Chùa Bối Linh nơi chiêu hiền tụ nghĩa của nhị vua Hai Bà Trưng Chùa Bối Linh nơi chiêu hiền tụ nghĩa của nhị vua Hai Bà Trưng PTĐT - Chùa Bối Linh (còn gọi là chùa Lâu Thượng) tọa lạc tại xóm Đồi, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Đây không chỉ là một thiết chế tôn giáo là ngôi chùa thờ Phật mà nó còn liên quan tới một sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam vào những năm đầu công nguyên. Đó là nơi nhị vua Hai bà Trưng bước đầu tập hợp lực lượng cho cuộc khởi nghĩa sau này. Theo bản “Lâu Thượng thần tích ngọc phả cổ truyền” được lưu tại đình Ngoại- Lâu Thượng do Hàn lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính (1525- 1605) phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì chùa Bối Linh là nơi bước đầu Hai bà Trưng tập hợp lực lượng, chiêu hiền đãi sĩ chuẩn bị tinh binh cho cuộc khởi nghĩa sau này. Chính tại ngôi chùa này, nũ chủ Trưng Trắc đã thảo tờ hịch rồi trao cho em là Trưng Nhị đi chiêu hiền tụ nghĩa. Bãi Dầu trên sông Lô là nơi hội quân; bến Vò xóm Sải là nơi làm lễ tế cờ và khao quân trước khi kéo quân về làm lễ hội thề sông Hát trước khi đưa đại binh đi đánh dẹp giặc cướp nước Tô Định. Tượng Hai Bà Trưng ở Chùa Bối Linh, Lâu Thượng, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Chùa là nơi tụ nghĩa và tập hợp lực lượng của Nhị vua Hai Bà Trưng Bản Thần tích trên còn chép: “Lúc ấy có hai người cháu gái đời thứ 24 thuộc chi trưởng nhà Hùng. Chị có tên húy là Trắc, tên chữ là Đoan, hiệu là Ả Nương công chúa. Em có tên húy là Trong, tên chữ là Nhị, hiệu là Bình Khôi công chúa. Hai chị em đều có nhan sắc tuyệt trần, tài năng đều hơn người. Tuy phận là nữ nhưng tài trai anh hùng hào kiệt khắp cả vùng khó ai địch nổi. Cả hai chị em đều tinh thông võ lược, văn võ song toàn, người người đều khâm phục; khen ngợi là: “nữ trung hào kiệt”. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Chùa Bối Linh (chùa Lâu Thượng) vốn đã cổ kính mà còn có giá trị lịch sử gần 2000 năm trên đất Lâu Thượng, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Ảnh Ninh Giang Tam Bảo, nơi thờ phật trong chùa Bối Linh. Ảnh Anh Tuấn Sau khi Thi Sách là chồng của nữ chủ Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định sát hại, hai bà lẩn tránh rồi đi tị ẩn, trước vào ở đất Hoan châu (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay), sau quay về thành cũ Phong Châu và đến ở tại chùa Bối Linh. Tại đây nhị chúa Bà cảm hoài công đức của Tổ tông ngày trước đã xây dựng cung cấm cho các hoàng tôn chi trưởng nhà Hùng ngay cạnh khu vực chùa tại hai thôn Nội - Ngoại làng Lâu Thượng, trong đó có hoàng tôn chi trưởng đã sinh hạ ra Nhị chúa Bà. Ngày 15 tháng 5 năm đó, nhị chúa bà đã vào chùa làm lễ nương nhờ nơi cửa Phật và ở đó tu hành suốt 5 năm. Trong 5 năm ấy tuy miệng đọc chân kinh cứu khổ, nhưng lòng luôn nghĩ đến tài chí anh hùng, vời hiền kén sĩ, chăm nuôi người già, giúp đỡ kẻ khó; thân gửi cửa chùa, chí nơi lầu rồng, gác phượng, mong muốn sớm dẹp tan giặc xâm lăng, giải phóng đất nước, cứu nguy dân tộc, giữ lại nghiệp xưa họ Hùng. Tại đây nhờ lòng nung nấu tinh thần dân tộc, yêu nước thương nòi, nữ chủ Trưng Trắc đã viết bài hịch cứu nước với lời lẽ hùng hồn, đanh thép: “Nay Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ, tham tài, hiếu sắc, hiếp vợ giết chồng, thần dân đều cùng căm giận, trời đất không thể dung tha. Ta nay vâng mệnh trời, thuận lòng người, dấy nghĩa diệt loài vô đạo họ Tô, hào khí ngất trời, đuổi lũ ngoại xâm giặc Hán, dựng cờ tự chủ ở nước Nam, trống khua quật cường vang bốn cõi. Hịch văn đến đâu, không kể thổ hào, trẻ già, trai gái đều nên tự khởi nghĩa binh hay tự chiếm lấy châu, quận, phủ, huyện, hạt của mình, cắt đứt viện trợ quân lương của giặc, sau sẽ chọn quân tinh nhuệ đến hội tại Hát Môn, tiêu diệt giặc Hán. Hịch này truyền ra, cả nước cùng rõ”*. Sau khi viết xong nữ chủ Mê Linh Trưng Trắc giao cho em là Trưng Nhị truyền hịch và chiêu mộ binh sĩ tại khắp các vùng miền trong cả nước và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo hào kiệt bốn phương. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nhị chúa Hai Bà Trưng đã chiêu mộ được hơn 60 ngàn binh sĩ và tổ chức hội quân tại bãi Dầu (bãi nổi trên dòng Lô giang) thuộc địa phận làng Lâu Thượng. Nữ chủ Trưng Trắc vào làm lễ dâng hương tại đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (miếu Vật, xóm Đồi); làm lễ tế cờ và mở tiệc khao quân tại bến Vò (xóm Sải, Lâu Thượng), sau đó làm lễ xuất quân tại chùa Bối Linh để kéo về hội thề cửa sông Hát (nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (năm Công nguyên thứ 40) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Sách sử Việt Nam chép rằng: “...Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược, tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt…”. Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Chùa Bối Linh trên đất Lâu Thượng vốn đã cổ kính lại càng có giá trị hơn về mặt lịch sử khi gần 2000 năm trước Hai Bà Trưng đã chọn làm nơi tế cờ, chiêu hiền tụ nghĩa, tập hợp lực lượng ban đầu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa năm 40 sau Công nguyên. *Theo sách “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, năm 2001 - Trang 141”. Phạm Bá Khiêm Ths Nguyễn Thy Ngà đăng PTĐT - Chùa Bối Linh (còn gọi là chùa Lâu Thượng) tọa lạc tại xóm Đồi, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Đây không chỉ là một thiết chế tôn giáo là ngôi chùa thờ Phật mà nó còn liên quan tới một sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam vào những năm đầu công nguyên. Đó là nơi nhị vua Hai bà Trưng bước đầu tập hợp lực lượng cho cuộc khởi nghĩa sau này. Theo bản “Lâu Thượng thần tích ngọc phả cổ truyền” được lưu tại đình Ngoại- Lâu Thượng do Hàn lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính (1525- 1605) phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì chùa Bối Linh là nơi bước đầu Hai bà Trưng tập hợp lực lượng, chiêu hiền đãi sĩ chuẩn bị tinh binh cho cuộc khởi nghĩa sau này. Chính tại ngôi chùa này, nũ chủ Trưng Trắc đã thảo tờ hịch rồi trao cho em là Trưng Nhị đi chiêu hiền tụ nghĩa. Bãi Dầu trên sông Lô là nơi hội quân; bến Vò xóm Sải là nơi làm lễ tế cờ và khao quân trước khi kéo quân về làm lễ hội thề sông Hát trước khi đưa đại binh đi đánh dẹp giặc cướp nước Tô Định. Tượng Hai Bà Trưng ở Chùa Bối Linh, Lâu Thượng, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Chùa là nơi tụ nghĩa và tập hợp lực lượng của Nhị vua Hai Bà TrưngBản Thần tích trên còn chép: “Lúc ấy có hai người cháu gái đời thứ 24 thuộc chi trưởng nhà Hùng. Chị có tên húy là Trắc, tên chữ là Đoan, hiệu là Ả Nương công chúa. Em có tên húy là Trong, tên chữ là Nhị, hiệu là Bình Khôi công chúa. Hai chị em đều có nhan sắc tuyệt trần, tài năng đều hơn người. Tuy phận là nữ nhưng tài trai anh hùng hào kiệt khắp cả vùng khó ai địch nổi. Cả hai chị em đều tinh thông võ lược, văn võ song toàn, người người đều khâm phục; khen ngợi là: “nữ trung hào kiệt”. Chùa Bối Linh (chùa Lâu Thượng) vốn đã cổ kính mà còn có giá trị lịch sử gần 2000 năm trên đất Lâu Thượng, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Ảnh Ninh Giang Tam Bảo, nơi thờ phật trong chùa Bối Linh. Ảnh Anh Tuấn Sau khi Thi Sách là chồng của nữ chủ Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định sát hại, hai bà lẩn tránh rồi đi tị ẩn, trước vào ở đất Hoan châu (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay), sau quay về thành cũ Phong Châu và đến ở tại chùa Bối Linh. Tại đây nhị chúa Bà cảm hoài công đức của Tổ tông ngày trước đã xây dựng cung cấm cho các hoàng tôn chi trưởng nhà Hùng ngay cạnh khu vực chùa tại hai thôn Nội - Ngoại làng Lâu Thượng, trong đó có hoàng tôn chi trưởng đã sinh hạ ra Nhị chúa Bà. Ngày 15 tháng 5 năm đó, nhị chúa bà đã vào chùa làm lễ nương nhờ nơi cửa Phật và ở đó tu hành suốt 5 năm. Trong 5 năm ấy tuy miệng đọc chân kinh cứu khổ, nhưng lòng luôn nghĩ đến tài chí anh hùng, vời hiền kén sĩ, chăm nuôi người già, giúp đỡ kẻ khó; thân gửi cửa chùa, chí nơi lầu rồng, gác phượng, mong muốn sớm dẹp tan giặc xâm lăng, giải phóng đất nước, cứu nguy dân tộc, giữ lại nghiệp xưa họ Hùng. Tại đây nhờ lòng nung nấu tinh thần dân tộc, yêu nước thương nòi, nữ chủ Trưng Trắc đã viết bài hịch cứu nước với lời lẽ hùng hồn, đanh thép: “Nay Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ, tham tài, hiếu sắc, hiếp vợ giết chồng, thần dân đều cùng căm giận, trời đất không thể dung tha. Ta nay vâng mệnh trời, thuận lòng người, dấy nghĩa diệt loài vô đạo họ Tô, hào khí ngất trời, đuổi lũ ngoại xâm giặc Hán, dựng cờ tự chủ ở nước Nam, trống khua quật cường vang bốn cõi. Hịch văn đến đâu, không kể thổ hào, trẻ già, trai gái đều nên tự khởi nghĩa binh hay tự chiếm lấy châu, quận, phủ, huyện, hạt của mình, cắt đứt viện trợ quân lương của giặc, sau sẽ chọn quân tinh nhuệ đến hội tại Hát Môn, tiêu diệt giặc Hán. Hịch này truyền ra, cả nước cùng rõ”*. Sau khi viết xong nữ chủ Mê Linh Trưng Trắc giao cho em là Trưng Nhị truyền hịch và chiêu mộ binh sĩ tại khắp các vùng miền trong cả nước và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo hào kiệt bốn phương. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nhị chúa Hai Bà Trưng đã chiêu mộ được hơn 60 ngàn binh sĩ và tổ chức hội quân tại bãi Dầu (bãi nổi trên dòng Lô giang) thuộc địa phận làng Lâu Thượng. Nữ chủ Trưng Trắc vào làm lễ dâng hương tại đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (miếu Vật, xóm Đồi); làm lễ tế cờ và mở tiệc khao quân tại bến Vò (xóm Sải, Lâu Thượng), sau đó làm lễ xuất quân tại chùa Bối Linh để kéo về hội thề cửa sông Hát (nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội). Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (năm Công nguyên thứ 40) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Sách sử Việt Nam chép rằng: “...Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược, tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt…”. Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Chùa Bối Linh trên đất Lâu Thượng vốn đã cổ kính lại càng có giá trị hơn về mặt lịch sử khi gần 2000 năm trước Hai Bà Trưng đã chọn làm nơi tế cờ, chiêu hiền tụ nghĩa, tập hợp lực lượng ban đầu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa năm 40 sau Công nguyên. *Theo sách “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, năm 2001 - Trang 141”. Phạm Bá Khiêm Ths Nguyễn Thy Ngà đăng Trở về đầu trang Nhị vua Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa Phú Thọ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10