Khi cuộc chiến chống quân xâm lược Đông Hán rơi vào thế nguy cấp, nữ danh tướng Lê Chân quyết định chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn (thôn Lạt Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng Hà Nam) để làm căn cứ phòng thủ chặn quân thù, để một bộ phận nghĩa quân do nàng Tía, lão tướng Đô Dương chỉ huy tiếp tục rút về Cửu Chân (Thanh Hóa) theo tuyến đường thượng đạo từ Ba Vì.
Khi cuộc chiến chống quân xâm lược Đông Hán rơi vào thế nguy
cấp, nữ danh tướng Lê Chân quyết định chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn (thôn
Lạt Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng Hà Nam) để làm căn cứ phòng thủ chặn quân
thù, để một bộ phận nghĩa quân do nàng Tía, lão tướng Đô Dương chỉ huy tiếp tục
rút về Cửu Chân (Thanh Hóa) theo tuyến đường thượng đạo từ Ba Vì.
Căn cứ địa Lạt Sơn
Sông Đáy – Một chi lưu bên hữu ngạn sông Hồng, bắt nguồn ở
xã Vân Nam (Huyện Phúc Thọ - Hà Nội) chảy
qua vùng đồng bằng vào đất Hà Nam, đi qua những dãy núi cả hai bên bờ thôn Vĩnh
Sơn (xã Tân Sơn - Kim Bảng). Sông tiếp tục uốn khúc qua hai xã Khả Phong, Thi
Sơn với những dẫy núi, ngọn núi mồ côi nằm bên hữu ngạn dòng sống, đến địa phận
xã Liên Sơn, Thanh Sơn, những ngọn núi kết thành dãy trùng điệp, cây rừng rậm rạp.
Từ địa phận thôn Đồng Sơn hiện nay (xã Liên Sơn) cũng bên hữu
ngạn sông Đáy, sông Ngân nhận nước sông mẹ, chảy ngoằn ngoèo ven dãy núi qua
các thôn Bút Sơn, Lạt Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng), Tân Lâm, Nam Sơn (thị trấn Kiện
Khê) rồi đổ nước vào sông Đáy ở địa phận thôn Đò (xã Thanh Thủy) huyện Thanh
Liêm.
Nữ tướng Lê Chân chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn để làm
căn cứ phòng thủ chặn quân Đông Hán, để một bộ phận nghĩa quân của nàng Tía,
lão tướng Đô Dương tiếp tục rút về Cửu Chân (Thanh Hóa) vì tuyến đường thượng đạo
từ Ba Vì cũng qua đây. Căn cứ Lạt Sơn – Kim Bảng Hà Nam lưng tựa vào dãy núi
hình cánh cung ở phía Tây chạy từ Bắc xuống Nam; trước mặt, phía Đông là sông
Đáy, sông Ngân như hai hào nước.
Địa hình căn cứ tiến có thể tấn công, lui có thể phòng thủ,
đầu cuối hô ứng lẫn nhau. Trận địa phòng thủ được xây dựng ở các thung lũng trước
núi, nơi các hang động và các đồi đất lẫn đá kéo dài khoảng 7 km từ Bắc xuống
Nam. Các tên thung, núi đồi và ký ức dân gian, đã trải qua gần 2.000 năm vẫn
giúp thế hệ ngày nay hình dung được những nét cơ bản về căn cứ và những trận
huyết chiến anh dũng của Thánh Chân Công chú.
Đầu căn cứ ở phía Bắc, đặt tiền đồn ở thung Mộc Bài, nơi đây
bố trí đội quân tiên phong chặn mũi tiến công đầu tiên của quân thù... phía sau
Mộc Bài là đồi Dốc voi Trượt nơi bố trí đội tượng binh(1). Tiếp xuống phía Nam,
lần lượt là thung Hóc Bạc là kho lương, hậu cần; thung Bể, thung Dâu nơi đóng đại
quân. Hang Diêm trên sườn núi phía Nam thung Bể là nơi đặt tổng hành dinh.
Phía Tây thung Dâu là núi Thượi cao khoảng 225 m đặt vọng
gác, quan sát được toàn bộ căn cứ. Gần núi Thượi có đồi Điểm quân, có lẽ là địa
điểm tập trung điểm binh. Sau thung Dâu là hai thung Đội Nhất, Đội Nhì nơi trú
đóng của hai binh đội. Đồi Ông Tượng, điểm cuối căn cứ cách không xa sông Ngân
về phía Tây.
Địa hình đền thờ Thánh Mẫu Lê Chân, căn cứ địa Lạp Sơn trước đây
Cách vị trí đền Thánh Chân hiện nay khoảng 3 km là thung Trống,
nhân dân địa phương giải thích là nơi có lầu trống dùng để cầm canh và hiệu lệnh
chiến đấu. Một số địa danh trong khu căn cứ như đồi Dớn, non Tiên, thung Thùng
Chạ, đặc biệt hồ Trứng rộng mấy chục mẫu vẫn chưa rõ ý nghĩa trong tuyến phòng
thủ.
Cùng với xây dựng căn cứ địa phòng ngự vững chắc, nữ tướng
Lê Chân gấp rút chiêu mộ thêm chiến binh, chủ yếu là người Lạt Sơn và các vùng
lân cận, lập thành nhiều cơ đội. Đạo quân của Đô Dương đã bổ sung nhiều binh
sĩ, đại đa số là người họ Dương cho căn cứ Lạt Sơn.
Căn cứ còn chưa vững chắc, Hán tướng Mã Viện đổ quân đến vây
hãm, tiến hành nhiều cuộc tấn công ác liệt. Chưởng quản binh quyền, danh tướng
Lê Chân tổ chức đánh trả cả trong các thung và trên sông Ngân. Những trận huyết
chiến ác liệt diễn ra, nghĩa binh Mê Linh kiên cường chiến đấu, diệt vô số quan
binh nhà hán.
Không đủ lực lượng đánh lui quân thù, hơn nữa lão tướng Đô
Dương, nàng Tía đã rút lui an toàn, Chưởng quản Binh quyền, nữ tướng Lê Chân
cho toàn binh bí mật rút khỏi căn cứ để mưu kháng chiến lâu dài, bản thân và số
ít tướng lĩnh, một bộ phận cảm tử quân chốt lại tử thủ. Quân giặc tập trung
binh lực lớn, đột phá tiền đồn Mộc Bài, tràn vào thung Hiên, thung Bể, dồn
nghĩa quân về Đồng Gơ.
Trận huyết chiến ác liệt cuối cùng diễn ra ở Đồng Loạn, Thánh
Chân Công chúa cùng mấy tướng tâm phúc rút lên núi Giát Dâu. Từ đỉnh núi cao,
sườn dốc đứng, nữ tướng Lê Chân gieo mình tự vẫn để khỏi phải sa vào tay giặc,
(núi này cách đền Nữ tướng Lê Chân hiện nay khoảng 3 km về phía Tây). Đó là buổi
chiều ngày 13 tháng 7 năm Quí Mão (43). Những tướng tâm phúc còn lại an táng Công
chúa Lê Chân tại một hang động bí mật trong căn cứ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng in đậm dấu son trong sử sách,
trong ký ức nhân dân qua nhiều thế hệ. Các nữ tướng, nam thần của cuộc khởi
nghĩa hiện đều được dựng đền thờ, nhân dân đời đời khói hương tưởng kính. Thánh
Chân công chúa, Chưởng quản binh quyền Nữ tướng Lê Chân được nhiều địa phương
thờ phụng.
Hiện ghi nhận được các điểm thờ phụng Thánh Chân là: Đền An
Biên (xã Thủy An, Đông Triều, Quảng Ninh) quê hương nữ tướng; đền Nghè (An Biên
cổ miếu), đình An Biên (phường An Biên), đình Vẻn ngoài (phường Trại Cau) quận
Lê Chân, thành phố Hải Phòng là nơi Bà khai hoang, lập nên trang ấp, xây dựng lực
lượng và chặn đánh cuộc xâm lược của Hán tướng Mã Viện; đình Hoàng Mai (phường
Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nơi bà lập sới vật để rèn luyện quân sĩ.
Đặc biệt tại căn cứ Lạt Sơn xưa, từ bao đời nay nhân dân địa
phương, khách thập phương xa gần tụ về chiêm bái, đông nhất vào kỳ lễ hội Thánh Mẫu Lê Chân, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng dành trọn cuộc đời mình vì
nghĩa lớn.
Cũng nơi đây trên vách đá thung Bể còn lưu lại ba tấm bia
niên đại năm 1671, 1672 triều vua Lê Gia Tông thời Hậu Lê, ghi nhận việc xây
chùa Thánh Chân, khởi nguồn là Tiên động Thánh Chân, một bia có khắc hình con hổ,
gợi liên tưởng đến sự dũng mãnh như mãnh hổ của Nữ tướng Lê Chân, người đời sau
với sự tôn kính thờ phụng Công chúa Lê Chân là Thánh Mẫu.
Không chỉ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam mà trên địa
bàn cả nước đều đều có sự tưởng niêm, tôn vinh Thánh Mẫu Lê Chân, tấm gương
chói lọi vì nước, vì dân cho muôn đời mai sau.
Đền Thờ Thánh Chân tại Lạt Sơn - Kim Bảng Hà Nam
Mang mối thù nhà, nợ nước, nghe lời truyền hịch cứu nước của
Nhị vua Trưng Nữ Vương, danh tướng Lê Chân đã cùng nghĩa quân gia nhập Đại binh
của Nhị vua Hai Bà Trưng dấy binh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Cuộc kháng chiến chống
kẻ thù xâm lược, cứu nước oai hùng của những nữ tướng đầu Công nguyên, mở đầu
cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.
Những thần tích anh hùng, tinh thần bất khuất khiến tinh thần
và anh linh của Nhị vua Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng, chiến thần luôn được
nhân dân ngàn đời hương khói phụng thờ. Nữ tướng Lê Chân - Chưởng quản binh quyền,
Danh tướng miền biển là tấm gương nghìn năm vì nước vì dân, vì sự tồn vong của
quốc gia dân tộc.
Đền thờ Nữ tướng Lê Chân tại thôn Hồng Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng)
Núi Giát Dâu là ngọn núi cao nhất vùng Lạt Sơn, nơi đây ngày
13 tháng 7 năm 43, nữ tướng đã tuẫn tiết gieo mình từ trên đỉnh núi xuống thung
lũng. Nhân dân trong vùng tưởng nhớ lập bàn thờ dưới chân núi, xây dựng chùa và
đền thờ bà, nơi này vẫn còn dấu tích trong rừng Lạt Sơn.
Theo ông Dương Hồng Ngàn, Trưởng Ban quản lý di tích đền Lê
Chân, đền thờ bà trước đây được xây dựng trên đồi Ông Tượng. Một hôm chiếc nón
thờ trong đền tự nhiên bay về đậu xuống mảnh đất là đền hiện nay nên nhân dân
bèn chuyển đền về dựng tại đây.
Nơi đền dựng là đầu làng và cũng là cửa rừng Lạt Sơn. Người
dân Lạt Sơn xưa vào rừng lấy củi, làm nương rẫy đi qua đền đều dâng hương thành
kính, nghiêm trang. Ngoài tuần tiết mồng một, hôm rằm hằng tháng đèn hương, dân
làng Lạt Sơn còn có lệ tế Thánh đầu xuân vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại đền gọi
là lễ Khai Sơn – mở cửa rừng, cầu mong dân làng vào rừng làm ăn được may mắn.
Đền Lê Chân hiện nay nằm trên Đường Lê Chân, thôn Hồng Sơn,
mặt chính điện quay hướng Nam. Trước cửa đền ngày trước là sông Ngân – chi lưu
của sông Đáy, phía sau đền gối vào đồi Ông Tượng.
Trò chuyện với nhiều người dân vùng Lạt Sơn họ đều nhớ đến
các kỳ lễ hội ở đền, trong đó lễ hội lớn nhất là vào ngày 13 tháng 7 hằng năm,
ngày hóa của nữ tướng. Sông Ngân bắt nguồn từ địa phận thôn Đồng Sơn, xã Liên
Sơn, chạy men theo dãy núi qua các thôn Bút Sơn, Lạt Sơn của xã Thanh Sơn (Kim
Bảng), qua thị trấn Kiện Khê rồi lại đổ nước vào sông Đáy ở địa phận thôn Đò xã
Thanh Thủy (Thanh Liêm). Tháng 7, mùa nước lên muốn sang hội đền, người dân phải
men theo chân núi, men theo mép sông đội lễ sang dự.
Năm nào nước cao người dân đi ven triền núi, nước thấp lội
sát bờ để đến đền. Đi lại hiểm trở nhưng hội đền bao giờ cũng đông du khách trẩy
hội.
Nhân dân từ các tỉnh xung quanh cũng đổ về tế lễ, hầu bóng,
tham dự các trò chơi. Các trò hội ở đền thường có đua thuyền câu giữa các giáp
trong làng, leo cầu phao, đánh cờ, chọi gà.
Nhớ nhất với ông Dương Hồng Ngàn cũng như dân thôn Lạt Sơn
là từ khi con đê sông Ngân được xây dựng, người dân không còn đi bộ mà đi thuyền
tham dự lễ hội. Khách đi hội lên thuyền từ sông Đáy, vào sông Ngân hoặc lên
thuyền từ bến sông đầu làng vào hội đền.
Ông Ngàn cho biết năm mười tuổi ông đã biết theo bố chèo
thuyền chở khách đi hội. Hội đền trước bắt đầu từ ngày mùng 1 đến hết ngày 13/7
âm lịch hằng năm, những ngày đó trên bến dưới thuyền, đông vui tấp nập. Ngày 13
là ngày chính hội, vào sáng sớm dân làng và du khách về tập trung tại đền làm lễ
rước kiệu vào đình làng.
Đoàn rước theo đường thủy vì thế số lượng thuyền khá nhiều với
đủ loại thuyền lớn nhỏ, có thuyền đinh, thuyền câu, thuyền nan, thuyền thúng…
Đi đầu đoàn rước là thuyền chở đội chiêng trống, phường bát âm, tiếp sau là đội
cờ thần, bát biểu, chấp kích và hai thuyền đinh lớn chở kiệu rước.
Thuyền chở kiệu rước bát hương và lễ vật đi trước, thuyền chở
kiệu rước long ngai và tượng nữ tướng bằng đồng đi sau. Hai bên kiệu đều có
thuyền nan chở người dâng tàn, lọng che kiệu. Sau hai thuyền rước kiệu là thuyền
chở đội tế, thuyền chở đại diện các chức sắc trong làng và du khách thập
phương.
Đến bến sông đầu làng, đoàn rước dừng lại, lên bờ sắp xếp đội
hình vào đình tế thành hoàng làng. Tế xong thụ lộc tại đình, đến đầu giờ chiều,
dân làng lại tổ chức rước hồi từ đình về đền, làm lễ an vị, lễ tạ đóng cửa đình
kết thúc lễ hội.
Người dân đi lễ hội đền Thánh Mẫu Lê Chân đông bởi sự ngưỡng
vọng công ơn của bà, trong lòng dân thôn Lạt Sơn và nhân dân quanh vùng bà còn
là “Quốc Mẫu nữ Chúa” là mẹ tinh thần nơi núi thiêng, rừng sâu, thung rộng che
chở, bảo vệ, ban phúc cho mọi người.
Những thâu đêm suốt sáng hát văn hầu đồng trong những ngày hội
lễ đã chứng tỏ không khí linh thiêng của ngôi đền. Những trò hội đặc trưng càng
làm nức lòng người dân trẩy hội.
Đền Lê Chân hiện nay được xây dựng lại trên nền ngôi đền cũ,
sông Ngân trước cửa đền đã bị lấp, phía trước là Đường Lê Chân dẫn vào các nhà
máy, khu công nghiệp. Tổng thể kiến trúc khu đền gồm: Đền chính, phủ bóng, động
Sơn trang, nhà khách và các công trình phụ trợ tạo thành một quần thể khép kín
với diện tích trên 4.000m2.
Trên sân, trước cửa đền tượng nữ tướng đứng oai nghiêm, tuốt
kiếm hướng mặt về căn cứ địa xưa. Bức tượng được dựng trước khi xây lại đền
(năm 2006) và được phỏng tác theo mẫu tượng nữ tướng ở đền Thủy An (Quảng
Ninh), nơi sinh thành của Thánh Mẫu. Đền thờ Nữ tướng Lê Chân mãi mãi là địa chỉ
tâm linh của người dân thôn Lạt Sơn và nhân dân trong vùng.
Nhiều năm nay, đền Thánh Mẫu Lê Chân ở Hà Nam liên kết với đền
thờ Nữ tướng ở Quảng Ninh và Hải Phòng, những ngày lễ hội, các đoàn đại biểu,
các đội tế đều đến giao lưu và thực hành các nghi thức tế lễ thờ bà.
Khoảng 5 năm nay, người dân thôn Hồng Sơn còn thành lập được
Đội trống nữ với 35 chị em tham gia. Đội trống nữ thôn Hồng Sơn với những bài
múa gợi lại không khí chiến trận xưa đã làm cho lễ hội đền thờ nữ tướng càng
thêm sôi động và hứng khởi.
Khu đền thờ Nữ tướng Lê Chân ở Thanh Sơn gắn liền với lịch sử
dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông đi trước. Chính quyền và người dân
nơi đây luôn tôn thờ và vinh danh công đức, đồng thời tuyên truyền, giáo dục
truyền thống văn hóa lịch sử cho thế hệ trẻ; bảo vệ cảnh quan và giữ gìn, phát
huy giá trị di tích để đền thờ Thánh Mẫu, Chưởng quản Binh quyền Lê Chân Công
chúa mãi mãi là địa chỉ du lịch tâm linh đầy tôn kính và ngưỡng vọng của Hà
Nam.
Các hoạt động văn hóa
trong ngày lễ hội đền Thánh Chân Công Chúa
Ths Nguyễn Thy Ngà Tổng hợp