Khu chùa Thú nằm ở sườn núi Thú thuộc thôn Cầu Cần, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Nguyên trước đây chùa Thú thuộc xã Tuy Lộc Sơn, tổng Tuy Lộc Sơn, huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang.
Theo cây hương đá trước cửa chùa “Nhất đạo sỹ hưng công
thiên đài Phán Thú tự phụng phật” niên hiệu Vĩnh Thịnh thời Lê (1075-1715) thì
ngôi chùa này có tên chữ là “Phán Thú tự” . Toàn bộ khu chùa có các công trình:
Tiền đường, Tam bảo, Thái bảo từ các phán thú từ cung sân vườn rộng rãi trong một
tổng thể thống nhất.
Chùa nằm trên sườn bằng phẳng của một dải đồi phát ra từ núi
chùa. Cũng có người gọi núi này là núi Phượng Hoàng- Thế núi khá lớn, có nhiều
mạch núi nhỏ phát ra bao bọc lây khu núi chùa Phán Thú.
Đây là khu núi đất, sỏi đá lẫn với đất khô vằn bạc màu. Núi
này đang được cải tạo thành rừng đồi trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ. Đây cũng
là quả núi nằm bên núi Dành bên bờ sông Thương. Do đó tuy núi ít cây nhưng cảnh
sắc vẫn có cái cảnh hữu tình của miền đất trung du Yên Thế.
Lên tới chùa Thú có thể bao quát gần hết các làng xóm của xã
Việt Lập. Trước chùa là làng Nội, thôn Cầu Cần và các làng của xã Cao Thượng.
Bên phải chùa là mạch núi chùa phát ra bao lấy cánh phải núi chùa.
Bên trái cũng có mạch núi ôm lấy núi nhưng vẫn có thể thấy
rõ các làng Ngò, làng Um, làng Khoát. Nếu leo lên núi ở phía sau chùa thì có thể
thấy hết phía tây núi Dành với các làng Hậu, Lãn Tranh và dòng sông Thương. Do ở
vị thế như vậy nên cảnh quan chùa Thú rất thuận lợi cho việc mở hội và tham
quan vãng cảnh.
Trước đây ngôi chùa Thú được đặt ở nơi không có cư dân, do
đó cảnh chùa rất u tịch thanh vắng. Gần đây cư dân làng Um, làng Khoát, Cầu Cần...
ra cư trú đông dần lên đến nay ven các chân đồi núi cũng có chừng hai chục nóc
nhà.
Các hộ gia đình ấy sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và phát
triển kinh tế vườn đồi. Vì thế trên đất các hộ cư trú, cây cối được trồng và
chăm sóc tươi tốt, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp cho núi Chùa.
Chùa Thú làm theo kiểu chữ đinh. Phía trước là toà Tiền đường
năm gian. Phía sau là toà Tam bảo ba gian nối liền với tiền đường. Kết cấu kiến
trúc của chùa theo lối kẻ truyền, không chạm khắc cầu kỳ.
Cả hai toà nhà này đều được bày tượng phật. Nhìn chung các tượng
phật ở chùa Thú đều là các tác phẩm nghệ thuật đẹp. Duy có điều lạ là: Ở bên hồi
trong chùa, có tượng quan sơn thần và một con ngựa Sơn son. Trong khu vực chùa
có nhiều bia đá, bảng gỗ khắc chữ nho cho biết quá trình xây dựng chùa của con
người ở nơi đây. Đó là những nét riêng để mỗi người tới chùa Thú được chiêm ngường.
Hội chùa Thú trước đây do 21 thôn cùng tham gia tổ chức, đó là các thôn Bãi
Giã, Bờ Gàn, Cầu Cát, Cầu Cần Con Qui làng. Đồng Cựu, Đồng Lãi, Đồng Lâm, Đồng
Lõm, Đồng Ve, Dốc Gia, làng Um, làng Đông, làng Khoát, làng Nguyền, Ngò, làng
Bái, Mả Đình, Mả Ngồi, núi Hương. Trong đó 4 làng: Um. Khoát, Nguyễn, Ngò là
chính.
Hội chùa Thú được mở ra vào ngày 21 tháng giêng và ngày 19
tháng ba âm lịch hàng năm.
Mỗi năm chùa có hai lần hội. Hội xuân vào ngày 21 tháng 1 âm
lịch và hội cuối xuân vào ngày 19 tháng 3 âm lịch. Trong ngày hội 21 tháng
giêng, nhân dân các làng các xã lân cận từ các ngả kéo về làm lễ dâng hương
cúng Phật cúng quan Phán Thú và quan Thái Bảo (triều Lê).
Lễ dâng hương của các đoàn chủ yếu là lễ chay, hoa quả, đèn
hương... Các bà vãi, các đoàn đi quy của các bản tự thành tâm dâng lễ, tụng
kinh, cầu tài, cầu lộc, cầu bình yên cho gia đình, xã hội.
Trước đây trong hội chùa Thú có tục đua ngựa, nay không còn. Sách Địa chí Tản Yên chép rằng: “Đua ngựa
diễn ra vào mùa xuân, dân làng vào đám mở hội. Các cuộc đua coi là sân quần ngựa,
nằm trên khoảng đất rộng trước đình Lý Cốt (Phuc Son), chùa Thú (Việt Lập), xóm
Khủa (Tân Trung).
Sân quần ngựa là một đường rộng chạy quanh một quả đồi, trên
đường đua đặt một chướng ngại vật là cầu tre
ngang cao bằng đầu ngựa. Sắp vào cuộc thi, ông Cai tiến ra điểm xuất
phát có đặt hương án và đầm cờ. Ông thắp hương làm lễ, tuyên bố lý do rồi nổi
trống đốt pháo do 2 kỵ sỹ điều khiển, áo quần nai nịt gọn gàng, đầu chít khăn,
ngang sườn thắt bao. Pháo nổ vừa xong, hai chàng kỵ mã thúc ngựa lao vào trường
đua. Đến chỗ vật chắn (gần đích) người dự thi cúi rạp mình thúc ngựa vượt qua
chướng ngại vật. Ai nhanh hơn lại không làm rơi vật chắn là thắng cuộc.
Tiếng đồn chùa Thú vui thay
Bên kia Hương, Hậu bên đây Cầu Cần
Có đường quần ngựa vui xuân
Thi diều, đốt pháo thôn dân tưng bừng.
Hội thi diều tiêu biểu nhất trong vùng cũng đã từng diễn tại
chùa Thú. Mùa xuân mở hội thi hai loại diều. Diều loại có sáo và diều loại nhỏ
không có sáo. Ông cai đám cầm đầu bên chấm thi và điều hành cuộc thi.
Từng nhóm ba diều vào xới. Mỗi diều có một người đâm (phóng)
diều và một người ra dây. Sau khi cai đám tuyên bố lý do, pháo nổ dứt, các diều
vun vút lao lên. Loại diều có sáo phải đạt ba tiêu chuẩn: Diều to, lên cao và
lên thẳng, không chao đảo, sáo kêu đều và hay thi được giải theo thứ tự nhất,
nhì, ba. Hội thả diều rất đông người dự và cổ vũ.
Ngày 21/3 âm lịch năm 1994 hội thi diều lại được mở tại chùa
Thú”. Đối chiếu với ngày hội lệ ghi
trong “Nguyên môn bi ký” ở chùa Thú thì ngày hội 21/3 /1994 có thể chênh với
ngày hội 9/3 âm lịch hàng năm ở chùa này.
Tuy thế việc đó cũng không ảnh hưởng gì tới hội thi diều vì
thời tiết cuối xuân sang hè lúc này rất thuận lợi cho việc thả diều. Thả diều
hay chơi diều là một thú vui của mọi người dân ở các làng quê Bắc Giang, song
chơi diều có sới như ở chùa Thú thì ít nơi có được.
Để có được cánh diều vào cuộc thi, người chơi phải bỏ ra rất
nhiều công phu làm diều, làm sáo, làm dây diều. Cánh diều ở nhiều cỡ. Loại to sải
cánh từ lm2 đến lm5. Khung diều phải chọn tre nuột, đốt dài chẻ ra, vót đòng
đòng đều nhau rồi buộc vào cái diều cân đối, không được xiên lệch.
Khi néo dây giữa cánh diều cũng phải cho hai đầu cánh cân đề
để khi dán giấy có chỗ chứa gió đẩy diều bay lên. Chỉ xê dịch đôi chút thì diều
sẽ thành diều cánh bầu hay cánh cắt Nế thành diều cánh bầu thì diều lèn đều
không chao đảo lên hết tầm gió dưới thì diều sẽ đậu im trên không. Nếu cái diều
ngắn thì thành diều cánh cắt khi đâm sẽ lao vút lên cao đòi dây ngay, nếu không
kịp thả dây, diều sẽ chao đảo giật dây dử bị lộn lèo rồi bổ xuống đất.
Diều xưa lam khung xong thì dán giấy bản. Giấy bản khổ to
thì đở phải can nối; nhưng loại giấy đó khó kiếm, khó tìm. Khi dán diều phải
dùng loại hồ tốt, quấn kv. Những người cẩn thận, kỹ tính thì trước đó đi lấy nhựa
sung, nhựa đa, nhựa thông... rồi đem về luyện thành keo dán mưa gió khó lòng
làm bong được giấy. Diều được can dán xong, lại phải lấy nước củ nâu, quả cậy
quét bôi lên mặt giấy để sương gió mưa nắng không làm rách được giấy.
Dán xong diều lại phải dán đuôi. Đuôi nhỏ thì diều nặng chúi
đầu; đuôi to thì diều nghênh. Do đó việc làm đuôi cho đúng để diều đậu là phải
có kinh nghiệm. Diều đeo sáo không cứ to nhỏ. Diều to thì sáo to, diều nhỏ thì
sáo nhỏ.
Có diều đeo hai sáo, có diều đeo một sáo. Sáo diều không phải
ai cũng biết làm. Ai không biết làm sáo thì chơi diều không có sáo. Không sáo
thì làm ve cũng được. Ve là loại lạt giang vót mỏng buộc căng cánh cung, gắn
vào diều, khi diều lên gió thổi ve phát tiếng kêu, âm thanh ve ve không âm sáo.
Sáo diều là loại nhạc cụ tự phát âm thanh khi có gió thổi
vào lỗ sáo. Muốn có sáo diều, người chơi diều phải chọn ống tre ống nứa làm
thân sáo. Thân sáo to nhỏ tuỳ thuộc vào diều của chủ diều. Ống tre làm thân sáo
phải bỏ hết phần cật ngoài. Sau đó dùi lỗ chắn que ngang chia sáo thành hai phần.
Chỗ chắn ngang phải dùng giấy quyện nhựa bịt kin chắc chắn.
Miệng sáo làm bằng mắt gạo già, to. Có mắt gạo rồi thì khoét miệng sáo. Cái khó
nhất của việc làm sáo diều chính là kỹ thuật khoét miệng. Đây là chỗ gió vào,
gió ra cho âm thanh tạo nên, trong hay đục, êm hay không êm cũng ở miệng sáo cả.
Khi sáo làm xong thì gắn gá vào diều. Sáo đặt ở đầu diều
trông rất hiên ngang, khi có gió thổi, diều được đâm lên, tiếng sáo “đu... đu”
phát ra tức khắc. Tiếng sáo diều lên cao thanh bình, khúc nhạc đồng quê chính
là như thế.
Chơi diều phải biết chọn hay làm dây. Dây có dây gai, dây
tre. Dây gai ít có loại to nên chỉ chơi diều nhỏ. Nếu là diều to phải có dây
đay vỏng hoặc dây tre. Mua được dây đay võng dài rất khó, mà dùng không được mấy
vụ. Cho nên người sành choi diều thường làm dây tre. Dây tre phải có loại tre
cái dóng dài và nuột. Loại tre bánh tẻ, chẻ ra thành từng sợi, cả cày tre.
Loại dây này không phải dây chẻ nghiêng lẫn cả cật với ruột,
mà chỉ lấy cật. Mặt cật làm dây rộng độ 4 ly, 5 Khi lây cật ra phải vót các cạnh
cho dẹt hai đầu. Khi đã đủ dây (vài trăm mét) thì cuộn lại cho vào vạc nước muối
luộc kỹ cho dây đủ độ dẻo rồi nối vào với nhau. Loại diều to, diều sáo phải
dùng dây này mới không sợ đứt dây diều.
Cuối tháng ba, sắp sang hè, lúc ấy cũng đã có mưa rào trời
cũng đã trong sáng, gió nam cũng đã thổi đều làm làm diều sáo các làng quê vi
vu trên không rất êm đềm thi vị. Hội diều ở chùa Thú được mở ra trong không khí
ấy, rất vui. Khi diều đã lên, đã đậu mọi
người ngồi vui ngắm diều, uống trà uống rượu nói chuyện vị quan Phán Thú với biết
bao suy ngẫm ly kỳ hư hư thực thực đầy chất dân gian độc đáo.