Trên mảnh đất Bắc Ninh - Kinh Bắc, mảnh đất vùng Tiêu Tương đã chứng kiến nhiều tên tuổi các vị tiên hiền, dũng tướng được thờ cúng làm thành hoàng làng ở các đền, đình, miếu, nghè. Nơi ghi công cũng là nơi tưởng vọng đèn hương đêm ngày thờ những vị anh hùng có công với dân với nước.
Sông Tiêu Tương là dòng sông lịch sử - văn hóa trên mảnh đất
Bắc Ninh. Dọc đôi bờ sông, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di tích từ xa xưa
của các thành lũy, đình chùa, mộ tháp. Vùng đất này cũng đã trải qua nhiều cuộc
chiến tranh thời kỳ hàng ngàn năm được ghi vào sách sử, cũng như các chuyện dã
sử trong việc dựng nước giữ nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Trên mảnh đất Bắc Ninh - Kinh Bắc, mảnh đất vùng Tiêu Tương
đã chứng kiến nhiều tên tuổi các vị tiên hiền, dũng tướng được thờ cúng làm
thành hoàng làng ở các đền, đình, miếu, nghè. Nơi ghi công cũng là nơi tưởng vọng
đèn hương đêm ngày thờ những vị anh hùng có công với dân với nước.
Trong đó có các vị tướng thời Hai Bà Trưng trên hệ thống
sông Tiêu Tương. Tại những nơi thờ cúng này, đã gợi cho chúng ta thấy cảnh đất
nước trong những năm đầu công nguyên. Chúng ta có quyền hãnh diện tôn vinh các
vị anh hùng thời kỳ này đã có công cùng Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ năm 39 đến năm 43 sau công
nguyên là cuộc đấu tranh giành chủ quyền về tay dân tộc, dưới sự đô hộ đè nén
bóc lột của nhà Đông Hán (Trung Quốc). Với khẩu hiệu “Đền nợ nước - trả thù
nhà”, Nhị vua Hai Bà Trưng ở đất Mê Linh đã vùng đứng lên, được quân dân quận
Giao Chỉ ủng hộ đánh lại bọn quan lại nhà Đông Hán. Chỉ trong vòng vài tháng, đội
quân Hai Bà tấn chiếm được 65 thành trì, giải phóng toàn bộ đất nước, giành chủ
quyền về tay dân tộc.
Với chiến công vang dội kể trên, Nhị vua Hai Bà Trưng được toàn dân ủng
hộ, trong đó quan trọng có nhiều vị anh hùng, tướng nữ, tướng nam, các nơi đã đồng
lòng kéo quân về tụ hiệp cùng làm nên chiến thắng.
Phải kể đến trong vùng sông Tiêu Tương có 9 vị anh hùng (6
tướng nam và 3 tướng nữ). Ở đầu nguồn sông Tiêu Tương: Thôn Cẩm Thụ thờ tướng nữ:
Diệu Tiên Thần Nữ (mẹ) và tướng nam: Quảng Khánh Đại Vương (con đẻ).
Hai vị tướng hiện được thờ tại đền thôn Xuân Thụ và đình
thôn Xuân Thụ (thờ thành hoàng làng) thôn Xuân Thụ nay thuộc khu phố Xuân Thụ,
phường Đông Ngàn, Từ Sơn.
Ở thôn Cẩm Giang thờ: Pháp Hải Đại Vương (con nuôi bà Diệu
Tiên). Pháp Hải Đại Vương thờ ở đình Cẩm Giang (thành hoàng làng). Đình Cẩm
Giang còn thờ vọng bà Diêu Tiên và Quảng Khánh Đại Vương - Cẩm Giang (nay là
khu phố Cẩm Giang - phường Đồng Nguyên.
Đình làng Hồi Quan, thờ Tam Quang Đại vương, danh tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng
Ở thôn Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, thờ: Tam
Quang Đại Vương.
Đình làng Hồi Quan -Tương Giang là một ngôi đình to, rộng được
dựng bằng 6 cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo,
xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch.
Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao
cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng
long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc
hình nghê.
Nhằm thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các bậc
tiền nhân, những người có công với đất nước, dân làng Cẩm Giang - Phường Đồng
Nguyên - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh thường xuyên tổ chức lễ hội truyền thống,
mang đậm đà bản sắc anh hủng dân tộc.
Hội làng Cẩm Giang diễn ra trong khoảng thời gian mùng 8 –
10/2 Âm lịch, trong đó mùng 10 được coi là ngày hội chính của làng. Tựu chung
không khí lễ hội đầu năm của cả nước, lễ hội làng Cẩm Giàng kỷ niệm ngày Đức
Thánh tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Vào sáng ngày hội chính, các cụ bô lão khăn vấn chỉnh tề
cùng thanh niên trai tráng trong làng sẽ tiến hành lễ “Rước Quan” long trọng
quanh đường vào Đình làng Cẩm Giang (xưa là Cẩm Chương).
Đình và đền làng Cẩm Giang đều thờ thờ Đức Pháp Hải Đại
vương - danh tướng quê hương đã có công chiêu binh mộ lính tham gia cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán vào những năm 40 –
43 sau Công Nguyên.
Trải qua các triều đại nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ,
Nguyễn….Đức Thánh đều linh ứng phù trợ cho nước cho dân nên được các triều vua
phong sắc Phúc Thần, tự Hộ Quốc Hựu Dân.
Ở thôn Lũng Sơn, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, thờ: Phương
Dung công chúa được thờ ở Đình Lũng Sơn (thành hoàng làng) và thờ ở đình thôn
Lũng Giang, thị trấn Lim.
Liễu Giáp Đại Vương được thờ ở đền Lũng Sơn, thị trấn Lim.
Ở khu vực sông Tiêu Tương (nhánh phía Nam). Thôn Hoài Trung,
thôn Hoài Thượng, xã Liên Bão, huyện Tiên Du thờ: Đệ Nhất Đông Quân, Đệ Nhị
Đông Quân, Đệ Tam Đông Quan. Ba tướng trên (là anh em ruột). Nay 3 vị đều được
thờ (thành hoàng làng) tại đình thôn Hoài Trung, thôn Hoài Thượng - xã Liên Bão
- huyện Tiên Du.
Đình làng Hoài Thượng, nơi thờ 3 vị tướng của Nhị vua Hai Bà Trưng
Đình làng Hoài Thượng, xã Liên Bão (Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, nơi thờ và thờ tam vị đông quân:
Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam - những vị tướng của Hai Bà Trưng đã có công đánh giặc
giữ nước và “Lưỡng quốc Trạng nguyên
Nguyễn Đăng Đạo”- một danh nhân nổi tiếng của dân tộc, làm đến chức Tể tướng
Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, dân làng thôn Hoài Thượng
lại tưng bừng tổ chức hội làng nhằm tri ân tới 3 vị tướng quân và Trạng nguyên
Nguyễn Đăng Đạo để gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa quê hương, đồng thời
giáo dục cho thế hệ trẻ về sự hiếu học của “Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng
Đạo” để giúp ích cho dân cho nước.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với nghi thức rước và tế lễ.
Phần hội diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian như: Tổ tôm điếm, đập niêu,
chọi gà, hát Quan họ trên thuyền… tạo không khí vui tươi cho nhân dân trong những
ngày hội xuân.
Trải qua chiến tranh
và sự tàn phá của thiên tai, đình Hoài Thượng không còn được nguyên xưa. Đến
nay nhân dân địa phương đã góp công, góp của tu bổ, tôn tạo ngôi đình làng ngày
một uy nghiêm. Đây là cách tri ân của hậu thế với các bậc tiền nhân, vừa là nơi
giáo dục truyền thống hiếu học khoa bảng cho thế hệ trẻ quê hương, đồng thời
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của dân tộc.
Theo cuốn "Di tích đền thờ Hai Bà Trưng" viết:
"Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân; nữ tướng soái binh thần linh
phát động”, nghĩa là: “Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người”. Theo cuốn: Lục
Bộ nữ tướng thời bấy giờ: Hai Bà Trưng có sáu (bộ tướng) đều là tướng nữ: Tướng
Hồ Đề, Tướng Lê Chân, Tướng Quách Lã Nương, Tướng Thánh Thiên, Tống Vĩnh Huy,
Bát Nạn Tướng Quân.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi nhưng lại là triều
đại có thời gian tồn tại tương đối ngắn. Song nó đã lưu lại một mốc (đỏ) trong
lịch sử giành chủ quyền độc lập, không chịu ách đô hộ ngoại bang của dân tộc Việt
Nam ta.
Năm 42 (SCN) đế chế nhà Hán chúng huy động đại binh sang
đánh trả thù và xâm lược nước ta. Do thế giặc mạnh, quân của Hai Bà đã kháng cự
quyết liệt ở vùng biên giới Lạng Sơn, sau đó rút về vùng Lãng Bạc. Đã có trận
huyết chiến tại Lãng Bạc mà sử sách đã ghi: Sách Di Tích Đền Thờ Hai Bà Trưng
viết “Năm 42… Bà Trưng giao tướng Lê Chân vùng Quảng Ninh, Hải Phòng, tướng Hồ
Đề vùng Bắc Giang (nay), tướng Phương Dung (Tiên Du) và một số tướng khác vùng
Tiêu Tương, hợp lực đánh quân Mã Viện tại Lãng Bạc “đây là trận quyết chiến -
chiến lược.
Cuốn "Di tích đền thờ Hai Bà Trưng" viết: Tướng Lê
Chân chỉ huy quân đánh giặc ở Lãng Bạc, sau đó rút về vùng núi Quảng Ninh,
trong thế bất lợi, bà bay lên núi và “Hóa”. Bà Hồ Đề: Trong thế bất lợi “hóa” tại
bến Tâm Thư sông Nguyệt Đức (sông Cầu).
Dựa vào các thần phả truyền kể vùng Tiêu Tương: Thôn Bái
Uyên - xã Khắc Niệm - Tiên Du có một địa danh đồng “Lẩy” nói lái từ “Đồng Lầy”
khu này gần với địa danh “Chợ Âm Dương” ở làng Xuân Ổ (Ó), với truyền tích: Đây
là phía Bắc hồ Lãng Bác, xảy ra trận quyết chiến giữa quân Mã Viện với binh tướng
Nhị vua Hai Bà Trung.
Hiện trên cánh đồng của thôn Hoài Trung, Hoài Thượng, xã
Liên Bão có địa danh “đồng xác, tương truyền đây là bãi chiến trường, quân hai
bên chết nhiều “đồng xác”. Theo thần phả thờ tại đình Hoài Trung, Hoài Thượng
thì 3 tướng Đệ Nhất Đông Quân - Đệ Nhị Đông Quân - Đệ Nam Đông Quân (ba anh em)
cùng số tướng khác trong vùng đánh nhau với giặc trên cánh đồng này.
Vậy có thể (đây là phía Bắc Lãng Bạc). Vùng Lãng Bạc nằm
trong địa hạt vùng trũng huyện Tiên Du, mà phía nam là các dãy núi cao, kéo dài,
từ xã Liên Bão, Khắc Niệm, huyện Tiên Du xuống vùng Quế Võ (tả ngạn sông Thiên
Đức) theo nhánh phía Nam sông Tiêu Tương như “Đại Nam Nhất Thống Chí” triều
Nguyễn ghi.
Các tướng vùng Tiêu Tương đã đi vào lịch sử, gắn với cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong trận Lãng Bạc, họ đã lần lượt “hóa” vì nghĩa lớn
trong khoảng thời gian ngắn “Danh thơm muôn thuở, vọng mãi trời Nam”. Nơi mà
đèn hương, khói lan tỏa không bao giờ dứt trên các làng quê cả nước, trong đó
có làng quê vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc, quê hương vùng Tiêu Tương.
Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp