Hai anh em dòng họ nhà Đinh gồm Đinh Bộ Lan, em trai của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Đông em họ của vua sau khi nhà Đinh mất ngôi đã về tu tại chùa Non Đông.
Đinh Bộ Đông lấy tên pháp Huyền Quang Thích Quảng Đông và là
vị sư trụ trì chùa Non Đông, trong khi Đinh Bộ Lan lấy tên pháp là Thích Quảng
Bình. Hai vị được coi là những vị tổ của trường phái pháp môn Tịnh độ thiền
tông.
Giới thiệu
Xã Cấp Tiến Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng nay, xã Kinh Lương,
Huyện Tân Minh, Phủ Nam Sách xứ Hải Dương xưa) có một ngôi Chùa được coi là
ngôi chùa tối cổ, Cổ tự Non Đông - Chùa Đót Sơn nay, nơi được coi là Hồn thiêng
Sông núi, là nơi tu hành của Thánh tổ Huyền Quang (Thích Quảng Đông). Ngôi chùa
này hoàn toàn biến mất trên bản đồ Phật Giáo Việt Nam do sự biến thiên của lịch
sử và cuộc kháng chiến chống Pháp trong những năm 1950.
Vào giai đoạn đầu tiên, chùa có tên là Chuyết sơn tự (tiếng
Phạn: Juisan) có ý nghĩa đây là nơi bắt đầu ánh sáng, đón nhận và lan truyền tư
tưởng Phật giáo. Một thời gian sau, chùa có tên là Non Đông có ý nghĩa là gốc
núi ở phía Đông.
Năm 1491, vua Lê Thánh Tông khi đến vùng đất này đã ngâm bài
thơ:
“Đót Sơn tên gọi
Sải vải dựng xây
Vẹn tròn tượng Phật
Nền phúc căng đầy... ”
Kể từ đó, chùa có tên là Đót Sơn. Chùa là nơi truyền bá tư
tưởng Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều triều đại từ thời còn thuộc nhà Lương,
Trung Quốc, được xem là một di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Chùa Non Đông được xây dựng với quy mô lớn với tên gọi Non
Đông Tự. Khuôn viên của Chùa rộng 8 mẫu trong đó có hai mẫu vườn, một mẫu ao và
năm mẫu ruộng. Ngôi Chùa chính nằm ở Hướng Đông với 100 gian và hoành phi câu đối
có ghi dòng chữ Non Đông Tự.
Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3 mét. Đằng sau,
phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Hai dãy nhà ngang, một quay hướng Bắc
và một quay hướng Nam theo kiều răng bừa, phía sau nhà chính mỗi dãy 50 gian.
Xung quanh hay dãy nhà ngang đều có hành lang rộng 3 mét. Chùa có một quả
chuông nặng năm tấn.
Giá trị lịch sử và tâm linh: Cổ tự Non Đông - kinh đô của
Thiền phái Pháp môn tịnh độ Thiền Tông
Theo những nghiên cứu mới nhất, Phật giáo được truyền bá vào
Việt Nam bằng đường biển và địa danh mà nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Nam
ghi nhận là nơi bắt đầu của Phật giáo đó là khu vực ven biển trước khi được thiết
lập tại Luy Lâu, Bắc Ninh.
Hai địa danh Phật giáo quan trọng của khu vực ven biển vốn
thuộc Châu Nam Sách xưa, nay thuộc Hải Phòng, được xác định là một trong những
nơi bắt đầu của Phật giáo trên vùng Đồng Bằng Bắc Bộ là Chùa Hang Đồ Sơn và
Chùa Non Đông xưa hay Chùa Đót Sơn tại xã Cấp Tiến, Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
ngày nay.
Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, Nguyên chủ tịch Hội Khoa học Lịch
sử Hải Phòng, Chùa Non Đông hay Chùa Đót Sơn là ngôi chùa tối cổ của Việt Nam.
Chùa nằm tại Phủ Tân Minh, Châu Nam Sách (Hải Dương) xưa nay là xã Cấp Tiến,
Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Văn bia của Chùa hiện còn được lưu giữ và được in
trong cuốn Văn Bia Tiên Lãng, ghi nhận Chùa được xây dựng trong những năm
505-543 vào thời kỳ nước ta chịu sự đô hộ của nhà Lương Trung Quốc.
Đây cũng là thời kỳ của Thiền sư Ấn Độ Vinitaruci - Tỳ ni đa
lưu chi truyền bá Phật giáo vào Việt Nam và Trung Quốc. Theo wikipedia.org,
Ty-ni-đa-lưu-chi được trình bày như sau: Tỳ-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支,
sa. vinītaruci), ?-594, cũng được gọi là Diệt Hỉ (滅喜), là Thiền
sư Ấn Độ sang Trung Quốc tham học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Tăng Xán và là
người khai sáng thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam.
Sư là người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi
Bà-la-môn. Sư thuở nhỏ đã có ý chí khác thường, đi khắp mọi nơi cầu học Phật
pháp. Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng
Xán tại núi Tư Không.
Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng
trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói. Sư đứng im suy
nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quì xuống lạy ba lạy. Tổ thấy vậy cũng chỉ
gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo
hóa.
Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỉ thứ 6 (~580), cư trú tại
chùa Pháp Vân (Chùa Dâu) tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương
quảng tổng trì sau khi đã dịch xong bộ Tượng đầu tinh xá kinh tại Trung Quốc.
Tương truyền, nhiều nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam để truyền đạo
bằng đường biển và cập bến ở Đồ Sơn. Sau khi làm lễ xong ở Chùa Hang, Đồ Sơn,
Các thiền sư Ấn Độ đi vào đường mòn, các nhà sư Ấn Độ đi men theo đường biển để
đến Chùa Non Đông.
Sau khi vào Tam Quan, các vị sư Ấn Độ làm lễ và đi qua hai
hành lang để sang dãy nhà ngang và tu tại Chùa. Phật giáo mà các nhà sư Ấn Độ
truyền sang Việt Nam vào thời điểm bấy giờ là Pháp Môn Tịnh Độ Thiền tông, một
giáo lý Phật giáo mà bấy giờ Việt Nam chưa có. Vậy, Phải chăng Sư đã ở Chùa Non
Đông trước khi sang Trung Quốc?
Vào thời kỳ nhà Đinh,
Phật giáo trở thành quốc đạo và được triều đình công nhận. Hai anh em dòng họ
nhà Đinh gồm Đinh Bộ Lan, em trai của Vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Đông
(947-999) em họ của Vua đã tu tại Chùa Non Đông. Đinh Bộ Đông lấy tên pháp Huyền
Quang Thích Quảng Đông và là vị sư trụ trì chùa Non Đông trong khi Đinh Bộ Lan
lấy tên pháp là Thích Quảng Bình.
Hai vị được coi là những vị tổ của trường phái Pháp môn Tịnh
độ Thiền tông. Ngài Huyền Quang viên tịch vào ngày 24 tháng giêng năm Kỷ Hợi
999, thọ 51 tuổi. Tài liệu này có được từ Chùa Non Đông Đót Sơn Tiên Lãng.
Việt Nam Phật Giáo sử lược có đoạn viết "đến thời Đinh
Tiên Hoàng, khi Tiên Hoàng Đế định giai cấp văn võ, thì ngài triệu tất cả Tăng
sĩ lỗi lạc vào hàng Thái miếu và dính phẩm trật cho các Tăng-già. Ngài tặng chức
Khuông Việt Thái sư cho Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng lục
đạo sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân uy nghi. Tuy nhiên, Pháp sư Đặng
Huyền Quang chính là Pháp sư Huyền Quang của Chùa Non Đông bấy giờ.
Chùa Non Đông được xây dựng với quy mô lớn với tên gọi Non
Đông Tự. Khuôn viên của Chùa rộng 8 mẫu trong đó có hai mẫu vườn, một mẫu ao và
năm mẫu ruộng. Ngôi Chùa chính nằm ở Hướng Đông với 100 gian và hoành phi câu đối
có ghi dòng chữ Non Đông Tự.
Xung quanh chùa chính có hành lang rộng 3 mét. Đằng sau,
phía tây có 100 pho tượng La Hán bằng đá. Hai dãy nhà ngang, một quay hướng Bắc
và một quay hướng Nam theo kiều răng bừa, phía sau nhà chính mỗi dãy 50 gian.
Xung quanh hay dãy nhà ngang đều có hành lang rộng 3 mét. Chùa có một quả
chuông nặng năm tấn.
Cổng Tam Quan ở Hướng Đông Nam, ngoài cổng bên phải có cây
bàng, bên trái có bụi tre. Phía Tây có hai cột đá cao 7 mét. Phía Tây nam có bệ
đá Tam cấp trên thờ tượng Phật bằng đá. Lối vào Hậu cung có bốn bậc thềm và hai
bên Hậu cung có năm ông Hộ pháp tượng bằng đá.
Thời điểm bấy giờ, Phật giáo rất thịnh hành và Chùa Non Đông
là ngôi chùa lớn nhất trên Vùng Đồng Bằng Bắc bộ vào thời điểm đó và được coi
là Trung tâm của Phật giáo Pháp môn tịnh độ Thiền Tông.
Với sự hiện diện thường xuyên của các vị Pháp sư Ấn Độ, vào
mùa Kết Hạ, Chùa Non Đông đón 300 đến 400 vị Chư Tăng tại nhiều vùng trong cả
nước. Cơm được nấu bằng niêu đất và thực phẩm đều tự cấy và trồng từ vườn của
nhà Chùa.
Đồng tu với Pháp sư Huyền Quang còn có Đinh Bộ Lan, em ruột
của vua Đinh Bộ Lĩnh với tên Pháp là Thích Quảng Bình.
Công đức của Ngài đệ tam Huyền Quang hiện còn lưu lại qua
bài thơ được dân gian tại vùng của Chùa Non Đông – Chùa Đót Sơn truyền tụng:
Nam mô Đức Tổ Huyền Quang
Ngài đi soi xét mười Phương xa gần
Xem ai có đức có nhân
Xem ai chuyên cần lễ bái thành tâm
Xem ai tụng niệm Phật thầm
Xem ai già lão tín tâm lên chùa
Bầu trời cảnh Phật thanh đô
Có thuyền Bát Nhã có Hồ Trang xinh
Xem ai cứu được chúng sinh kẻ bần
Trẻ thì lắm lộc nhiều xuân
Già đi tụng niệm để
thân nhờ trời
Đã đi làm phúc đừng cười
Của đi làm phúc muôn đời thọ khang
Đã đi làm vãi triền già
Nào ai sỉ báng thì ta được nhiều
Anh em phải có lòng yêu
Thì ta phải học cho nhiều văn kinh
Đến thời nhà Lý, vào cuối thể kỷ thứ X và đầu thế kỷ XI, sau
khi Pháp sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) qua Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh và phổ
biến Phật giáo Pháp Môn Mật Tông tại đất nước Trung Quốc, giáo lý Phật giáo này
lan sang Việt Nam một cách mạnh mẽ. Cũng chính thời điểm này, vùng Luy Lâu, Thuận
Thành của Bắc Ninh đã nổi lên trở thành kinh đô của Phật giáo Pháp Môn Mật
Tông. Chùa Non Đông vẫn là một địa chỉ quan trọng của Pháp Môn tịnh độ Thiền
Tông.
Đến thời kỳ nhà Trần, vua Trần Thái Tông đặt nền móng thống
nhất các thiền phái hiện có như Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, tiến
đến sát nhập và hình thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất đời Trần. Có thể
nói chính xác và cụ thể, người có công đặt nền móng thiết lập cho thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử phát triển và truyền thừa từ mô hình tổ chức đến nội dung hành
trì, thể hiện bản sắc dân tộc là Trần Thái Tông nhưng người khai sáng và làm rạng
danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông, là đệ nhất Tổ.
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau hai lần lãnh đạo nhân dân
kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông thắng lợi đã rời bỏ ngai vàng và xuất gia về
Yên Tử tu hành (1299) lấy pháp hiệu Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sáng lập ra Thiền phái
Trúc Lâm. Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo của Quốc gia Đại Việt.
Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng
Kiên Cương, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm và Huyền Quang Lý Đạo Tái vị tổ thứ
ba của phái Trúc Lâm. Với tinh thần nhập thế và yêu nước, giáo lý Thiền phái
Trúc Lâm trở thành nền tảng tư tưởng dựng nước và giữ nước thời Trần, có ảnh hưởng
sâu sắc đến Phật giáo Việt Nam sau này. Đệ tam Huyền Quang, (1254-1334), tên thật
là Lý Đạo Tái, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lang Giang (nay là huyện
Gia Lương, tỉnh Bắc Giang).
Năm 19 tuổi, ông đỗ khoa tam giáo đời Trần, rồi làm quan
trong triều đến năm 51 tuổi. Tương truyền, ông chính là Tái thế của Đức tổ Huyền
Quang của Chùa Non Đông sau 250 năm. Tuổi Ngài bắt đầu xuất gia bằng đúng tuổi
thọ của Ngài khi Ngài ở Chùa Non Đông.
Năm 1330, sư Pháp Loa đem y bát của Điều ngự giác hoàng (tức
vua Trần Nhân Tông) truyền cho, giao lại cho Huyền Quang trước khi mất. Huyền
Quang lên tu ở núi Yên Tử và là tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Ngài viên tịch tại
Yên Tử ngày 24 tháng giêng năm 1334.
Chi tiết về vị tổ Huyền Quang còn rất nhiều điều chưa rõ
ràng. Trong cuốn “Việt Nam Phật Giáo Sử luận” của tác giả Nguyễn Lang, phần ghi
chép về thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Giáo hội Trúc Lâm, không mang tên
tác giả và người hiệu khảo.
Phần này mang nhan đề là Tổ Gia Thực Lục,theo lời dẫn in ở
cuối thì vào khoảng những năm Tuyên Ðức nhà Minh (tức là vào cuối đời Hồ), một
bản Tổ Gia Thực Lục đã được thượng thư Hoàng Phúc người Minh lượm lấy đem về
Trung Hoa (hồi Minh thuộc, tướng Trương Phụ thu gom hết tất cả sách vở tại Ðại
Việt chở về Kim Lăng, ít sách đã còn có thể giữ lại).
Hoàng Phúc thường nằm mộng thấy Huyền Quang bảo phải gửi phải
trả tập sách này về Ðại Việt, nhưng chưa có dịp làm như thế. Thấy Huyền Quang
linh ứng, ông mới lập chùa thờ, đặt tên chùa là “An Nam Thiền Sư Huyền Quang Tự”.
Ðến khoảng năm Gia Tĩnh nhà Minh, Tô Xuyên Hầu nhà Hậu Lê đi sứ sang Trung Hoa
gặp được cháu bốn đời của Hoàng Phúc là Hoàng Thừa, mới nhận được tập sách mang
về nước. (Tô Xuyên Hầu tức là Lê Quang Bí, làm quan đến chức Binh bộ thị lang,
đậu hoàng giáp năm 1526).
Khi về nước ông đã đưa tập truyện Huyền Quang cho ông Nguyễn
Bỉnh Khiêm xem, từ đó sách lại được phổ biến. Lời dẫn nói rằng Hoàng Thừa, cháu
của Hoàng Phúc, cũng nằm mộng thấy Huyền Quang nhiều lần nhắn gửi tập sách về Ðại
Việt, cho nên khi Tô Xuyên Hầu qua, ông ta đã tìm gặp để gửi sách.
Đến năm 1491, dưới triều nhà Lê, trải qua hàng trăm năm,
Chùa Non Đông xuống cấp và được tu sửa lại. Vua Lê Thánh Tông trong lần vãn cảnh
chùa, đã tức cảnh bài thơ
Đót Sơn tên gọi,
Sãi vãi dựng xây
Vẹn tròn tượng Phật,
Nền phúc căng đầy
Lưu truyền mãi mãi
Cùng hưởng sum vầy
Góp phần công đức
Khắc đá minh này.
Bài thơ này được in trong Văn bia của Chùa và Chùa Non Đông
đã được đổi tên thành Chùa Đót Sơn từ thời điểm bấy giờ.
Những vị Hòa thượng của Chùa Non Đông - Đót Sơn
Chùa bây giờ là Bếp ngày xưa. Chùa có 5 gian: 1 gian kho để
nồi niêu, 4 gian bếp. Bếp ngày xưa đằng trước để trống. Nhà vệ sinh bây giờ là
đống dạ rơm. Mùa Kết Hạ các thầy Chư Tăng về Chùa tu 300 đến 400 Chư Tăng. Nấu
cơm niêu đất, thức ăn của Chư Tăng: rau trồng vườn, lạc vừng, gạo trồng, cấy ăn
được.
Các thầy tu đến giờ ăn các thầy tự xuống lấy cơm về phòng Thọ
Thực. Các thầy chỉ vừa đủ ăn, hứng nước mưa bằng cóng. Đến mùa Kết Hạ lo liệu
cơm nước là bà Thích Diệu Hoa, Đệ tử thầy Thích Thanh Tứ: Thích Thanh Đông,
Thích Thanh Hiền.
Thầy Non Đông: Thích Quảng Đông, Đệ Nhị Huyền Quang, Thầy Tịch
Yên Tử, Thầy Thích Quảng Bình, Đệ tử của thầy Non Đông, lo việc cày bừa cấy
hái, và cũng tịch ở Yên Tử. Thầy được coi là Quốc Sư An Tâm, vị tổ thứ tư của
Thiền Phái Trúc Lâm.
Đệ tử của thầy Thích Quảng Bình là Thích Thanh Lạc, Thích
Thanh Tứ. Thầy Thích Thanh Lạc trụ trì Chùa Non Đông Tự, thầy thọ 100 tuổi, thầy
tự Hỏa táng Sự Đồng Kệ phần mộ thầy tại chùa. Thầy không nuôi đệ tử.
Đệ tử của Thầy Thích Thanh Tứ: Đệ tử lớn: Thích Thanh Phú,
Thích Thanh Đông, Thích Thanh Hiền. Thầy Thích Thanh Tứ trụ trì Chùa Phương Lai
và cũng tịch ở Yên Tử). Thầy Thích Thanh Phú đệ tử lớn của thầy Thích Thanh Tứ
trụ trì chùa Non Đông Tự. Thầy tịch tại chùa, phần mộ Lăng cao.
Thầy Thích Thanh Dũng đệ tử thầy Thích Thanh Phú trụ trì
chùa Non Đông là chiến sĩ cách mạng và hy sinh trong trận chống càn của Pháp
năm 1953.
Hiện trạng của chùa Non Đông - Đót Sơn
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954, huyện
Tiên Lãng đã trở thành nơi đầu sóng ngọn gió và đã kiên cường đánh bại nhiều trận
càn của lính thực dân Pháp và tay sai. Bởi vậy có người đã ví Tiên Lãng như Đất
thép Củ Chi ở Sài Gòn thời chống Mỹ.
Nhưng cũng chính trong thời gian này, theo phong trào tiêu
thổ kháng chiến, Chùa Non Đông - Chùa Đót Sơn đã bị phá hoại. Bản thân Hòa thượng
Thích Thanh Dũng, cũng hy sinh trong trận càn của Pháp năm 1953 nhưng đến bây
giờ vẫn chưa được công nhận liệt sỹ mặc dù hồ sơ đã được gửi tới Sở Lao Đông
Thương Binh Xã hội Hải Phòng từ lâu.
Địa điểm chùa Đót Sơn thành Nghĩa trang Liệt sĩ.
Địa điểm của Chùa Đót Sơn đã trở thành Nghĩa trang Liệt sỹ
xã Cấp Tiến, Huyện Tiên Lãng. Toàn bộ các tượng Phật bằng đá đều bị thất lạc.
Theo bà con trong vùng, sau khi hòa bình lập lại, các cột đá ở tam quan đã được
sử dụng để xây Cống Nẻ, tượng phật bị vứt tại khu vực ao gần cây Bồ Đề nghìn
năm tuổi.
Đất của Chùa đã bị giao cho nhiều hộ gia đình. Ngôi chùa chỉ
còn lại là một am rất nhỏ, vốn là chiếc bếp xưa của Chùa và một cây Bồ đề trên
nghìn năm tuổi. Những lăng tẩm của các vị tổ Chùa Non Đông bị phá và phần cốt bị
thất lạc. Hiện nay, phần cốt của Ba vị tổ của Chùa Non Đông - Chùa Đót Sơn đang
được táng trước cửa Chùa nhỏ, nơi thải nước của các hộ dân xung quanh.
Nơi cất phần cốt của ba vị tổ chùa Sơn Đót.
Chùa hiện không có sư trụ trì và người trông coi ngôi chùa
là hai bà vãi, những người có cơ duyên. Bản thân bà Chiêu, một trong hai bà
vãi, người từng là y tá đã từng phải đi hành khất khắp nơi để lấy tiền xây được
thêm một gian của chiếc am.
Nghĩa trang liệt sỹ xã Cấp Tiến, nơi từng là Tam Quan Chùa chính
Khu vực các vị thánh tổ nằm
Ngôi chùa này đã hoàn toàn bị quên lãng.
Trời đất xoay vần vẫn còn đây
Tam quan Chùa Đót tiếc dựng xây
Bóng mát cây đề là muôn thuở
Vinh hoa phú quý hưởng phúc đầy
Kết luận
Với một vị tổ linh thiêng của Việt Nam và Trung Quốc cũng đã
lập chùa để thờ, một ngôi chùa của dòng họ Đinh và một ngôi chùa có giá trị cao
về mặt tâm linh, lịch sử và văn hóa, sự biến mất của ngôi chùa là nỗi xót xa cho
những người dân trong vùng. Đã đến lúc giới học giả cần phải có những nghiên cứu
và chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc để khôi phục lại một địa chỉ
tâm linh, hồn thiêng sông núi của dân tộc.