Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử đền Sóc, chùa Non Nước và Học viện Phật giáo Việt Nam – một công trình kiến trúc nghệ thuật hoành tráng vừa mới khánh thành và đưa vào sử dụng gần đây. Chùa và học viện là địa chỉ du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương.
Chùa thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù
Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa
thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa nằm trong khu di tích đền Sóc. Tục truyền, sau khi dẹp
giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở
hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận.
Nhân đó, người dân lập đền thờ.
Ngôi chùa được lập từ lâu. Tài liệu của chùa cho biết, theo
sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị Thiền sư trụ trì
chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011), hậu duệ của vua Ngô Quyền thuộc Thiền phái
Vô Ngôn Thông đời thứ 4. Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu
Khuông Việt Đại Sư. Đến cuối đời Lý, chùa có hai vị cao tăng trụ trì là Thiền
sư Trường Nguyên (1110 – 1165) và Thiền sư Nguyện Học (? – 1181) thuộc Thiền
phái Vô Ngôn Thông đời thứ 10.
Lịch sử ghi nhận vị Quốc sư này cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã
phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh
Bình) ra Thăng Long, mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử Việt
Nam.
Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư (trải
ba triều Đinh - Lê - Lý). Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và
thiên nhiên, Sóc Thiên Vương Thiền Tự đã bị hư hỏng hoàn toàn.
Chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm
trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm
chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng
nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Sau khi nền chùa cũ được
phát hiện, năm 2002, UBND TP Hà Nội đã cho xây dựng lại ngôi chùa bằng tiền của
các tăng ni phật tử và thiện nam tín nữ quyên góp. Chùa được xây dựng trên nền
đất cũ, thuộc sườn núi Non, phía Nam núi Nhà Bia.
Trước đó, năm 2000, Đại đức Thích Thanh Quyết đã cho đúc pho
tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.
Bảo tượng được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn
Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng được thực hiện trong vòng 18 tháng với
trọng lượng 20 tấn đồng đỏ đúc liền khối, đài sen cũng bằng đồng đúc liền khối
với trọng lượng 10 tấn. Tượng có chiều cao 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao
1,75m. Nếu tính cả bệ đá thì Đại tượng có chiều cao 8,4m.
Chùa được xây dựng lại trên sườn núi Non, phía Nam núi Nhà
Bia. Tòa chánh điện có diện tích 260m2, cao 14m.
Tòa chánh điện có diện tích
260m2, cao 14m. Để xứng với vai trò ngôi chùa di tích của đất địa linh và là chốn
Tổ đình xa xưa, công trình này đã sử dụng 30 tấn đồng đúc tượng, 600m3 gỗ lim,
30m3 đá xanh. Đặc biệt, trong chính điện, có tới 80 cột lim
có chiều dài khoảng 13m, đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Đây cũng là ngôi chùa
có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất nước ta.
Đại đức Thích Thanh Quyết cho biết 30 tấn đồng đúc tượng được
mua từ nước Singgpore, 600m3 gỗ lim mua ở nước Lào, 30m3 đá xanh mua ở Thanh
Hóa, dùng kiến thiết ngôi chùa di tích là đất địa linh và là chốn Tổ đình xa
xưa (trích Tạp chí Thế giới Phụ nữ số 37, ngày 14 – 10 – 2002).
Ngay trên Đền Sóc là chùa Non Nước. Nơi đây có pho tượng Phật
Tổ bằng đồng cao 6,5 mét đúc liền khối nặng 30 tấn, lớn nhất Đông Nam Á. Năm
2001 bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước
ở độ cao 110 mét so với chân núi. Chùa được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời
Tiền Lê, theo kiểu kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, trang trí những hoạ tiết
hoa văn cũng theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.
Theo thuyết phong thuỷ, chùa Non Nước được dựng trên thế
long chầu hổ phục. Bức tượng Phật Tổ và chùa Non Nước được đặt trong thế vòng
cung, Đức Phật ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào:
Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có đến hàng trăm phiến đá
lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi năm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày,
núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng (theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi dẹp giặc
xong cởi áo giáp bái biệt quê mẹ bay về trời, tấm áo giáp đã hoá thạch tạo
thành những tảng đá lớn nhỏ lớp lớp chồng lên nhau), dự kiến tượng đài Thánh
Gióng sẽ được dựng lên trên đỉnh ngọn núi này với độ cao 297 mét so với chân
núi.
Chùa Non Nước vốn có tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự.
Chùa nằm chính giữa hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai. Sách
Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết thiền sư đầu tiên
trụ trì ngôi chùa này là Ngô Chân Lưu (933-1011). Năm 971, Ngài được vua Đinh
Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư và là vị Quốc sư đầu tiên của nhà nước
phong kiến Việt Nam.
Ngài đã từng phù trợ cho Tam triều: Đinh – Tiền Lê – Lý và
cùng với Thiền sư Vạn Hạnh phù trợ đắc lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở đầu triều
đại nhà Lý – một triều đại có nền văn hoá phát triển rực rỡ và kinh tế hưng thịnh
nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Trải qua nhiều trăm năm, biến cố thăng trầm của lịch sử và
thiên nhiên, tình cờ nền chùa cũ mới được phát hiện trong những năm gần đây và
được Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xây dựng trên nền đất cũ bằng tiền của
các tăng ni phất tử và thiện nam tín nữ quyên góp. Chùa nằm trên lưng núi, có
khuôn viên tôn nghiêm, phong cảnh hữu tình.
Năm 2004 cũng tại nơi địa linh khí tú này, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đã long trọng cử hành đại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật
giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo tăng tài cho đất nước.
Chùm ảnh linh thiêng Chùa Non nước - Sóc Thiên vương Thiền tự
Ngày nay, ngoài đền Sóc, bên cạnh chùa Non Nước còn có học viện Phật
giáo Việt Nam và tượng đài Thánh Gióng. Đây đều là những công trình có
kiến trúc độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nhờ đó, ngày càng có
nhiều du khách tới hành hương, vãn cảnh chùa Non Nước và huyện Sóc Sơn.
Nguồn: Di tích Lịch
sử Văn hóa Hà Nội
Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp