Cận cảnh cụm di tích đình - đền Vũ Thạch sau tôn tạo Cận cảnh cụm di tích đình - đền Vũ Thạch sau tôn tạo Sau hơn 12 tháng triển khai, dự án tu bổ, tôn tạo, di tích đình - đền Vũ Thạch (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã hoàn thành theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Di tích đình - đền Vũ Thạch có diện tích khuôn viên khoảng 780m2 tọa lạc tại 13 phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm nằm trong Cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia đình - đền - chùa Vũ Thạch. Theo văn bia, những đồ thờ, hiện vật còn lại trong di tích, đình, đền Vũ Thạch có niên đại thời Nguyễn. Đình là nơi thờ Thánh Khỏa Ba Sơn, một vị tướng của Hai Bà Trưng. Đền Vũ Thạch sát liền với bên trái đình, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, một vị tiên Thánh trong thần thoại được coi là một “Tứ bất tử” và được thờ theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Do lịch sử để lại có nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực di tích và cùng với sự tác động của thiên nhiên, di tích đình - đền Vũ Thạch dần dần đã bị xuống cấp. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình - đền Vũ Thạch. Sau hơn 12 tháng các đơn vị tích cực triển khai dự án; đến nay, công tác tu bổ, tôn tạo di tích đình - đền Vũ Thạch đã hoàn thành đúng tiến độ theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân. Đồng thời, trở thành điểm tham quan, giới thiệu với du khách khi đến thăm Thủ đô Hà Nội. Diện mạo mới của di tích đình - đền Vũ Thạch sau khi được tu bổ, tôn tạo. Vũ Thạch là tên làng cũ cùng với các làng Phúc Lâm, Phục Cổ, Hội Mỹ… thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi thành Kim Liên), huyện Thọ Xương. Theo văn bia, những đồ thờ, hiện vật còn lại trong di tích, đình, đền Vũ Thạch có niên đại thời Nguyễn. Chạm khắc tinh tế trên cánh cửa đình - đền Vũ Thạch. Các hạng mục chính được tu bổ, tôn tạo: Đại đình, Đền, Nghi môn, cổng đền, nhà Hội đồng, Ban thờ ngoài trời, nhà Thủ từ, Am thời, am hóa sớ, cổng phủ, sân vườn, tường rào… Đình là nơi thờ Thánh Khỏa Ba Sơn, một vị tướng của Hai Bà Trưng. Hiện ở đình còn lưu giữ các đạo sắc phong thời Nguyễn ghi rõ ông đã từng được Hai Bà Trưng cử đóng đồn ở ấp Hoa Động (Gia Lâm, Hà Nội) tiến đánh Tô Định giành được thắng lợi lớn. Hai Bà Trưng lên ngôi, ông được tiếp tục trấn giữ khu vực này. Sau khi ông “hóa”, triều đình liền sai sứ thần đem sắc phong đến cho dân làng Hoa Động thờ cúng và các triều sau đều phong mỹ tự, hiện còn được thờ tại đình Xuân Đỗ hạ. Như vậy, đình Vũ Thạch là nơi thờ tưởng niệm vị thần thành hoàng làng mà dân Xuân Đỗ khi lập trại đã dựng đình ở nơi làng mới. Hàng năm, dân làng Xuân Đỗ và Vũ Thạch vẫn cùng nhau tổ chức lễ cúng tế vào các ngày sinh và ngày hóa của Thánh Khỏa Ba Sơn. Đình Vũ Thạch là nơi tổ chức “Tuần lễ vàng” trong những ngày đầu cách mạng, là điểm tổ chức bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên và chính Hồ Chủ tịch đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại đây. Đình Vũ Thạch có cấu trúc mặt bằng như bao ngôi đình thuộc đồng bằng Bắc bộ với cấu trúc gồm nghi môn dạng tứ trụ, đại đình có mặt bằng hình chữ Đinh (chuôi vồ). Đền Vũ Thạch có mặt bằng gồm 3 lớp, lớp nhà thứ nhất là Tiền đường, lớp thứ hai là Trung đường và lớp thứ ba là Thượng điện (thượng điện có mặt bằng hình chữ Đinh). Đền Vũ Thạch có mặt bằng gồm 3 lớp, lớp nhà thứ nhất là Tiền đường, lớp thứ hai là Trung đường và lớp thứ ba là Thượng điện (thượng điện có mặt bằng hình chữ Đinh). Đình, đền Vũ Thạch đã may mắn thoát khỏi sự phá huỷ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp phá bỏ phố cũ và cho xây nhiều công sở và phố Tây. Cụm di tích đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần qua các năm: Tự Đức thứ 35 (1882), Thành Thái thứ 3 (1891) và Khải Định thứ 9 (1924). Đền Vũ Thạch sát liền với bên trái đình, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, một vị tiên Thánh trong thần thoại được coi là một “Tứ bất tử” và được thờ theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Đình, đền, chùa là những di tích mang đặc trưng của các hình thái tôn giáo khác nhau trong cộng đồng cư dân làng xã xưa nay còn giữ lại được. Với vị trí cận kề quần thể di tích xung quanh hồ Hoàn Kiếm, cụm di tích có ý nghĩa lịch sử - văn hóa nổi trội và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986. Duy Phạm <span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"> <span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"> <span style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:Calibri;mso-fareast-theme-font:minor-latin;mso-ansi-language: EN-US;mso-fareast-language:EN-US;mso-bidi-language:AR-SA"> Nguồn: Tiền Phong Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Sau hơn 12 tháng triển khai, dự án tu bổ, tôn tạo, di tích đình - đền Vũ Thạch (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã hoàn thành theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Di tích đình - đền Vũ Thạch có diện tích khuôn viên khoảng 780m2 tọa lạc tại 13 phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm nằm trong Cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia đình - đền - chùa Vũ Thạch. Theo văn bia, những đồ thờ, hiện vật còn lại trong di tích, đình, đền Vũ Thạch có niên đại thời Nguyễn. Đình là nơi thờ Thánh Khỏa Ba Sơn, một vị tướng của Hai Bà Trưng. Đền Vũ Thạch sát liền với bên trái đình, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, một vị tiên Thánh trong thần thoại được coi là một “Tứ bất tử” và được thờ theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Do lịch sử để lại có nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực di tích và cùng với sự tác động của thiên nhiên, di tích đình - đền Vũ Thạch dần dần đã bị xuống cấp. Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình - đền Vũ Thạch. Sau hơn 12 tháng các đơn vị tích cực triển khai dự án; đến nay, công tác tu bổ, tôn tạo di tích đình - đền Vũ Thạch đã hoàn thành đúng tiến độ theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân. Đồng thời, trở thành điểm tham quan, giới thiệu với du khách khi đến thăm Thủ đô Hà Nội. Diện mạo mới của di tích đình - đền Vũ Thạch sau khi được tu bổ, tôn tạo. Vũ Thạch là tên làng cũ cùng với các làng Phúc Lâm, Phục Cổ, Hội Mỹ… thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi thành Kim Liên), huyện Thọ Xương. Theo văn bia, những đồ thờ, hiện vật còn lại trong di tích, đình, đền Vũ Thạch có niên đại thời Nguyễn. Chạm khắc tinh tế trên cánh cửa đình - đền Vũ Thạch. Các hạng mục chính được tu bổ, tôn tạo: Đại đình, Đền, Nghi môn, cổng đền, nhà Hội đồng, Ban thờ ngoài trời, nhà Thủ từ, Am thời, am hóa sớ, cổng phủ, sân vườn, tường rào… Đình là nơi thờ Thánh Khỏa Ba Sơn, một vị tướng của Hai Bà Trưng. Hiện ở đình còn lưu giữ các đạo sắc phong thời Nguyễn ghi rõ ông đã từng được Hai Bà Trưng cử đóng đồn ở ấp Hoa Động (Gia Lâm, Hà Nội) tiến đánh Tô Định giành được thắng lợi lớn. Hai Bà Trưng lên ngôi, ông được tiếp tục trấn giữ khu vực này. Sau khi ông “hóa”, triều đình liền sai sứ thần đem sắc phong đến cho dân làng Hoa Động thờ cúng và các triều sau đều phong mỹ tự, hiện còn được thờ tại đình Xuân Đỗ hạ.Như vậy, đình Vũ Thạch là nơi thờ tưởng niệm vị thần thành hoàng làng mà dân Xuân Đỗ khi lập trại đã dựng đình ở nơi làng mới. Hàng năm, dân làng Xuân Đỗ và Vũ Thạch vẫn cùng nhau tổ chức lễ cúng tế vào các ngày sinh và ngày hóa của Thánh Khỏa Ba Sơn. Đình Vũ Thạch là nơi tổ chức “Tuần lễ vàng” trong những ngày đầu cách mạng, là điểm tổ chức bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên và chính Hồ Chủ tịch đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại đây. Đình Vũ Thạch có cấu trúc mặt bằng như bao ngôi đình thuộc đồng bằng Bắc bộ với cấu trúc gồm nghi môn dạng tứ trụ, đại đình có mặt bằng hình chữ Đinh (chuôi vồ). Đền Vũ Thạch có mặt bằng gồm 3 lớp, lớp nhà thứ nhất là Tiền đường, lớp thứ hai là Trung đường và lớp thứ ba là Thượng điện (thượng điện có mặt bằng hình chữ Đinh). Đền Vũ Thạch có mặt bằng gồm 3 lớp, lớp nhà thứ nhất là Tiền đường, lớp thứ hai là Trung đường và lớp thứ ba là Thượng điện (thượng điện có mặt bằng hình chữ Đinh). Đình, đền Vũ Thạch đã may mắn thoát khỏi sự phá huỷ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp phá bỏ phố cũ và cho xây nhiều công sở và phố Tây. Cụm di tích đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần qua các năm: Tự Đức thứ 35 (1882), Thành Thái thứ 3 (1891) và Khải Định thứ 9 (1924). Đền Vũ Thạch sát liền với bên trái đình, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, một vị tiên Thánh trong thần thoại được coi là một “Tứ bất tử” và được thờ theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Đình, đền, chùa là những di tích mang đặc trưng của các hình thái tôn giáo khác nhau trong cộng đồng cư dân làng xã xưa nay còn giữ lại được. Với vị trí cận kề quần thể di tích xung quanh hồ Hoàn Kiếm, cụm di tích có ý nghĩa lịch sử - văn hóa nổi trội và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986.Duy Phạm Nguồn: Tiền Phong Trở về đầu trang Đình đền Vũ Thạch thờ phụng Khỏa Ba Sơn danh tướng Nhị vua Hai Bà Trưng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10