡn… Đáng chú ý, phía dưới diềm bất ngờ xuất hiện hình ảnh khối tượng voi - người. Những hình ảnh kể trên mặc dù xuất hiện rất khiêm tốn trong đề tài chính của cửa võng, song dường như người thợ xưa muốn gửi gắm ý tưởng cách tân táo bạo, đưa hình ảnh của cuộc sống dân dã đời thường vào từng thớ gỗ nơi linh thiêng. Trong nội dung bia đá "Thủy tạo đình miếu bi" tại đình có niên hiệu Chính Hoà thứ 13 (1692) cho thấy cửa võng được tạo tác vào thời điểm xây dựng đình giai đoạn 1685-1692. Đây thực sự là một tác phẩm điêu khắc gỗ độc đáo với nhiều đồ án trang trí cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn thể hiện được bố cục cân đối hài hòa kết hợp với kỹ thuật chạm khắc tinh mĩ, điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ngoài những mảng trang trí tinh xảo trên từng thớ gỗ, các nghệ nhân dân gian đã lồng ghép thêm các chi tiết trang trí bằng chất liệu gốm. Thông qua chất liệu, kỹ thuật tạo tác chúng ta có thể thấy, hiện vật này chính là sản phẩm của làng nghề gốm Thổ Hà xưa - một trong những trung tâm gốm sứ nổi tiếng của cả nước với nhiều sản phẩm gốm đa dạng và phong phú. Đây là một hình thức trang trí nghệ thuật vô cùng độc đáo, duy nhất chỉ có ở cửa võng đình Thổ Hà hiện nay. Đánh giá về sự kết hợp này, PGS - TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhấn mạnh: "Có thể nói, đây là một hiện vật độc đáo, hiếm có trên vùng đất Bắc Giang cũng như trên cả nước" Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nội dung bia "Thủy tạo đình miếu bi" Bia đá trong đình Thủy tạo đình miếu bi Phủ Bắc Hà, huyện An Việt, xã Thổ Hà. Quan viên, hương lão, toàn xã dưới trên lớn nhỏ, nay lập bia. Thường nói rằng dân là gốc rễ của nước, nước là nền tảng của dân. Nay tả địa hình núi sông của xã Thổ Hà: phía Đông đẹp đẽ như rồng quay về chốn tổ; Tây hùng vĩ như dáng hổ ngồi chầu; phía Nam có núi Hằng Lĩnh và dòng sông Nguyệt Đức, đó là sách trời đã định; Phía Bắc có ngọn núi Lát, hun đúc khí thiêng liêng cho dải đất Thổ Hà. Phong cảnh đẹp sản xuất ra những bậc anh kỳ, trong xã có nhiều người giỏi dang và tuấn tú. Đường khoa cử có nhiều người làm quan văn võ, áo đỏ tía rực rỡ chốn triều đình. Nghề bán buôn của cải có nhiều, giàu có ngang với thiên hạ. Nhà nào cũng có nghề gốm phát đạt. Hàng năm đều mở hội hè vui vẻ. Năm Ất Sửu (1685) hưng công làm đình lớn. Cột lớn nhỏ và thượng lương đều do các quan viên trong làng công đức. Chỉ còn thu của mọi người từ 5 đến 100 tuổi chẳng kể gái trai, mỗi người đóng góp 4 quan sử tiền và 200 bát gạo. Năm Đinh Mão mở hội khánh thành (1687). Năm Kỷ Tỵ (1689) xây dựng ngôi đền, mỗi người góp 500 sử tiền. Năm Tân Mùi (1691) xây dựng Tam quan, lại mở hội khánh thành. Năm Nhâm Thân (1692) làm cửa võng, mỗi người góp 400 sử tiền. Làm xong bốn cuộc hết 200 quan tiền, các lễ cúng 200 quan. Tiền công thợ mộc làm cửa võng 40 quan và sơn son thiếp vàng hết 100 quan. Kính mong Đại Vương phù hộ toàn xã, người nhiều vật thịnh. Nay các vị chức sắc trong xã ghi chép khắc bia những người có nhiều công lao đóng góp tiền tài, công sức, trí tuệ, của cải được khắc lên bia đá lưu truyền mãi đến muôn đời sau. Nay kê khai danh sách: Thị nội giám, tư lễ giám, kiêm thái giám, chánh đội trưởng chi trưởng, Chiêm thọ hầu Thân Đăng Khoa, vợ Hoàng Thị Trị. Quan viên kiến nhiệm kỳ thụ tiến công thứ lang, đại cảo đồn điền sở, sở sứ, kiêm thủ khoán văn hội Cáp Đắc Đạt Tư lễ giám hữu... điểm, cán trạch bá Nguyễn Tiến Tước Nguyên tuần sát huyện kiêm cai xã chiêu lược bá Nguyễn Đức Thuật Quan viên tử tiền vệ úy cai xã đô nhân bá kiêm cai xã Cáp Sự. Ứng vụ khanh lão lão chính tri phủ phủ sĩ Nguyễn Như Quyền Hương lão nhiêu tăng thống Nguyễn Văn Quản Tiền tướng thần Nguyễn Hiếu Thậm Tiền tướng thần kiêm phủ sỹ Nguyễn Đình Hội Hương lão lão chính kiêm phủ sỹ Trịnh Tiến Lộc Phủ sỹ Nguyễn Tất Vị Hương lão lão chính kiêm đạo sỹ Nguyễn Đình Thi Nguyên cai xã đô quế bá, kiêm hương lão lão chính Nguyễn Hiếu Hiền Nguyên cai xã đô tất bá Nguyễn Đức Tĩnh Nguyên cai xã đô lan bá, kiêm huyện sỹ lão chính Nguyễn Đức Bá Lão nhiêu Trịnh Vui, vợ Diêm Thị Nội Nguyên cai xã Nguyễn Bao, vợ Nguyễn Thị Dự Tướng thần huyện sỹ Trịnh Hữu Giai, vợ Trịnh Bá Cống, Bùi Thị Cẩm Hương lão kiêm lão chính Trịnh Tiến Cao, vợ Nguyễn Thị Lưu Quan viên tử kiêm huyện sỹ Cáp Thảo, vợ Trịnh Thị Vân Trịnh Chức, vợ Trịnh Thị Đạo Nguyên cai xã án lộc bá đạo lục Trương Công Vinh, vợ Nguyễn Thị Uy Nguyễn Văn Tú, vợ Ngô Thị Chanh Nguyễn Thị Chu, Nguyễn Thị Phan, Nguyễn Thị Phách Nguyễn Thế Hương, Nguyễn Thị Tồn Nguyễn Đình Giảng, vợ Nguyễn Thị Nguyện Hương lão lão chính kiêm huyện sỹ Trịnh Công Xuân, vợ Nguyễn Thị Lan Giáp trưởng Nguyễn Đức Uẩn, vợ Trịnh Thị Liểu Giáp trưởng Trịnh Tiến Triều, vợ Nguyễn Thị Tuần Bùi Tá Kỷ, vợ Nguyễn Thị Vụ Cáp Đăng Lung, vợ Nguyễn Thị Dỵ Quan viên tử kiêm huyện sỹ Nguyễn Năng Tĩnh, vợ Cáp Thị Hào Quan viên tôn Nguyễn Năng Cao, Nguyễn Thị Phụng Quan viên kỳ thụ đại cảo đồn điền sở, sở sứ, áp tác đình miếu Cáp Đắc Đạt soạn. Bản tổng an viên xã thư lộng Đỗ Đăng Tương tả. Đời Lê Chính Hòa năm thứ 13 quý thu, ngày cốc nhật lập bia. Nội dung bia "Cung sao sự tích thánh" Thành Thái năm thứ 9 (1897), bản xã hội họp, tuân theo lễ điển của triều Lê, bản chính nay sao chép. Duyên sự tích thần phả của bản xã bị thất lạc đã lâu. Nay nghe tin ở xã Bình Trù tỉnh Sơn Tây có con cháu quan Thượng thư, trong gia đình giữ được bách thần điển, bản xã thân tới xem xét, đối chiếu những tên húy và những ngày sự lệ rất là đúng. Nay xin sao chép nguyên bản đem về làng khắc vào bia đá để lưu truyền mãi mãi sau này. Nay sao cả những lời cấm kỵ, liệt kê dưới đây. Đời vua Thục An Dương Vương phả lục chép rằng có một vị đại vương cấp bậc Thượng đẳng thần thuộc bộ Càn Hào. Sau khi Hùng Vương thứ 18 mất ngôi, vua An Dương Vương nối ngôi. Có một người từ Bắc quốc đến đạo Kinh Bắc, phủ Bắc Hà, huyện An Việt và ở nhờ chùa Đoan Minh Tự của trang Thổ Hà. Ngày đêm giảng kinh đọc sách, có sức màu nhiệm như thần, trong trang có nhiều con em theo học. Một hôm Người bảo học trò rằng: ta sinh ra từ thủa Hồng Mông, trời đất mới mở mang, cho nên ta thông minh khác thường. Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng 1 năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Quanh vùng nơi ở của người không ai xảy ra tật bệnh, nên người trong trang thường bảo nhau rằng: đó là khí sinh thánh tổ, chẳng phải người thường, các nơi cũng đến xin làm thần tử. Từ đó danh vang thiên hạ, người đến theo học càng đông. Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi, trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử liền vâng mệnh đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú rằng: "Đạo pháp bản vô đa, nam thần quán Bắc Hà, đô lai tam thất tự, tận diệt thế gian ma". Đọc chú xong, Người lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương, các nơi đều yên ổn. Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân (người tài nhất). Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang. Về tới nơi Người liền cho xây dựng cung doanh trị sở. Khi xây xong Người cho mời các bô lão trong trang và tất cả học trò đến mở tiệc ăn mừng. Lúc sắp sửa ăn bỗng thấy đám mây năm sắc từ từ sa xuống đất, trong mây thấp thoáng có bóng người mặc áo đỏ, Lão Tử liền theo đám mây cưỡi rồng đỏ mà biến mất. Bấy giờ là năm Giáp Tý ngày 22 tháng 2 (đời vua An Dương Vương) Người đã hóa. Mọi người trong trang ngơ ngác sợ hãi, tâu về triều đình. Vua liền sai các quan về trang kính tế, tế xong phong Người là Thượng đẳng phúc thần, lại phong cho mẹ người là Đoan từ chi nhân, cho phép trang Thổ Hà xây đền miếu phụng thờ. Sau đó vua xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Thành xây nửa tháng vừa xong, vua hàng năm cứ đến ngày 22 tháng 2 xa giá đến làm lễ để tỏ lòng tôn kính một vị thần linh tuấn, đó là lẽ thường vậy. Lại phong cho là Đương cảnh thành hoàng thái thượng bản giác linh phù thượng đẳng phúc thần. Phong mẹ là Đoan y trinh thục, nhu hòa huệ ân, diệu mỹ thổ hoàng thái hậu. Từ đó về sau nghiệm thấy linh ứng nên các triều đại đế vương đều phong mỹ tự. Vua Đinh Tiên Hoàng có lần bị vây ở chùa, vua liền cầu đảo, vòng vây được giải. Vua gia phong là Tôn thần linh ứng. Vua Lê Đại Hành niên hiệu Thiên Phúc xem xét lại bách thần phả, nhận thấy Người là thần linh ứng nên gia phong là Phụ ký uy dũng, phu hiển chiêu cảm, thượng đẳng. Vua Trần Thái Tông bị giặc Nguyên vây hãm kinh thành, sai Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo, thấy có linh ứng âm phù, khi bắt được Ô Mã Nhi liền phong là Vị thần linh ứng, anh triết. Vua Lê Thái Tổ đánh xong giặc Liễu Thăng, gia phong là Nhất vị tôn thần, phả tế cương nghị anh linh. Lại lệnh cho trang Thổ Hà sửa sang đền miếu, hương khói phụng thờ không bao giờ ngớt. Kê khai ngày sinh, ngày hóa, ngày vào đám và tên húy cần kiêng. Sinh nhật 7 tháng giêng: lễ cúng ban thượng cúng chay, ban hạ bò lợn để cả con, xôi rượu tùy nghi, hát xướng vui vẻ trong ba ngày liền. Hóa nhật 22 tháng 2, lễ dùng ban thượng cúng chay, ban hạ một con lợn để nguyên và xôi rượu. Ngày vào đám thu tế mồng 6 tháng 8, lễ dùng như trên, cấm dùng trâu. Tên húy cần kiêng: Bá Dương, Thái Thượng, Mỹ Hoàng, những tiếng đồng âm cũng kiêng. Sắc áo quần cấm dùng: sắc vàng, sắc đỏ, người hành lễ phải kiêng. Hữu Hồng Đức đại học sỹ, kiêm quốc tử giám Lê Tung phụng soạn chính bản. Vĩnh hựu quản giám bách linh, lĩnh chức thiếu khanh Nguyễn Hiền tuân theo bản cũ. Năm Đinh Dậu tháng 8 ngày cốc nhật lập bia (1897). Với những giá trị độc đáo, tiêu biểu, tháng 12/2020, cửa võng đình Thổ Hà đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Đỗ Tuấn Khoa Nguồn: Báo Bắc Giang Nằm bên sông Cầu, làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) còn lưu giữ nét trầm mặc cổ kính của một làng quê thuần Việt. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến đình Thổ Hà, nơi có cửa võng của đình là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc gỗ có giá trị kỹ, mỹ thuật đại diện cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Đình Thổ Hà được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa thứ 6 (1685) có giá trị kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng xứ Bắc, được xếp hạng Di tích kiến trúc-nghệ thuật quốc gia từ năm 1964. Cửa võng đình Thổ Hà. Ảnh: Quang NgọcVới chức năng để ngăn cách không gian tâm linh, đồng thời tạo điểm nhấn trang trọng, linh thiêng ở vị trí trung tâm trước tòa hậu cung, cửa võng đình Thổ Hà được tạo tác trong giai đoạn phát triển rực rỡ của nghệ thuật chạm khắc gỗ thời Lê Trung Hưng với thủ pháp kỹ thuật chạm khắc bong kênh, đây là sự kết hợp của chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng, tạo thành nhiều lớp, nhiều không gian ngay trên một khối gỗ.Toàn bộ cửa võng được sơn son, thếp vàng rực rỡ, chia làm 3 tầng. Tầng thứ nhất cao 0,9m, rộng 4,3m. Phần trên của tầng có hai lớp diềm ngang đặt chồng lên nhau, chạm thủng họa tiết vân mây cách điệu xen kẽ nhau. Tiếp đến phần giữa chia làm 5 khoang, các khoang ngăn cách nhau bởi hàng cột chạm lộng hình rồng cuốn cột. Các khoang tạo thành từng lớp cửa sâu dần vào trong chia làm 3 tầng, lớp, xếp so le, để lộ những hình chạm họa tiết hoa lá cách điệu mềm mại trong bố cục dạ cá.Tầng thứ hai, nằm ở trung tâm bức cửa võng gồm nhiều đồ án đan xen. Lớp ngoài tạo thành diềm chạm đề tài lưỡng long chầu nhật với mình rồng uốn nhiều khúc, mắt to, miệng ngậm ngọc, tóc nhiều chẽ xoè kiểu nan quạt và lượn sóng. Rồng ẩn hiện trong đám mây, mình uốn lượn vươn lên cùng chầu vào trung tâm khám. Giữa những bức chạm rồng là 4 bức đố chạm nổi đề tài tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) tạo nên một bố cục cân đối, chặt chẽ và nổi bật. Qua phong cách chạm khắc có thể thấy, các bức chạm rồng và bức đố đều mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ XIX) là minh chứng về sự tài ba của các hiệp thợ xưa với những kỹ thuật chạm khắc rất công phu, điêu luyện. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo lại đình, họ không những gìn giữ, bảo lưu tốt bức cửa võng mà còn tiếp tục sáng tạo, phát triển thêm những mảng trang trí khác. Điều đặc biệt, những mảng chạm về sau lại rất ăn nhập với những mảng chạm thời kỳ trước với bố cục đăng đối, hài hòa.Lớp trong cùng tạo thành 3 khám, các lớp diềm đứng chạm thủng hình rồng đang trong tư thế vươn mình chầu vào trung tâm của khám, các lớp diềm ngang ở trên chạm nhiều chủ đề trong bố cục dạ cá như trúc hóa rồng, lưỡng long tranh châu, vân mây và hoa lá cách điệu hết sức công phu, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sống động. Mỗi khám có 12 đầu rồng, tổng cộng 3 khám có 36 đầu rồng, mỗi hình rồng có một dáng vẻ riêng, rất linh hoạt.Tầng dưới cùng tạo thành diềm của cửa cấm. Trong đó phần diềm trên chạm thủng các hình đao mác tua tủa. Vẫn là những hình ảnh rồng được chạm với tư thế uốn lượn bằng những nét chạm đường khối khỏe mạnh, phần đầu rồng hướng vươn lên chầu vào trung tâm, chân trước rồng đưa ra vuốt râu, các chân khác nghịch nắm các linh thú. Hình linh thú thường xuất hiện ở nhiều tư thế, con đang chạy, con nằm, con đứng nhưng đều ngoảnh đầu quay lại nhoẻn miệng cười như đang đùa giỡn… Đáng chú ý, phía dưới diềm bất ngờ xuất hiện hình ảnh khối tượng voi - người. Những hình ảnh kể trên mặc dù xuất hiện rất khiêm tốn trong đề tài chính của cửa võng, song dường như người thợ xưa muốn gửi gắm ý tưởng cách tân táo bạo, đưa hình ảnh của cuộc sống dân dã đời thường vào từng thớ gỗ nơi linh thiêng.Trong nội dung bia đá "Thủy tạo đình miếu bi" tại đình có niên hiệu Chính Hoà thứ 13 (1692) cho thấy cửa võng được tạo tác vào thời điểm xây dựng đình giai đoạn 1685-1692. Đây thực sự là một tác phẩm điêu khắc gỗ độc đáo với nhiều đồ án trang trí cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn thể hiện được bố cục cân đối hài hòa kết hợp với kỹ thuật chạm khắc tinh mĩ, điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ngoài những mảng trang trí tinh xảo trên từng thớ gỗ, các nghệ nhân dân gian đã lồng ghép thêm các chi tiết trang trí bằng chất liệu gốm. Thông qua chất liệu, kỹ thuật tạo tác chúng ta có thể thấy, hiện vật này chính là sản phẩm của làng nghề gốm Thổ Hà xưa - một trong những trung tâm gốm sứ nổi tiếng của cả nước với nhiều sản phẩm gốm đa dạng và phong phú. Đây là một hình thức trang trí nghệ thuật vô cùng độc đáo, duy nhất chỉ có ở cửa võng đình Thổ Hà hiện nay. Đánh giá về sự kết hợp này, PGS - TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhấn mạnh: "Có thể nói, đây là một hiện vật độc đáo, hiếm có trên vùng đất Bắc Giang cũng như trên cả nước" Nội dung bia "Thủy tạo đình miếu bi" Bia đá trong đình Thủy tạo đình miếu bi Phủ Bắc Hà, huyện An Việt, xã Thổ Hà. Quan viên, hương lão, toàn xã dưới trên lớn nhỏ, nay lập bia. Thường nói rằng dân là gốc rễ của nước, nước là nền tảng của dân. Nay tả địa hình núi sông của xã Thổ Hà: phía Đông đẹp đẽ như rồng quay về chốn tổ; Tây hùng vĩ như dáng hổ ngồi chầu; phía Nam có núi Hằng Lĩnh và dòng sông Nguyệt Đức, đó là sách trời đã định; Phía Bắc có ngọn núi Lát, hun đúc khí thiêng liêng cho dải đất Thổ Hà. Phong cảnh đẹp sản xuất ra những bậc anh kỳ, trong xã có nhiều người giỏi dang và tuấn tú. Đường khoa cử có nhiều người làm quan văn võ, áo đỏ tía rực rỡ chốn triều đình. Nghề bán buôn của cải có nhiều, giàu có ngang với thiên hạ. Nhà nào cũng có nghề gốm phát đạt. Hàng năm đều mở hội hè vui vẻ. Năm Ất Sửu (1685) hưng công làm đình lớn. Cột lớn nhỏ và thượng lương đều do các quan viên trong làng công đức. Chỉ còn thu của mọi người từ 5 đến 100 tuổi chẳng kể gái trai, mỗi người đóng góp 4 quan sử tiền và 200 bát gạo. Năm Đinh Mão mở hội khánh thành (1687). Năm Kỷ Tỵ (1689) xây dựng ngôi đền, mỗi người góp 500 sử tiền. Năm Tân Mùi (1691) xây dựng Tam quan, lại mở hội khánh thành. Năm Nhâm Thân (1692) làm cửa võng, mỗi người góp 400 sử tiền. Làm xong bốn cuộc hết 200 quan tiền, các lễ cúng 200 quan. Tiền công thợ mộc làm cửa võng 40 quan và sơn son thiếp vàng hết 100 quan. Kính mong Đại Vương phù hộ toàn xã, người nhiều vật thịnh. Nay các vị chức sắc trong xã ghi chép khắc bia những người có nhiều công lao đóng góp tiền tài, công sức, trí tuệ, của cải được khắc lên bia đá lưu truyền mãi đến muôn đời sau. Nay kê khai danh sách: Thị nội giám, tư lễ giám, kiêm thái giám, chánh đội trưởng chi trưởng, Chiêm thọ hầu Thân Đăng Khoa, vợ Hoàng Thị Trị. Quan viên kiến nhiệm kỳ thụ tiến công thứ lang, đại cảo đồn điền sở, sở sứ, kiêm thủ khoán văn hội Cáp Đắc Đạt Tư lễ giám hữu... điểm, cán trạch bá Nguyễn Tiến Tước Nguyên tuần sát huyện kiêm cai xã chiêu lược bá Nguyễn Đức Thuật Quan viên tử tiền vệ úy cai xã đô nhân bá kiêm cai xã Cáp Sự. Ứng vụ khanh lão lão chính tri phủ phủ sĩ Nguyễn Như Quyền Hương lão nhiêu tăng thống Nguyễn Văn Quản Tiền tướng thần Nguyễn Hiếu Thậm Tiền tướng thần kiêm phủ sỹ Nguyễn Đình Hội Hương lão lão chính kiêm phủ sỹ Trịnh Tiến Lộc Phủ sỹ Nguyễn Tất Vị Hương lão lão chính kiêm đạo sỹ Nguyễn Đình Thi Nguyên cai xã đô quế bá, kiêm hương lão lão chính Nguyễn Hiếu Hiền Nguyên cai xã đô tất bá Nguyễn Đức Tĩnh Nguyên cai xã đô lan bá, kiêm huyện sỹ lão chính Nguyễn Đức Bá Lão nhiêu Trịnh Vui, vợ Diêm Thị Nội Nguyên cai xã Nguyễn Bao, vợ Nguyễn Thị Dự Tướng thần huyện sỹ Trịnh Hữu Giai, vợ Trịnh Bá Cống, Bùi Thị Cẩm Hương lão kiêm lão chính Trịnh Tiến Cao, vợ Nguyễn Thị Lưu Quan viên tử kiêm huyện sỹ Cáp Thảo, vợ Trịnh Thị Vân Trịnh Chức, vợ Trịnh Thị Đạo Nguyên cai xã án lộc bá đạo lục Trương Công Vinh, vợ Nguyễn Thị Uy Nguyễn Văn Tú, vợ Ngô Thị Chanh Nguyễn Thị Chu, Nguyễn Thị Phan, Nguyễn Thị Phách Nguyễn Thế Hương, Nguyễn Thị Tồn Nguyễn Đình Giảng, vợ Nguyễn Thị Nguyện Hương lão lão chính kiêm huyện sỹ Trịnh Công Xuân, vợ Nguyễn Thị Lan Giáp trưởng Nguyễn Đức Uẩn, vợ Trịnh Thị Liểu Giáp trưởng Trịnh Tiến Triều, vợ Nguyễn Thị Tuần Bùi Tá Kỷ, vợ Nguyễn Thị Vụ Cáp Đăng Lung, vợ Nguyễn Thị Dỵ Quan viên tử kiêm huyện sỹ Nguyễn Năng Tĩnh, vợ Cáp Thị Hào Quan viên tôn Nguyễn Năng Cao, Nguyễn Thị Phụng Quan viên kỳ thụ đại cảo đồn điền sở, sở sứ, áp tác đình miếu Cáp Đắc Đạt soạn. Bản tổng an viên xã thư lộng Đỗ Đăng Tương tả. Đời Lê Chính Hòa năm thứ 13 quý thu, ngày cốc nhật lập bia. Nội dung bia "Cung sao sự tích thánh" Thành Thái năm thứ 9 (1897), bản xã hội họp, tuân theo lễ điển của triều Lê, bản chính nay sao chép. Duyên sự tích thần phả của bản xã bị thất lạc đã lâu. Nay nghe tin ở xã Bình Trù tỉnh Sơn Tây có con cháu quan Thượng thư, trong gia đình giữ được bách thần điển, bản xã thân tới xem xét, đối chiếu những tên húy và những ngày sự lệ rất là đúng. Nay xin sao chép nguyên bản đem về làng khắc vào bia đá để lưu truyền mãi mãi sau này. Nay sao cả những lời cấm kỵ, liệt kê dưới đây. Đời vua Thục An Dương Vương phả lục chép rằng có một vị đại vương cấp bậc Thượng đẳng thần thuộc bộ Càn Hào. Sau khi Hùng Vương thứ 18 mất ngôi, vua An Dương Vương nối ngôi. Có một người từ Bắc quốc đến đạo Kinh Bắc, phủ Bắc Hà, huyện An Việt và ở nhờ chùa Đoan Minh Tự của trang Thổ Hà. Ngày đêm giảng kinh đọc sách, có sức màu nhiệm như thần, trong trang có nhiều con em theo học. Một hôm Người bảo học trò rằng: ta sinh ra từ thủa Hồng Mông, trời đất mới mở mang, cho nên ta thông minh khác thường. Năm xưa mẹ ta kể chuyện rằng: mẹ vốn là người từ bi, huyền diệu mà sinh ra, tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm mẹ ta nằm mơ thấy nuốt một vì sao ngưu tinh, thế là mẹ có thai đủ 81 năm. Đến ngày 7 tháng 1 năm Canh Thìn nách tay phải của mẹ rung động rồi sinh ra ta. Khi ta mới ra đời đầu đã bạc, chân có chữ, ta không có bố, khi đẻ mẹ vịn vào cây mận cho nên lấy họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Quanh vùng nơi ở của người không ai xảy ra tật bệnh, nên người trong trang thường bảo nhau rằng: đó là khí sinh thánh tổ, chẳng phải người thường, các nơi cũng đến xin làm thần tử. Từ đó danh vang thiên hạ, người đến theo học càng đông. Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi, trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử liền vâng mệnh đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú rằng: "Đạo pháp bản vô đa, nam thần quán Bắc Hà, đô lai tam thất tự, tận diệt thế gian ma". Đọc chú xong, Người lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương, các nơi đều yên ổn. Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân (người tài nhất). Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang. Về tới nơi Người liền cho xây dựng cung doanh trị sở. Khi xây xong Người cho mời các bô lão trong trang và tất cả học trò đến mở tiệc ăn mừng. Lúc sắp sửa ăn bỗng thấy đám mây năm sắc từ từ sa xuống đất, trong mây thấp thoáng có bóng người mặc áo đỏ, Lão Tử liền theo đám mây cưỡi rồng đỏ mà biến mất. Bấy giờ là năm Giáp Tý ngày 22 tháng 2 (đời vua An Dương Vương) Người đã hóa. Mọi người trong trang ngơ ngác sợ hãi, tâu về triều đình. Vua liền sai các quan về trang kính tế, tế xong phong Người là Thượng đẳng phúc thần, lại phong cho mẹ người là Đoan từ chi nhân, cho phép trang Thổ Hà xây đền miếu phụng thờ. Sau đó vua xây thành (Cổ Loa) có những u hồn và tà ma quấy nhiễu, cứ xây xong lại đổ. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo vua rằng: xin vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi Người sai Thanh giang sứ (tức thần Kim Quy) đến giúp, giết Bạch kê tinh trong núi Thất Diệu, lại đào được hài cốt Bạch kê đem đốt đi, từ đó yêu ma tan hết, lại đào thấy nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Thành xây nửa tháng vừa xong, vua hàng năm cứ đến ngày 22 tháng 2 xa giá đến làm lễ để tỏ lòng tôn kính một vị thần linh tuấn, đó là lẽ thường vậy. Lại phong cho là Đương cảnh thành hoàng thái thượng bản giác linh phù thượng đẳng phúc thần. Phong mẹ là Đoan y trinh thục, nhu hòa huệ ân, diệu mỹ thổ hoàng thái hậu. Từ đó về sau nghiệm thấy linh ứng nên các triều đại đế vương đều phong mỹ tự. Vua Đinh Tiên Hoàng có lần bị vây ở chùa, vua liền cầu đảo, vòng vây được giải. Vua gia phong là Tôn thần linh ứng. Vua Lê Đại Hành niên hiệu Thiên Phúc xem xét lại bách thần phả, nhận thấy Người là thần linh ứng nên gia phong là Phụ ký uy dũng, phu hiển chiêu cảm, thượng đẳng. Vua Trần Thái Tông bị giặc Nguyên vây hãm kinh thành, sai Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo, thấy có linh ứng âm phù, khi bắt được Ô Mã Nhi liền phong là Vị thần linh ứng, anh triết. Vua Lê Thái Tổ đánh xong giặc Liễu Thăng, gia phong là Nhất vị tôn thần, phả tế cương nghị anh linh. Lại lệnh cho trang Thổ Hà sửa sang đền miếu, hương khói phụng thờ không bao giờ ngớt. Kê khai ngày sinh, ngày hóa, ngày vào đám và tên húy cần kiêng. Sinh nhật 7 tháng giêng: lễ cúng ban thượng cúng chay, ban hạ bò lợn để cả con, xôi rượu tùy nghi, hát xướng vui vẻ trong ba ngày liền. Hóa nhật 22 tháng 2, lễ dùng ban thượng cúng chay, ban hạ một con lợn để nguyên và xôi rượu. Ngày vào đám thu tế mồng 6 tháng 8, lễ dùng như trên, cấm dùng trâu. Tên húy cần kiêng: Bá Dương, Thái Thượng, Mỹ Hoàng, những tiếng đồng âm cũng kiêng. Sắc áo quần cấm dùng: sắc vàng, sắc đỏ, người hành lễ phải kiêng. Hữu Hồng Đức đại học sỹ, kiêm quốc tử giám Lê Tung phụng soạn chính bản. Vĩnh hựu quản giám bách linh, lĩnh chức thiếu khanh Nguyễn Hiền tuân theo bản cũ. Năm Đinh Dậu tháng 8 ngày cốc nhật lập bia (1897). Với những giá trị độc đáo, tiêu biểu, tháng 12/2020, cửa võng đình Thổ Hà đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.Đỗ Tuấn Khoa Nguồn: Báo Bắc Giang Trở về đầu trang Đình Thổ Hà Cửa Võng di tích lịch sử 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10