Chùa Đẩu Long thờ Phật và cũng là toà đền thờ các vị anh hùng dân tộc và các vị nhân thần, những linh khí của núi sông núi Tràng An nước Việt hùng vĩ
Chùa Đẩu Long (Đẩu Long tự), toạ lạc tại phố Đẩu Long, phường
Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Chùa nằm ở phía bắc xã Phúc Am xưa, nơi có sao
Đẩu ứng chiếu, địa thế đất của chùa lại có hình rồng, vì thế, nhân dân kết hợp
hai chữ “Đẩu” (sao Đẩu) và “Long” (rồng) để đặt tên chùa.
Chùa Đẩu Long là ngôi chùa cổ, có lịch sử hình thành từ thời
Đinh - Lê thế kỷ X. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Mặc
dù là kiến trúc chùa nhưng nơi đây cũng đồng thời là đền, thờ phụng 9 vị thần các
làng xung quanh. Chùa Đẩu Long tọa lạc ở trung tâm thành phố Ninh Bình.
Chùa Đẩu Long hiện nay thuộc phố Đẩu Long, phường Tân Thành,
thành phố Ninh Bình. Chùa nằm trong địa bàn thành phố, trong khu đất thuộc di
tích hiện nay vào loại rộng so với nhiều di tích khác ở trong tỉnh Ninh Bình
(khoảng hơn 3ha).
Khu đất rộng, bằng phẳng, có cảnh quan đẹp. Chùa đã được xếp
hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia theo quyết định ngày 25/4/1994 của Bộ
Văn hoá thông tin.
Trong tên chữ của Chùa Đẩu Long, chữ Đẩu có nghĩa là sao Đẩu,
vì chùa nằm ở phía Bắc xã Phúc Am thời xưa, phía có sao Đẩu chiếu, chữ Long có
nghĩa là Rồng, là nơi Vua đã từng đến.
Tại di tích hiện còn một vế câu đối chạm đá: "Thiên Đẩu
Ngưu Quang Lâm Phạm Vũ" dịch: Sao Đẩu sao Ngưu chiếu sáng chùa vì vậy kết
hợp chữ Đẩu và Long mà gọi là chùa Đẩu Long. Nhân dân thành phố Ninh Bình thường
gọi tắt là Chùa Đẩu.
Sự tích có liên quan đến vua Lê Hoàn, năm 981 khi đánh Tống
thắng trận, khải hoàn trở về ông cho khao quân và ăn mừng trên đất Phúc Thành
nà. Do đó Đẩu Long là một ngôi chùa có di tích được hình thành từ khá lâu đời,
về niên đại đến nay đã trên 1000 năm lịch sử.
Tương truyền rằng, ở trên địa bàn giáp danh giữa kinh thành
Hoa Lư và đất Phúc Thành có nhiều ngôi chùa đều lấy tên là "Long" đó
là: chùa Đẩu Long, chùa Bát Long, chùa Hưng Long đều thuộc thành phố Ninh Bình,
chùa Bàn Long ở huyện Hoa Lư, và một ngôi chùa nữa có tên là chùa Phúc Long tự.
Các ngôi chùa này đều chỉ cho rồng hoặc một phần của rồng, đó là những ngôi
chùa do vua Lê Hoàn xây dựng, hoặc đã được khởi dựng từ thời gian đó.
Các vị nhân thần được thờ phụng
Chùa Đẩu Long ngoài thờ phật còn thờ 9 vị nhân thần trong nhiều
giai đoạn lịch sử. Các vị thần này đều được thờ ở các di tích khác ở các làng
xung quanh chùa nên được rước về thờ sở ở ngôi chùa hữu chung. Chùa Đẩu Long thờ
Phật đã nghiễm nhiên trở thành một toà đền thờ các vị anh hùng dân tộc và các vị
nhiên thần, những linh khí của núi sông núi Tràng An nước Việt hùng vĩ.
Thần Quý Minh: Một trong Tam thánh Tản Viên, được thờ phụng như vị thần trấn nam Hoa Lư tứ
trấn.
Thái tế Nguyễn Bặc: đệ nhất công thần, một trong “tứ trụ” của
triều đình nhà Đinh. Ông đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống
nhất giang sơn, được phong là Định quốc công, được thờ ở đền Hiềm.
Hoàng đế Lê Đại Hành (941 -
1004): vị hoàng đế có nhiều công lao to lớn trong kháng chiến chống Tống (981),
bình Chiêm (982) giành thắng lợi và củng cố kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
Đức Thánh Trần: Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Đức Thánh Trần được vinh danh trong lịch sử Việt Nam nhờ công thống lĩnh quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn bao gồm tước hiệu được sắc phong. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (1252 - 1313): Ông là
con thứ tư của Trần Hưng Đạo, là vị tướng tài ba, lập nhiều công lớn trong cuộc
kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288), được phong
chức Tiết độ sứ. Sau khi ông mất được truy tặng chức Thái úy. Theo các nguồn tư
liệu văn hóa dân gian, Trần Quốc Tảng là nhân vật lịch sử in đậm dấu ấn với di
tích và nhân dân trong vùng. Ông đã có công mở mang cảnh chùa, từng tu hành và
mất tại đây.
Trương Hán Siêu (? - 1354), người làng Phúc Thành (nay là phường Tân Thành,
thành phố Ninh Bình). Ông tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu, từng làm môn khách của
Trần Hưng Đạo, làm quan từ triều Trần Anh Tông đến Trần Dụ Tông; từng giữ các
chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung kiêm lược
sứ Lạng Giang, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự; khi mất được truy tặng
chức Thái bảo rồi đến Thái phó. Ông là danh nhân văn hóa lỗi lạc thời nhà Trần,
là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng “Bạch Đằng giang phú” và “Dục Thúy sơn
Linh Tế tháp ký”.Trần Hưng Đạo
Thánh Mẫu, theo bài văn tế còn
lưu truyền tại chùa, đây là Nguyên Từ Quốc mẫu, thân sinh của danh tướng Hưng
Nhượng vương Trần Quốc Tảng. được thờ ở chân núi Kỳ Lân
Phổ Hộ đại vương gia phong Đoan Túc trung đẳng Thần.
Uy Huệ vương gia phong Đoan Túc tôn thần; Hoặc là đức Khâm
Minh Duệ Vũ hoàng đế.
Theo nguồn tư liệu bi ký hiện đang lưu giữ tại chùa và các
truyền thuyết có liên quan, chùa Đẩu Long là chốn danh lam thắng tích từ xưa;
Trải qua các triều Hậu Lê, Nguyễn, chùa đã được tu tạo nhiều lần vào các năm
1795, 1847, 1864, 1899, 1928.
Chùa Đẩu Long được xây dựng theo trục trung tâm quay về hướng
Tây, là một công trình đồ sộ và bề thế. Hệ thống kiến trúc của chùa bao gồm nhiều
lớp: Tam quan, nhà bia, thượng điện, nhà thánh, nhà thờ tổ, nhà thờ Mẫu.
Nhà bia
Tam quan chùa được xây theo kiểu hai tầng, tám mái, tầng
trên treo chuông, tầng dưới là ba cửa vòm, có hai cột đồng trụ. Phía nam của bể
là nhà bia (4 gian nhỏ) dựng bằng các cột đá vuông, mái hai tầng, bên trong đặt
6 bia đá ghi lịch sử và công đức những người tiến cúng tu sửa chùa. Tiếp đến,
tòa tam bảo và thượng điện là chùa chính. Về cơ bản, vì chùa mới được xây dựng
lại nên các cột đều làm bằng bê tông giả gỗ, vì, kèo, cánh cửa bằng gỗ lim.
Phía sau thượng điện là nhà thờ tổ, gồm 5 gian, 3 gian giữa thờ tượng Tổ, hai
bên là phòng khách. Phủ cũng ở phía sau thượng điện, nằm ở phía bắc, kiến trúc
theo kiểu chữ “đinh”, quy mô nhỏ, là nơi thờ tam vị Thánh Mẫu.
Chùa Đẩu Long hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý, tiêu
biểu là 06 văn bia thời Nguyễn, tảng đá mài gươm. Tương truyền, đó là tảng đá
Trần Quốc Tảng và quân sỹ của ông đã từng sử dụng để mài gươm thời kỳ kháng chiến
chống Nguyên Mông (thế kỷ XIII). Ngoài ra, chùa còn nhiều di vật khác như nhang
án, bát hương, mâm bồng đá, cây đèn gỗ…
Chùa Đẩu Long đã được
Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di
tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.