Chùa Na và đền Thượng Thôn Bách Tính xã Nam Hồng, thờ phụng tứ vị Đại vương và thờ Phật Chùa Na và đền Thượng Thôn Bách Tính xã Nam Hồng, thờ phụng tứ vị Đại vương và thờ Phật Chùa Na và Đền Thượng Thôn Bách Tính xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định thờ Phật và bốn vị Đại vương: Cao Sơn đại vương, Linh Lang đại vương, Lục Khê đại vương và An Thần đại vương. Cao Sơn đại vương là danh tướng thời vua Hùng thứ 18. Ông tên thật là Nguyễn Sùng, quê ở động Lãng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa. Bố là Nguyễn Cao Hành, mẹ là Hà Thị Lan. Ông bà ăn ở hiền lành nhưng muộn về đường con cái. Một hôm, ông Nguyễn Cao Hành cùng người em ruột lên núi Tản Viên, được tiên ông giúp đỡ. Một thời gian sau vợ chồng người anh sinh con trai đặt tên là Nguyễn Tuấn, vợ chồng ông Cao Hành sinh đôi hai con trai đặt tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiển. Ba anh em đều sinh ra trong một ngày, vóc dáng khỏe mạnh, thông minh. Năm 11 tuổi cả ba anh em đều mồ côi cha mẹ, họ đến làm con nuôi Cao Sơn thần nữ ở núi Tản Viên, ba anh em đều thông minh, học giỏi, văn võ song toàn danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Cao Sơn đại vương Khi quân Thục đem 10 vạn quân, chia thành 5 đạo kéo sang xâm lược nước ta, các ông được triều đình cử đi đánh giặc. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, ba ông đã chia quân chặn đánh địch làm chúng bị thất bại nặng nề. Do có nhiều công lao ba ông đều được khen thưởng, trải qua các triều đại phong kiến các ông đều được sắc phong, ông Nguyễn Tuấn được sắc phong là Tản Viên Sơn Thánh, ông Nguyễn Sùng được phong là Cao Sơn đại vương, ông Nguyễn Hiển được phong là Qúy Minh đại vương.. Để ghi nhớ công lao của các anh hùng chống giặc ngoại xâm, nhân dân thôn Bách tính đã lập đền thờ phụng. Sắc phong cho Cao Sơn Thượng đẳng thần, Linh Lang Thượng đẳng thần , Bản thổ chi thần, Lục Khê Trung tĩnh chi thần. Ngày 1 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887) Theo bản thần tích Linh Lang đại vương được lưu giữ tại đền Voi Phục, quận Ba Đình, Hà Nội thì ngài là một hoàng tử con vua Lý Thánh Tông và bà phi người làng Bồng Lai. Thần tích kể rằng: Có lần phi đến hồ Dâm Đàm tắm gội, bỗng thấy rồng thần nổi trên hồ, vờn quanh mình rồi bay lên không trung. Toàn thân thơm phức, nàng bàng hoàng trở về nhà, năm sáu ngày sau được gọi vào cung. từ đó có thai, mười bốn tháng sau, nhằm giờ Thân, ngày 13 tháng 12 năm Giáp Thìn niên hiệu Gia Khánh 6 (1064) sinh ra một bé trai có diện mạo khôi ngô lạ thường, sau lưng có 28 nốt hồng như hình vẩy cá, trước ngực có 7 nốt ruồi như ngọc. Nhà vua lấy làm lạ đặt tên là Hoàng tử Lang, mở yến tiệc ăn mừng. Phi xin mang con về Trại Chợ nuôi nấng, mới được 1 tháng 7 ngày có giặc Vĩnh Trinh sang xâm lược, thế giặc rất mạnh, nhà vua lo lắng, đến cung Thái Hoà bỗng nghe có tiếng tụng rằng: “Nước có người tài, giặc kia có gì phải lo”. Vua hạ chiếu chiêu mộ người tài, sứ giả đến Trại Chợ, Hoàng tử xin mẹ gọi sứ lại, nói với sứ: “Nhà ngươi kíp về tâu vua xin cho ta một cờ hồng cán dài 10 trượng và một con voi, ta xin ra trận, người chớ lo lắng". Nhà vua mừng rỡ, ban cấp ngay những thứ theo yêu cầu, lại cho thêm mấy vạn binh theo sau. Hoàng tử bật dậy hô gọi voi một tiếng, voi lập tức quỳ xuống trước mặt, chàng cầm cờ nhảy lên lưng voi, voi phi như bay đến địa đầu phủ Phú Lương, cờ vừa phất lên giặc tự tan vỡ. Ca khúc khải hoàn, Hoàng tử trở về Trại Chợ. Vua Thánh Tông thấy Hoàng tử có công lớn, ngỏ ý muốn nhường ngôi, chàng khước từ, xin trở về Trại Chợ. Được khoảng 7 tháng, Hoàng tử mắc bệnh đậu, dùng đủ thuốc vẫn không hiệu nghiệm. Nhà vua đến thăm, chàng tâu: “ Thăng giáng có kỳ, không phải việc của con người. Nếu vua cha thương xót xin cho được cắm là cờ hồng ở trước cửa Đại Hưng, sau khi con mất, lá cờ bay lên không trung, phàm tất cả những nơi nhìn thấy cờ đều lập đền thờ mà hương khói, như thế đủ lắm rồi”. Vua chuẩn y, cho dựng màn trướng rồi xa giá trở về. Lát sau, Hoàng tử biến thành con Giao long trắng dài hơn 10 trượng, trườn xuống hồ Dâm Đàm biến mất. Cũng lúc ấy, cờ hồng bay trên không trung qua 269 nơi tôi lại quay trở về Ngọ môn. Vua Thánh Tông càng lấy làm lạ, phong Hoàng tử là Linh Lang đại vương, cho xây đền thờ ở Trại Chợ, cho trại này giữ lệ cúng tế Vương. Theo ngoại truyện, thần Linh Lang thời Lý có tiền thân là con trai thứ 5 của Kinh Dương Vương (Linh Lang đại vương thời Hùng Vương), có hậu thần là con trai của vua Trần Thánh Tông (Linh Lang đại vương thời Trần), là Ngọc xà trị thuỷ thời Lê. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Linh Lang đại vương. Thần Linh Lang đã bị bao phủ bởi một tấm màn huyền tích dày đặc. Những lần dở lại những trang sử, phải chăng Linh Lang đại vương là thần thánh hoá từ những nhân vật có thật? Thời Lý, có Hoàng tử Hoằng Chân theo Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt, quân giặc lui binh, quân ta đuổi theo. Tướng giặc Quách Quỳ đem quân ra ứng cứu, do tiến quá sâu vào trận địa của dịch nên quân ta bị phản công mạnh, đành phải rút lui. Tới sông, chiến thuyền bị bắn chìm, Hoàng tử cũng gặp nạn và chết ở đó. Ghi nhớ công lao của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, dân linh hoá thành thần Linh Lang, lập đền thờ phụng ở khắp nơi trong cả nước. Các vị thánh được thờ ở đền Thượng có thể là nhân thần, có thể là thiên thần, có ngài không còn thần tích, truyền thuyết, nhưng cả bốn vị: Cao Sơn đại vương, Linh Lang đại Vương, Lục Khê đại vương, An Thần đại vương đều là những vị thần có công giúp vua đánh giặc, giữ nước, bảo vệ, chở che nhân dân được ấm no, yên ổn.. Công lao ấy được thể hiện ở đôi câu đối nhấn vữa tại toà trung đường đền: Thử công thử đức lưu thiên cổ Vi tướng vi thần lịch vạn niên Tạm dịch: Công ấy đức ấy lưu muôn thuở, Làm tướng làm thần trải vạn năm. Kính tâm hợp biểu thần trung lục, Thánh tích nhưng lưu tứ thánh từ. Tạm dịch: Tấm lòng thành kính cùng được đề cao ở sách chép các vị thần trung thực, Dấu tích của thánh vẫn còn lưu giữ tại đền thờ bốn vị thánh thiêng. Dấu tích ấy không chỉ ở câu đối, đại tự, bài vị thờ mà còn thể hiện rõ nét ở các đạo sắc phong. Tại di tích đền Thượng còn lưu giữ được 13 đạo sắc thời Nguyễn phong cho bốn vị là Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần (Thần Thượng đẳng phò giúp nền chính trị thịnh trị). Lục Khê đại vương và An Thần đại vương còn được phong là Đương cảnh thành hoàng. Trông mong được các thần bảo vệ, giúp đỡ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh nên dân thôn Bách Tính, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực đã dựng ngôi đền Thượng để phụng thờ. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng An Thần đại vương Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Lục Khê đại vương. Đền Thượng và chùa Na nằm cạnh nhau, được xây dựng trên một khuôn viên rộng 2240m². Mặt bằng tổng thể kiến trúc từ ngoài vào trong bao gồm: Hồ nước ở phía trước, cổng, sân, vườn, công trình kiến trúc đền, chùa, phù mẫu, nhà tổ… tạo thành một tổng thể hài hoà. Toàn cảnh chùa Na, đền Thượng Công trình kiến trúc đền bao gồm ba toà: tiền đường, trung đường và hậu cung tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu “ Tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toà tiền đường có ba gian được xây dựng từ năm 2001. Trung đường có 3 gian xây song song với tiền đường. Trung đường có tường xây mái bằng, để thông 3 cửa hình cuốn vành mai. Toà hậu cung có 3 gian chạy dọc là nơi còn bảo lưu được giá trị về nghệ 1 thuật kiến trúc gỗ truyền thống của dân tộc. Hậu cung có tường xây bít đốc là kết cấu chịu lực cho đền. Ngoài ra còn có hai bộ vì gỗ lim với 4 cột cái và 4 cột quân đặt trên những chân tảng đá xanh làm kết cấu chịu lực chính cho đền. Các vì nóc và vì nách đều được làm theo kiểu “ chồng đấu” với những con rường xen kín vào nhau tạo thành một khối vững chắc. Các con rường, đầu đấu được tạo dáng bầu và soi chỉ hài hoà để đáp ứng tính thẩm mỹ cho kết cấu. Đỡ mái của hậu cung có thượng lương và 12 cây hoành hình chữ nhật, bên trên có rui, mè đều bằng gỗ. Bên trên các cấu kiện này là mái đền lợp ngói nam, trên có đại bờ kìm nóc. Tại gian trong của hậu cung, nhân dân xây bộ làm nơi đặt ngai và bài vị thờ các vị thần chủ của ngôi đền. Chùa Na có kiến trúc kiểu “ Tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toà bái đường có 5 gian, hồi xây bít đốc,hai mái phẳng lợp ngói nam, trên đắp đại bờ kìm nóc. Kết cấu gồm có 4 cột cái, 12 cột quân đặt trên những chân tảng đá xanh mặt tròn, cạnh vuông có chạm gờ chỉ. Sáu bộ vì được chia làm 3 kiểu: 2 bộ vì gian giữa làm theo kiểu “thượng đấu trụ, hạ kẻ bẩy”; 2 bộ vì gian bên làm theo kiểu " đấu trụ gắn mê” với 2 bức mê ở vì nóc chạm nổi chữ “phúc”, “thọ”, xung quanh có hoa lá bao phủ, 4 bức mê còn lại chạm đề tài “tứ quý”; 2 bộ vì hồi làm theo kiểu “kẻ bẩy”. Hai bộ vì ở gian giữa làm trốn cột cái để không gian tiền đường thêm phần rộng rãi. Hai bộ vì hồi cũng được làm trốn cột cái nhưng đây là giải pháp tiết kiệm hợp lý do có hồi xây bít đốc đã gánh phần lớn trọng lực của mái cho vì hồi. Toà tam bảo có hai gian dọc, giao mái với bái đường. Tam bảo cũng có hồi xây bít đốc, hai mái phẳng lợp ngói nam, trên đắp đại bờ kìm nóc. Tam bảo cũng có kết cấu khung gỗ lim theo kiểu dựng 4 hàng cột vói 3 bộ vì gồm 6 cột cái và 6 cột quân đặt trên những chân tảng đá vuông mặt tròn chạm gờ chỉ. Các bộ vì làm theo kiểu “thượng đấu trụ, hạ bẩy”, xen kẽ vào đó là những bức mê chạm nổi chữ “thọ”, mặt hổ phù... Trên thân đấu, trụ được chạm hoạ tiết lá lật khá sắc nét. Trên thượng lương của tam bảo có ghi chữ Hán, xác định toà này được xây dựng vào tháng 10 năm Ất Mùi (1835). Cứ 3 năm một lần, vào trung tuần tháng ba âm lịch những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nhân dân làng Bách Tính lại long trọng tổ chức lễ hội với các nghi lễ trang nghiêm và những trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, chọi gà... mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó. rước kiệu trong ngày chính hội là phần quan trọng nhất, được mọi người quan tâm hơn cả. Ở đây có tục rước giao hảo, tất cả các đền chùa trong làng đều rước chân nhang đến chùa Na và đền Thượng tham dự lễ tế chính của làng, sau đó lại rước về đền chùa mình. Đi đầu đám rước là đội múa lân, tiếp theo là người cầm cờ hội, sau cờ hội là hai hàng cờ ngũ sắc, đội múa rồng, tiếp đó là đến đội chiêng, trống, bát biểu, múa sanh tiền, đội bát âm, tiếp đến là kiệu của cá xóm với các chân kiệu đã được tuyển chon hết sức kỹ lưỡng, gồm các nam thanh, nữ tú khỏe mạnh, đầu vấn khăn đỏ, mặc quần áo vàng, thắt lưng xanh. Theo sau kiệu là các vị chức sắc, dân làng cùng đông đảo khách thập phương tham dự. Đoàn rước kéo dài khoảng trên 2km, với những âm thanh của tiếng chiêng, trống, tiếng kèn, tiếng hò reo hòa trong khung cảnh đa sắc màu của cờ xí, ô lọng, trang phục và làn sương mờ ảo của buổi sáng mùa xuân. Lễ rước kiệu, thực sự là bức tranh sống động huyền ảo, đa sắc màu do thiên nhiên và do chính người Bách Tính tạo ra, là dấu ấn khó quên đối với mỗi du khách đến tham gia lễ hội. Để rồi sau mỗi lễ hội, mỗi người lại mang cái không khí vui vẻ, yêu đời ấy vào công việc của mình, dựng xây quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật kiến trúc chùa Na và đền Thượng đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2009. Nguồn: Cổng thông tin huyện Nam Trực, Hà Nam Chùa Na và Đền Thượng Thôn Bách Tính xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định thờ Phật và bốn vị Đại vương: Cao Sơn đại vương, Linh Lang đại vương, Lục Khê đại vương và An Thần đại vương. Cao Sơn đại vương là danh tướng thời vua Hùng thứ 18. Ông tên thật là Nguyễn Sùng, quê ở động Lãng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa. Bố là Nguyễn Cao Hành, mẹ là Hà Thị Lan. Ông bà ăn ở hiền lành nhưng muộn về đường con cái. Một hôm, ông Nguyễn Cao Hành cùng người em ruột lên núi Tản Viên, được tiên ông giúp đỡ. Một thời gian sau vợ chồng người anh sinh con trai đặt tên là Nguyễn Tuấn, vợ chồng ông Cao Hành sinh đôi hai con trai đặt tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiển. Ba anh em đều sinh ra trong một ngày, vóc dáng khỏe mạnh, thông minh. Năm 11 tuổi cả ba anh em đều mồ côi cha mẹ, họ đến làm con nuôi Cao Sơn thần nữ ở núi Tản Viên, ba anh em đều thông minh, học giỏi, văn võ song toàn danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Cao Sơn đại vương Khi quân Thục đem 10 vạn quân, chia thành 5 đạo kéo sang xâm lược nước ta, các ông được triều đình cử đi đánh giặc. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, ba ông đã chia quân chặn đánh địch làm chúng bị thất bại nặng nề. Do có nhiều công lao ba ông đều được khen thưởng, trải qua các triều đại phong kiến các ông đều được sắc phong, ông Nguyễn Tuấn được sắc phong là Tản Viên Sơn Thánh, ông Nguyễn Sùng được phong là Cao Sơn đại vương, ông Nguyễn Hiển được phong là Qúy Minh đại vương.. Để ghi nhớ công lao của các anh hùng chống giặc ngoại xâm, nhân dân thôn Bách tính đã lập đền thờ phụng. Sắc phong cho Cao Sơn Thượng đẳng thần, Linh Lang Thượng đẳng thần , Bản thổ chi thần, Lục Khê Trung tĩnh chi thần. Ngày 1 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887) Theo bản thần tích Linh Lang đại vương được lưu giữ tại đền Voi Phục, quận Ba Đình, Hà Nội thì ngài là một hoàng tử con vua Lý Thánh Tông và bà phi người làng Bồng Lai. Thần tích kể rằng: Có lần phi đến hồ Dâm Đàm tắm gội, bỗng thấy rồng thần nổi trên hồ, vờn quanh mình rồi bay lên không trung. Toàn thân thơm phức, nàng bàng hoàng trở về nhà, năm sáu ngày sau được gọi vào cung. từ đó có thai, mười bốn tháng sau, nhằm giờ Thân, ngày 13 tháng 12 năm Giáp Thìn niên hiệu Gia Khánh 6 (1064) sinh ra một bé trai có diện mạo khôi ngô lạ thường, sau lưng có 28 nốt hồng như hình vẩy cá, trước ngực có 7 nốt ruồi như ngọc. Nhà vua lấy làm lạ đặt tên là Hoàng tử Lang, mở yến tiệc ăn mừng. Phi xin mang con về Trại Chợ nuôi nấng, mới được 1 tháng 7 ngày có giặc Vĩnh Trinh sang xâm lược, thế giặc rất mạnh, nhà vua lo lắng, đến cung Thái Hoà bỗng nghe có tiếng tụng rằng: “Nước có người tài, giặc kia có gì phải lo”. Vua hạ chiếu chiêu mộ người tài, sứ giả đến Trại Chợ, Hoàng tử xin mẹ gọi sứ lại, nói với sứ: “Nhà ngươi kíp về tâu vua xin cho ta một cờ hồng cán dài 10 trượng và một con voi, ta xin ra trận, người chớ lo lắng". Nhà vua mừng rỡ, ban cấp ngay những thứ theo yêu cầu, lại cho thêm mấy vạn binh theo sau. Hoàng tử bật dậy hô gọi voi một tiếng, voi lập tức quỳ xuống trước mặt, chàng cầm cờ nhảy lên lưng voi, voi phi như bay đến địa đầu phủ Phú Lương, cờ vừa phất lên giặc tự tan vỡ. Ca khúc khải hoàn, Hoàng tử trở về Trại Chợ. Vua Thánh Tông thấy Hoàng tử có công lớn, ngỏ ý muốn nhường ngôi, chàng khước từ, xin trở về Trại Chợ. Được khoảng 7 tháng, Hoàng tử mắc bệnh đậu, dùng đủ thuốc vẫn không hiệu nghiệm. Nhà vua đến thăm, chàng tâu: “ Thăng giáng có kỳ, không phải việc của con người. Nếu vua cha thương xót xin cho được cắm là cờ hồng ở trước cửa Đại Hưng, sau khi con mất, lá cờ bay lên không trung, phàm tất cả những nơi nhìn thấy cờ đều lập đền thờ mà hương khói, như thế đủ lắm rồi”. Vua chuẩn y, cho dựng màn trướng rồi xa giá trở về. Lát sau, Hoàng tử biến thành con Giao long trắng dài hơn 10 trượng, trườn xuống hồ Dâm Đàm biến mất. Cũng lúc ấy, cờ hồng bay trên không trung qua 269 nơi tôi lại quay trở về Ngọ môn. Vua Thánh Tông càng lấy làm lạ, phong Hoàng tử là Linh Lang đại vương, cho xây đền thờ ở Trại Chợ, cho trại này giữ lệ cúng tế Vương. Theo ngoại truyện, thần Linh Lang thời Lý có tiền thân là con trai thứ 5 của Kinh Dương Vương (Linh Lang đại vương thời Hùng Vương), có hậu thần là con trai của vua Trần Thánh Tông (Linh Lang đại vương thời Trần), là Ngọc xà trị thuỷ thời Lê. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Linh Lang đại vương. Thần Linh Lang đã bị bao phủ bởi một tấm màn huyền tích dày đặc. Những lần dở lại những trang sử, phải chăng Linh Lang đại vương là thần thánh hoá từ những nhân vật có thật? Thời Lý, có Hoàng tử Hoằng Chân theo Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt, quân giặc lui binh, quân ta đuổi theo. Tướng giặc Quách Quỳ đem quân ra ứng cứu, do tiến quá sâu vào trận địa của dịch nên quân ta bị phản công mạnh, đành phải rút lui. Tới sông, chiến thuyền bị bắn chìm, Hoàng tử cũng gặp nạn và chết ở đó. Ghi nhớ công lao của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, dân linh hoá thành thần Linh Lang, lập đền thờ phụng ở khắp nơi trong cả nước. Các vị thánh được thờ ở đền Thượng có thể là nhân thần, có thể là thiên thần, có ngài không còn thần tích, truyền thuyết, nhưng cả bốn vị: Cao Sơn đại vương, Linh Lang đại Vương, Lục Khê đại vương, An Thần đại vương đều là những vị thần có công giúp vua đánh giặc, giữ nước, bảo vệ, chở che nhân dân được ấm no, yên ổn.. Công lao ấy được thể hiện ở đôi câu đối nhấn vữa tại toà trung đường đền: Thử công thử đức lưu thiên cổ Vi tướng vi thần lịch vạn niên Tạm dịch: Công ấy đức ấy lưu muôn thuở, Làm tướng làm thần trải vạn năm. Kính tâm hợp biểu thần trung lục, Thánh tích nhưng lưu tứ thánh từ. Tạm dịch: Tấm lòng thành kính cùng được đề cao ở sách chép các vị thần trung thực, Dấu tích của thánh vẫn còn lưu giữ tại đền thờ bốn vị thánh thiêng. Dấu tích ấy không chỉ ở câu đối, đại tự, bài vị thờ mà còn thể hiện rõ nét ở các đạo sắc phong. Tại di tích đền Thượng còn lưu giữ được 13 đạo sắc thời Nguyễn phong cho bốn vị là Dực bảo trung hưng Thượng đẳng thần (Thần Thượng đẳng phò giúp nền chính trị thịnh trị). Lục Khê đại vương và An Thần đại vương còn được phong là Đương cảnh thành hoàng. Trông mong được các thần bảo vệ, giúp đỡ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh nên dân thôn Bách Tính, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực đã dựng ngôi đền Thượng để phụng thờ. Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng An Thần đại vương Ngai và bài vị thờ thần Thượng đẳng Lục Khê đại vương. Đền Thượng và chùa Na nằm cạnh nhau, được xây dựng trên một khuôn viên rộng 2240m². Mặt bằng tổng thể kiến trúc từ ngoài vào trong bao gồm: Hồ nước ở phía trước, cổng, sân, vườn, công trình kiến trúc đền, chùa, phù mẫu, nhà tổ… tạo thành một tổng thể hài hoà. Toàn cảnh chùa Na, đền Thượng Công trình kiến trúc đền bao gồm ba toà: tiền đường, trung đường và hậu cung tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu “ Tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toà tiền đường có ba gian được xây dựng từ năm 2001. Trung đường có 3 gian xây song song với tiền đường. Trung đường có tường xây mái bằng, để thông 3 cửa hình cuốn vành mai. Toà hậu cung có 3 gian chạy dọc là nơi còn bảo lưu được giá trị về nghệ 1 thuật kiến trúc gỗ truyền thống của dân tộc. Hậu cung có tường xây bít đốc là kết cấu chịu lực cho đền. Ngoài ra còn có hai bộ vì gỗ lim với 4 cột cái và 4 cột quân đặt trên những chân tảng đá xanh làm kết cấu chịu lực chính cho đền. Các vì nóc và vì nách đều được làm theo kiểu “ chồng đấu” với những con rường xen kín vào nhau tạo thành một khối vững chắc. Các con rường, đầu đấu được tạo dáng bầu và soi chỉ hài hoà để đáp ứng tính thẩm mỹ cho kết cấu. Đỡ mái của hậu cung có thượng lương và 12 cây hoành hình chữ nhật, bên trên có rui, mè đều bằng gỗ. Bên trên các cấu kiện này là mái đền lợp ngói nam, trên có đại bờ kìm nóc. Tại gian trong của hậu cung, nhân dân xây bộ làm nơi đặt ngai và bài vị thờ các vị thần chủ của ngôi đền. Chùa Na có kiến trúc kiểu “ Tiền chữ nhất, hậu chữ đinh”. Toà bái đường có 5 gian, hồi xây bít đốc,hai mái phẳng lợp ngói nam, trên đắp đại bờ kìm nóc. Kết cấu gồm có 4 cột cái, 12 cột quân đặt trên những chân tảng đá xanh mặt tròn, cạnh vuông có chạm gờ chỉ. Sáu bộ vì được chia làm 3 kiểu: 2 bộ vì gian giữa làm theo kiểu “thượng đấu trụ, hạ kẻ bẩy”; 2 bộ vì gian bên làm theo kiểu " đấu trụ gắn mê” với 2 bức mê ở vì nóc chạm nổi chữ “phúc”, “thọ”, xung quanh có hoa lá bao phủ, 4 bức mê còn lại chạm đề tài “tứ quý”; 2 bộ vì hồi làm theo kiểu “kẻ bẩy”. Hai bộ vì ở gian giữa làm trốn cột cái để không gian tiền đường thêm phần rộng rãi. Hai bộ vì hồi cũng được làm trốn cột cái nhưng đây là giải pháp tiết kiệm hợp lý do có hồi xây bít đốc đã gánh phần lớn trọng lực của mái cho vì hồi. Toà tam bảo có hai gian dọc, giao mái với bái đường. Tam bảo cũng có hồi xây bít đốc, hai mái phẳng lợp ngói nam, trên đắp đại bờ kìm nóc. Tam bảo cũng có kết cấu khung gỗ lim theo kiểu dựng 4 hàng cột vói 3 bộ vì gồm 6 cột cái và 6 cột quân đặt trên những chân tảng đá vuông mặt tròn chạm gờ chỉ. Các bộ vì làm theo kiểu “thượng đấu trụ, hạ bẩy”, xen kẽ vào đó là những bức mê chạm nổi chữ “thọ”, mặt hổ phù... Trên thân đấu, trụ được chạm hoạ tiết lá lật khá sắc nét. Trên thượng lương của tam bảo có ghi chữ Hán, xác định toà này được xây dựng vào tháng 10 năm Ất Mùi (1835). Cứ 3 năm một lần, vào trung tuần tháng ba âm lịch những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nhân dân làng Bách Tính lại long trọng tổ chức lễ hội với các nghi lễ trang nghiêm và những trò chơi dân gian như đánh cờ người, đấu vật, chọi gà... mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó. rước kiệu trong ngày chính hội là phần quan trọng nhất, được mọi người quan tâm hơn cả. Ở đây có tục rước giao hảo, tất cả các đền chùa trong làng đều rước chân nhang đến chùa Na và đền Thượng tham dự lễ tế chính của làng, sau đó lại rước về đền chùa mình. Đi đầu đám rước là đội múa lân, tiếp theo là người cầm cờ hội, sau cờ hội là hai hàng cờ ngũ sắc, đội múa rồng, tiếp đó là đến đội chiêng, trống, bát biểu, múa sanh tiền, đội bát âm, tiếp đến là kiệu của cá xóm với các chân kiệu đã được tuyển chon hết sức kỹ lưỡng, gồm các nam thanh, nữ tú khỏe mạnh, đầu vấn khăn đỏ, mặc quần áo vàng, thắt lưng xanh. Theo sau kiệu là các vị chức sắc, dân làng cùng đông đảo khách thập phương tham dự. Đoàn rước kéo dài khoảng trên 2km, với những âm thanh của tiếng chiêng, trống, tiếng kèn, tiếng hò reo hòa trong khung cảnh đa sắc màu của cờ xí, ô lọng, trang phục và làn sương mờ ảo của buổi sáng mùa xuân. Lễ rước kiệu, thực sự là bức tranh sống động huyền ảo, đa sắc màu do thiên nhiên và do chính người Bách Tính tạo ra, là dấu ấn khó quên đối với mỗi du khách đến tham gia lễ hội. Để rồi sau mỗi lễ hội, mỗi người lại mang cái không khí vui vẻ, yêu đời ấy vào công việc của mình, dựng xây quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật kiến trúc chùa Na và đền Thượng đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2009.Nguồn: Cổng thông tin huyện Nam Trực, Hà Nam Trở về đầu trang Chùa Na Đền Thượng Thôn Bách Tính xã Nam Hồng Nam TrựcNam Định thờ Phật Cao Sơn đại vương Linh Lang đại vương Lục Khê đại vương và An Thần đại vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10