Chùa cổ Yên Phú, nơi danh tướng Phương Dung triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng tu hành Chùa cổ Yên Phú, nơi danh tướng Phương Dung triều đại Nhị vua Hai Bà Trưng tu hành Chùa Yên Phú xưa có tên gọi là Thanh Vân Cổ tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự Bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú, trang Yên Phú, huyện Thanh Đàm, phủ Thượng Phúc. Tọa lạc tại xã Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chùa Yên Phú xưa có tên gọi là Thanh Vân Cổ tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn quen gọi theo tên làng là chùa Yên Phú. Theo một số tài liệu ghi chép, trong chùa có 23 bản sắc phong qua các đời vua và cuốn Thần phả do Đông các Đại học sĩ Hàn lâm Lễ viện soạn thảo niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất (năm 1572). Chùa Yên Phú, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội Thần tích chùa Yên Phú kể rằng: Vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, ở làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng,đạo Sơn Nam Hạ, có cặp vợ chồng Trương Công Điều và Phùng Thị Huệ đã sinh mấy người con trai, sau sinh thêm được người con gái đặt tên là Phương Dung. Nàng có sắc đẹp “chim sa, cá lặn”, khó ai sánh bằng. Năm 16 tuổi, Phương Dung nguyện không lấy chồng, một lòng mộ Phật. Trong một lần cùng ba mẹ mình tới châu Thường Tín - Thăng Long (nay là Thanh Trì - Hà Nội), khi qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, duyên lành bay toả, cô đã quyết định ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân cổ tự (Điều này cho thấy, ngôi chùa Yên Phú đã được xây dựng từ trước đó và thuộc nhóm chùa cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú (Thanh Vân Tự), trang Yên Phú, huyện Thanh Đàm, phủ Thượng Phúc. Một hôm, vào giữa giờ Mùi, bà ra sông Kim Ngưu tắm, ngước trông lên thấy một đám mây lành sà xuống quấn lấy thân thể. Đêm đó, bà nằm mộng thấy một vị tướng quân mặc áo gấm, đeo ngọc châu, thân thể kỳ dị từ dưới nước đi lên, tự xưng là quan Thủy thần nói với bà rằng: “Làng này đức dày, trời đã soi tỏ, lệnh cho hai vị Thủy thần giáng sinh, xuất thế, đầu thai vào làm con nên chớ lo lắng gì cả”. Ngày hôm sau, khi đi qua ngôi miếu, bà thấy có hai quả trứng rất to, bèn mang về chùa. Bỗng nhiên, có hai tiếng nổ to như sấm dậy, hai trứng nở ra hai chàng trai đầu người, mình rắn, da có vảy giáp, tướng mạo lạt hường, vóc người to lớn. Bà biết đây là Thủy thần xuất thế. Đó là ngày 22 tháng 4 năm Quý Tỵ. Biết sự việc kỳ lạ, dân làng Yên Phú cùng kéo nhau đến chùa. Hai vị nói với mọi người rằng, một người tên là TrungVũ, một người tên là Đài Liệu. Nay, họ phụng mệnh Thiên đình giáng sinh giúp nước. Trung Vũ và Đài Liệu được bà Phương Dung nuôi dưỡng. Họ học giỏi văn chương, tinh thông võ lược. Một năm nọ, trời làm đại hạn, cây cối đều chết khô. Hai ông truyền dân làng lập đàn kêu cầu, được một lát, mưa to khắp cả một vùng, ruộng đồng đầy nước, cây cỏ hồi sinh. Năm đó, được mùa bội thu. Có năm, đê lớn vỡ, lũ tràn về, dân làng lo sợ cầu cứu, hai ông biến thành hai con đê ngăn lũ. Dân hộ đê không biết nên vô tình cuốc đứt đuôi một chàng, nên có tên là “chàng Cụt”. Truyền thuyết “chàng Cụt”, “chàng Dài” được lưu truyền từ đấy. Theo nguồn sử liệu và dấu tích còn lại tại địa phương, cũng trong thời gian ấy, thái thú Tô Định thi hành chính sách tàn khốc bóc lột người dân nước ta. Hai chị em Chúa Mê Linh Trưng Trắc, Trưng Nhị dù là nữ nhưng đã đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch tứ phương, kêu gọi mọi người đứng lên một lòng đánh giặc. Năm 41 đầu Công nguyên, bà Phương Dung cùng hai người con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu đã chiêu mộ hàng ngàn binh lính lên đường, nguyện đứng dưới cờ nghĩa của Nhị vua Hai Bà Trưng giết giặc trả nợ nước. Hai Bà Trưng bèn phong cho hai ông là Tả Tướng quân và Hữu Tướng quân, chia quân đi đánh Tô Định. Giặc tan, Trưng Nữ Vương lên ngôi vua, ban cho mẹ con bà Phương Dung được hưởng lợi tức ở ấp Thanh Trì. Nhà vua còn ban ba trăm mẫu ruộng, miễn phu phen tạp dịch cho dân làng Yên Phú. Bà được sắc phong làm Công chúa. Thắng giặc, hai vị thần về nơi sinh dựng lại miếu đền và khi đó cảm hứng đọc một bài thơ: Tự cổ đế vương ức triệu dân Quy thần tất tự điến tinh thần Thử truyền vị biện Chân tương Ảo Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân. Dịch nghĩa: Từ cổ đế vương muôn triệu dân, Theo thần tất phải giữ tinh thần. Sự truyền không dễ phân Chân, Ảo Nhớ lại Sơn triều Phật chính Chân. Đồng thời, khi bà qua đời, để ghi nhớ công đánh đuổi giặc ngoại xâm, nhà vua và nhân dân Yên Phú tôn bà làm Thành hoàng làng cùng với 2 người con nuôi cũng cho nhân dân sửa sang chùa để sau này thờ phụng bà Phương Dung. Do là sư tổ của chùa, công chúa Phương Dung còn được thờ ngay tại chùa Yên Phú và được dựng điện, tôn thờ làm Mẫu. Dân làng cũng xây dựng một khu lăng mộ cho bà ở cách vị trí chùa hiện tại 300m. Sau này, cả hai người con của bà cũng được thờ tại chùa Yên Phú. Thần tích làng Yên Phú, trang có bài thơ thần Thần Trung Vũ Thần Đài Liệu Đình Yên Phú Cùng với thời gian, các triều vua phong kiến Việt Nam cũng đã ghi nhận công đức này qua 23 bản sắc phong, bản cổ nhất thuộc niên hiệu Phúc Thái năm thứ 5 (1647) và gần đây nhất là thuộc niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Năm Thiên Phúc, đời Lê Đại Hành, thấy ba vị có công lớn với đất nước bèn phong tặng bà Phương Dung là Hoàng Thái Hậu Tuệ Tĩnh Phu Nhân, hai vị Trung Vũ và Đài Liệu là Bản Cảnh Thành Hoàng Linh Phù Chi Thần. Đồng thời, nhà vua cũng phong mỹ tự cho Thánh Mẫu Phương Dung là Trinh Thục Chí Đức Đoan Trang Cẩn Tiết Hoàng Thái Hậu; phong cho Trung Vũ và Đài Liệu là Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Vũ Uy Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển HữuTrợ Thuận Linh Ứng Đại Vương. Từ các thời Tiền Lê, Lý, Trần trở về sau, các thần thường thần thông biến hóa, hiển hữu anh linh giúp dân giúp nước,nên thường xuyên được ban sắc phong. Ngày sinh của các thần là ngày 22 tháng 4; ngày hóa là ngày 7 tháng 11 - cũng là lễ hội làng Yên Phú hằng năm. Vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, vua Quang Trung đã chọn Yên Phú làm điểm tập kết của nghĩa quân Tây Sơn để đánh đồn Ngọc Hồi góp phầnlàm nên chiến thắng Đống Đa, giải phóng thành Thăng Long. Cùng với giá trị thời gian, điều đặc biệt của chùa Yên Phú là do ni sư Phương Dung trụ trì. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ Việt đã xuất gia ngay khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam (những năm đầu Công nguyên). Không những vậy, việc dân làng Yên Phú tôn thờ bà Phương Dung, cùng hai người con nuôi của bà là Trung Vũ và Đài Liệu làm Thành hoàng ngay tại chùa đã cho thấy sự dung hội giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Thành hoàng (thờ tại đình làng), một điểm đặc sắc riêng của ngôi chùa Yên Phú mà chúng ta khó có thể thấy ở những nơi khác. Điều này càng được thể hiện rõ khi hội chùa Yên Phú cũng chính là hội làng hàng năm (vào mùng 5,6,7/11 âm lịch). Bên cạnh những giá trị lịch sử, tư tưởng, chùa Yên Phú còn là địa chỉ đã góp nhiều công lao lớn cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ đất nước, năm 1954, chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1988, Bộ Văn hóa cũng công nhận, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện trong chùa còn lưu giữ khá nhiều những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa khảo cổ. Đó là Thần phả ghi chép sự tích của Phương Dung công chúa, tướng quân Trung Vũ,Đài Liệu do Hàn lâm đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1572, gồm 23 đạo từ thời vua Lê Trung Hưng cho tới nhà Nguyễn, ngoài ra còn có tượng pháp, chuông đồng,hoành phi câu đối, các đồ thờ tự có giá trị tín ngưỡng rất lớn. Do phong hóa của thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi chùa đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Thể theo nguyện vọng của các tăng ni, phật tử Thủ đô và cả nước, năm 2008, chùa Yên Phú được khởi công xây mới và khánh thành ngày 20 tháng 11 năm 2011. Chùa có khuôn viên rộng 4.152m2, là một công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, tạo điểm nhấn cho cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nguồn: Họ Trương Việt Nam Chùa Yên Phú xưa có tên gọi là Thanh Vân Cổ tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự Bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú, trang Yên Phú, huyện Thanh Đàm, phủ Thượng Phúc. Tọa lạc tại xã Liên Ninh, Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chùa Yên Phú xưa có tên gọi là Thanh Vân Cổ tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn quen gọi theo tên làng là chùa Yên Phú. Theo một số tài liệu ghi chép, trong chùa có 23 bản sắc phong qua các đời vua và cuốn Thần phả do Đông các Đại học sĩ Hàn lâm Lễ viện soạn thảo niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất (năm 1572). Chùa Yên Phú, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội Thần tích chùa Yên Phú kể rằng: Vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, ở làng Lưu Xá, huyện Thượng Hiền, phủ Nghĩa Hưng,đạo Sơn Nam Hạ, có cặp vợ chồng Trương Công Điều và Phùng Thị Huệ đã sinh mấy người con trai, sau sinh thêm được người con gái đặt tên là Phương Dung. Nàng có sắc đẹp “chim sa, cá lặn”, khó ai sánh bằng. Năm 16 tuổi, Phương Dung nguyện không lấy chồng, một lòng mộ Phật. Trong một lần cùng ba mẹ mình tới châu Thường Tín - Thăng Long (nay là Thanh Trì - Hà Nội), khi qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, duyên lành bay toả, cô đã quyết định ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân cổ tự (Điều này cho thấy, ngôi chùa Yên Phú đã được xây dựng từ trước đó và thuộc nhóm chùa cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú (Thanh Vân Tự), trang Yên Phú, huyện Thanh Đàm, phủ Thượng Phúc. Một hôm, vào giữa giờ Mùi, bà ra sông Kim Ngưu tắm, ngước trông lên thấy một đám mây lành sà xuống quấn lấy thân thể. Đêm đó, bà nằm mộng thấy một vị tướng quân mặc áo gấm, đeo ngọc châu, thân thể kỳ dị từ dưới nước đi lên, tự xưng là quan Thủy thần nói với bà rằng: “Làng này đức dày, trời đã soi tỏ, lệnh cho hai vị Thủy thần giáng sinh, xuất thế, đầu thai vào làm con nên chớ lo lắng gì cả”. Ngày hôm sau, khi đi qua ngôi miếu, bà thấy có hai quả trứng rất to, bèn mang về chùa. Bỗng nhiên, có hai tiếng nổ to như sấm dậy, hai trứng nở ra hai chàng trai đầu người, mình rắn, da có vảy giáp, tướng mạo lạt hường, vóc người to lớn. Bà biết đây là Thủy thần xuất thế. Đó là ngày 22 tháng 4 năm Quý Tỵ. Biết sự việc kỳ lạ, dân làng Yên Phú cùng kéo nhau đến chùa. Hai vị nói với mọi người rằng, một người tên là TrungVũ, một người tên là Đài Liệu. Nay, họ phụng mệnh Thiên đình giáng sinh giúp nước. Trung Vũ và Đài Liệu được bà Phương Dung nuôi dưỡng. Họ học giỏi văn chương, tinh thông võ lược. Một năm nọ, trời làm đại hạn, cây cối đều chết khô. Hai ông truyền dân làng lập đàn kêu cầu, được một lát, mưa to khắp cả một vùng, ruộng đồng đầy nước, cây cỏ hồi sinh. Năm đó, được mùa bội thu. Có năm, đê lớn vỡ, lũ tràn về, dân làng lo sợ cầu cứu, hai ông biến thành hai con đê ngăn lũ. Dân hộ đê không biết nên vô tình cuốc đứt đuôi một chàng, nên có tên là “chàng Cụt”. Truyền thuyết “chàng Cụt”, “chàng Dài” được lưu truyền từ đấy. Theo nguồn sử liệu và dấu tích còn lại tại địa phương, cũng trong thời gian ấy, thái thú Tô Định thi hành chính sách tàn khốc bóc lột người dân nước ta. Hai chị em Chúa Mê Linh Trưng Trắc, Trưng Nhị dù là nữ nhưng đã đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch tứ phương, kêu gọi mọi người đứng lên một lòng đánh giặc. Năm 41 đầu Công nguyên, bà Phương Dung cùng hai người con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu đã chiêu mộ hàng ngàn binh lính lên đường, nguyện đứng dưới cờ nghĩa của Nhị vua Hai Bà Trưng giết giặc trả nợ nước. Hai Bà Trưng bèn phong cho hai ông là Tả Tướng quân và Hữu Tướng quân, chia quân đi đánh Tô Định. Giặc tan, Trưng Nữ Vương lên ngôi vua, ban cho mẹ con bà Phương Dung được hưởng lợi tức ở ấp Thanh Trì. Nhà vua còn ban ba trăm mẫu ruộng, miễn phu phen tạp dịch cho dân làng Yên Phú. Bà được sắc phong làm Công chúa. Thắng giặc, hai vị thần về nơi sinh dựng lại miếu đền và khi đó cảm hứng đọc một bài thơ: Tự cổ đế vương ức triệu dân Quy thần tất tự điến tinh thần Thử truyền vị biện Chân tương Ảo Hồi tưởng Sơn danh Phật tức Chân. Dịch nghĩa: Từ cổ đế vương muôn triệu dân, Theo thần tất phải giữ tinh thần. Sự truyền không dễ phân Chân, Ảo Nhớ lại Sơn triều Phật chính Chân. Đồng thời, khi bà qua đời, để ghi nhớ công đánh đuổi giặc ngoại xâm, nhà vua và nhân dân Yên Phú tôn bà làm Thành hoàng làng cùng với 2 người con nuôi cũng cho nhân dân sửa sang chùa để sau này thờ phụng bà Phương Dung. Do là sư tổ của chùa, công chúa Phương Dung còn được thờ ngay tại chùa Yên Phú và được dựng điện, tôn thờ làm Mẫu. Dân làng cũng xây dựng một khu lăng mộ cho bà ở cách vị trí chùa hiện tại 300m. Sau này, cả hai người con của bà cũng được thờ tại chùa Yên Phú. Thần tích làng Yên Phú, trang có bài thơ thần Thần Trung Vũ Thần Đài Liệu Đình Yên Phú Cùng với thời gian, các triều vua phong kiến Việt Nam cũng đã ghi nhận công đức này qua 23 bản sắc phong, bản cổ nhất thuộc niên hiệu Phúc Thái năm thứ 5 (1647) và gần đây nhất là thuộc niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Năm Thiên Phúc, đời Lê Đại Hành, thấy ba vị có công lớn với đất nước bèn phong tặng bà Phương Dung là Hoàng Thái Hậu Tuệ Tĩnh Phu Nhân, hai vị Trung Vũ và Đài Liệu là Bản Cảnh Thành Hoàng Linh Phù Chi Thần. Đồng thời, nhà vua cũng phong mỹ tự cho Thánh Mẫu Phương Dung là Trinh Thục Chí Đức Đoan Trang Cẩn Tiết Hoàng Thái Hậu; phong cho Trung Vũ và Đài Liệu là Hộ Quốc Khang Dân Phù Vận Dương Vũ Uy Dực Thánh Bảo Cảnh Hiển HữuTrợ Thuận Linh Ứng Đại Vương. Từ các thời Tiền Lê, Lý, Trần trở về sau, các thần thường thần thông biến hóa, hiển hữu anh linh giúp dân giúp nước,nên thường xuyên được ban sắc phong. Ngày sinh của các thần là ngày 22 tháng 4; ngày hóa là ngày 7 tháng 11 - cũng là lễ hội làng Yên Phú hằng năm. Vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, vua Quang Trung đã chọn Yên Phú làm điểm tập kết của nghĩa quân Tây Sơn để đánh đồn Ngọc Hồi góp phầnlàm nên chiến thắng Đống Đa, giải phóng thành Thăng Long. Cùng với giá trị thời gian, điều đặc biệt của chùa Yên Phú là do ni sư Phương Dung trụ trì. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ Việt đã xuất gia ngay khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam (những năm đầu Công nguyên). Không những vậy, việc dân làng Yên Phú tôn thờ bà Phương Dung, cùng hai người con nuôi của bà là Trung Vũ và Đài Liệu làm Thành hoàng ngay tại chùa đã cho thấy sự dung hội giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Thành hoàng (thờ tại đình làng), một điểm đặc sắc riêng của ngôi chùa Yên Phú mà chúng ta khó có thể thấy ở những nơi khác. Điều này càng được thể hiện rõ khi hội chùa Yên Phú cũng chính là hội làng hàng năm (vào mùng 5,6,7/11 âm lịch). Bên cạnh những giá trị lịch sử, tư tưởng, chùa Yên Phú còn là địa chỉ đã góp nhiều công lao lớn cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ đất nước, năm 1954, chùa Yên Phú đã được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1988, Bộ Văn hóa cũng công nhận, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện trong chùa còn lưu giữ khá nhiều những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa khảo cổ. Đó là Thần phả ghi chép sự tích của Phương Dung công chúa, tướng quân Trung Vũ,Đài Liệu do Hàn lâm đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1572, gồm 23 đạo từ thời vua Lê Trung Hưng cho tới nhà Nguyễn, ngoài ra còn có tượng pháp, chuông đồng,hoành phi câu đối, các đồ thờ tự có giá trị tín ngưỡng rất lớn. Do phong hóa của thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi chùa đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Thể theo nguyện vọng của các tăng ni, phật tử Thủ đô và cả nước, năm 2008, chùa Yên Phú được khởi công xây mới và khánh thành ngày 20 tháng 11 năm 2011. Chùa có khuôn viên rộng 4.152m2, là một công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, tạo điểm nhấn cho cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội.Nguồn: Họ Trương Việt Nam Trở về đầu trang Chùa Yên Phú Liên Ninh Thanh Trì Hà Nội thờ phụng nữ tướng Phương Dung sư tổ 2.5 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10