Chùa Phổ Minh - Sắc tứ Phổ Minh tự Chùa Phổ Minh - Sắc tứ Phổ Minh tự Quảng Bình là tỉnh có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, công trình văn hóa tâm linh có giá trị, trong đó phải nói đến các chùa vừa là công trình văn hóa tâm linh, vừa là điểm đến góp phần phát triển du lịch Quảng Bình. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Phổ Minh tại thành phố Đồng Hới – Ngôi chùa một thời từng là trung tâm Phật học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Cổng chùa Đôi nét về Chùa Phổ Minh Chùa do Hòa thượng Phổ Minh sáng lập từ năm 1920, tọa lạc trên vùng đất “Tiền hướng Mâu Sơn chưng tú khí” tại xóm Ải thuộc làng Đức Phổ, xã Đức Ninh, huyện Quảng Ninh trước đây (nay là thôn Đức Trường, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới). Ngôi chùa là nơi xuất thân của nhiều bậc cao tăng đạo hạnh có những đóng góp quan trọng cho sự hưng thịnh của Phật giáo nước nhà nói chung, Phật giáo Quảng Bình nói riêng trong những thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX. Đặc biệt tại ngôi chùa này hiện còn lưu giữ được 14 pho tượng Phật cổ của Tổ đình Sắc tứ Minh Đức xưa – một ngôi cổ tự do thập nhị tôn tộc (12 dòng họ) làng Đức Phổ đứng ra thành lập từ đầu thế kỷ XVII, nhưng nay đã không còn. Chùa Phổ Minh Hòa thượng Phổ Minh Hòa thượng thế danh là là Đặng Giới, pháp danh Hồng Tuyên, tự Chánh Giáo, hiệu Từ Thông, sinh năm Đinh Hợi (1889), xuất thân trong một gia đình có nhiều đời tín mộ Đạo Phật tại làng Đức Phổ, xã Đức Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bà con Phật tử trước kia ở làng Đất Phổ thường xuyên gọi ngài một cách gần gũi là thầy Đặng Giới, hoặc Hòa tượng Phổ Minh. Hòa thượng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, khi mới lên mười tuổi, được người chú ruột đưa vào kinh đô Huế học đạo tại Tổ đình Quốc Ân (một ngôi quốc tự do Tổ sư Nguyên Thiều sáng lập. Tại ngôi quốc tự này hiện còm lưu giữ bức hoàn phi với bốn chứ “Thu Nguệt Viên Tịnh” [Trăng thu vằng vặc] do chùa Phổ Minh cung tặng). Sau 12 năm chuyên trì học đạo, nghiên tầm kinh giáo tại kinh đô, Hòa thượng trở về quê nhà hoằng dương Phật pháp, và việc đầu tiên là khởi dựng chùa Phổ Minh ( năm 1920) để làm nơi tu học cho tín đồ Phật tử tại địa phương từ những năm 1928 – 1930, ngoài việc chăm lo giáo hóa đồ chúng, thu nhận đệ tử, với tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Quảng Bình, Hòa thượng đã ra sức chấn chỉnh lại hàng ngũ Tăng già cũng như tín đồ Phật tại địa phương. Và để thức hiện được ước nguyện đó, Hòa thượng đặc biệt lưu tâm với việc đào tạo Tăng tài, gửi nhiều vị tăng sĩ trẻ vào Huế học đào tại Phật đường Báo Quốc; quy y, truyền giới cho hàng nghìn Tăng, tín đồ khắp nơi trong tỉnh, nhất là tại huyện Lệ Thủy. Đây chính là thời kỳ mà Phật giáo ở Quảng Bình có những chuyển biến mạnh mẽ: Hội quán Tỉnh hội Phật giáo được thành lập, Sơn môn Tăng già ra đời, chùa và tịnh thất được xây dựng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Bảo tháp của hòa thượng Phổ Minh Năm 1951, cùng với Chi hội Phật giáo và Hội Phật học tại địa phương, Hòa thượng đã xây dựng chùa Phổ Minh trở thành một trung tâm Phật học của tỉnh Quảng Bình, nhằm đạo tạo trình độ Phật học từ sơ cấp đến trung cấp cho các Tăng sĩ trong tĩnh, bao gồm cả huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch…, và thành phố Đồng Hới hiện nay. Từ năm 1957 trở về sau, hằng năm Hòa thượng vân tập Tăng chúng trong tĩnh về đây an cư kiết hạ, trâu dồi giới hạnh, giữ gìn thanh quy… Nhờ đó mà nếp sinh hoạt của hàng ngũ Tăng già dần dần đi vào quy củ. Không chỉ tận tụy với công tác Phật sự, hoằng dương Chánh Dương, hòa thượng còn tích cực tham gia các phong trào yêu nước tại địa phương, đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo cũng như ngoài xã hội. Hòa thượng nguyên là Ủy viên Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Phật giáo Thống nhất tỉnh Quảng Bình, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình. Và như nội dung của long vị thờ ngài tại chùa Phổ Minh cho biết, ngài từng được suy tôn làm Đường đầu Hòa thượng tại một Giới đàn lớn được tổ chức trên quê hương Quảng Bình. Hòa thượng Phổ Minh viên tịch ngày 3 tháng 3 năm 1968, hưởng thọ 73 tuổi. Bảo tháp của ngài hiện được tôn trí tại khuông viên chùa. Hòa thượng Thích Trí Quang Tại chùa Phổ Minh, Ngài Trí Quang đã xuất gia vào giờ Giao thừa (vía đức Di Lặc) năm Bính Tý (1936). Bổn sư là Hòa thượng Thích Hồng Tuyên. Trong “Tiểu truyện tự ghi”, Hòa thượng Trí Quang cho biết, Ngài được Hòa thượng Thích Hồng Tuyên cử làm trụ trì chùa Phổ Minh năm 1943. Ngài được Hòa thượng Bổn sư truyền thọ Tỷ kheo giới và đắc pháp với hiệu Thiền Minh vào giờ Giao thừa (vía đức Di Lặc) năm Bính Tuất (1946); và truyền thọ Bồ tát giới năm Đinh Hợi (1947). Ngày 08/11/2019 vào lúc 21g45, tại Tổ đình Từ Đàm, thành phố Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thâu thần thị tịch. Hòa thượng trụ thế 97 năm, 72 Hạ lạp. Hòa thượng là bậc chân tu đạo hạnh, là vị cao tăng thạc đức. Với trí tuệ uyên thâm, Ngài là nhà Phật học lỗi lạc, tác giả và dịch giả nhiều tác phẩm giá trị cho kho tàng kinh điển và văn học Phật giáo Việt Nam. Chùa Phổ Minh và các lần trùng tu Chùa được hưng tạo vào năm 1920. Lúc đầu chùa chỉ là một ngôi thảo am nhỏ thờ Phật, do nữ tín chủ Cửu Khanh và Phật tử làng Đức Phổ phát tâm cúng dường một số tịnh tài thể theo bản nguyện của Hòa thượng Phổ Minh, để làm nơi tu tập cho bà con Phật tử trong làng. Qua ba năm sau, năm 1923, chùa được sửa sang lại, nhưng cũng chỉ là một ngôi thảo am bằng tre nứa lá. Năm Mậu Thìn (1928), khi hội đủ duyên lành, chùa được tôn tạo lại khang trang, rộng rãi hơn, gồm một gian hai chái, được xây bằng gạch, lợp ngói, quanh vường cây cổ thụ của chùa còn được xây thành quách bao che. Chùa Phổ Minh bấy giờ đã thức sự trở thành một ngôi phạm vũ uy nghi, đáp ấn được mong mỏi của bà con Phật tử tại địa phương. Đến năm 1938, chùa được triều đình nhà Nguyễn sắc ban biển hiệu “ Sắc tứ Phổ Minh tự”. Bên trong chánh điện Từ năm 1948 đến năm 1952, Phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Quảng Bình phát triển mạnh, chùa Phổ Minh được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chi hội Phật giáo và Hội Phật học Quảng Bình. Chính trong thời gian này, chùa đã được Chi hội Phật giáo, hội Phật học kết hợp với Hòa thượng Phổ Minh trùng tu lại quy mô hơn. Chùa được xây dựng thành 3 gian cao rộng, hai bên tả hữu của chùa còn được xây dựng thêm nhà Tăng, nhà thiền rất khang trang. Kể từ đó chùa Phổ Minh trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Tượng phật trong khuôn viên chùa Năm 1968, thời kỳ chiến tranh khốc liệt xảy ra trên vùng đất này, chùa đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn, chỉ còn trơ lại nền móng. Hai năm sau, vào năm 1970, bấy giờ Hòa thượng Phổ Minh đã không còn nữa, được sự cho phép của chính quyền địa phương, bà con Phật tử lại đứng ra cùng nhau đóng góp công sức tiền của để dựng tạm lại ngôi chùa. Trong hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, cuộc sống bà con thiếu thốn nhiều mặt, nên chùa cũng chỉ được dựng tạm lại bằng những vật liệu thô sơ, chủ yếu là để có nơi thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng cho Tăng chúng và tín đồ Phật tử tại địa phương. Trải qua hơn hai mươi năm kể từ lần dựng tạm ấy, đến đầu những năm 2000 thì chùa đã thực sự xuống cấp trầm trọng. Chạnh lòng trước cảnh hoang tàn của ngôi chùa Cổ một thời từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, vào những năm 2004, 2005, tín đồ Phật tử tại địa phương, ở các phường Hải Đình, Đồng Phú… thuộc thành phố Đồng Hới, cũng như bà con Phật tử sống xa quê đã củng nhau đóng góp tiền của và lên kế hoạch đại trùng tu Tổ đình. Lễ đặt đá đại trùng tu Tổ đình Phổ Minh chính thức được khởi công vào ngày 21 tháng 5 năm Bính Tuất (2006). Qua hơn 6 tháng thi công, đến ngày 26 tháng 1 năm 2007 thì hoàn tất và làm lễ khánh thành. Chùa được kiến trúc theo lối chùa Tổ truyền thống ở miền Trung, tiền Phật hậu Tổ, hai bên tiền đường có lầu chuông, lầu trống, trước có tam quan, trong khuôn viên chùa có tháp Tổ. Bảo tháp thờ Hòa thượng Phổ Minh cao 5m, gồm 3 tầng với kiến trúc đẹp, vừa được xây lại trong dịp đại trùng tu này. Trước tam quan và trong chánh điện của chùa hiện vẫn còn giữ lại được hai cặp câu đối xưa của những lần trùng tu trước đây. Đại hồng chung và chiếc trống lớn hiện đặt tại tiền đường của chùa là do các vị cao tăng và bà con Phật tử sống xa quê hiến cúng nhân dịp khánh thành chùa. Ngoài những pho tượng Phật mới vừa được tôn trí trong dịp đại trùng tu này, như tượng Phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và tượng Hộ Pháp…, tại chùa Phổ Minh hiện còn lưu giữ được 14 pho tượng Phật cổ của chùa Minh Đức trước kia. Theo gia phả của họ Trần, họ Đặng và Dư địa chí làng Đức Phổ cho biết, chùa Minh Đức, là một ngôi cổ tự do thập nhị tôn tập làng Đức Phổ sáng lập từ đầu thế kỷ XVII. Quần thể kiến trúc ngôi cổ tự này rất lớn, gồm 3 tòa nhà lớn được làm bằng gỗ lim, gõ. Ngôi chánh điện gồm 3 gian 2 chái thoáng đãng, có lầu chuông lầu trống, trước có tam quan; trong chùa được tôn trí đến 30 tượng Phật. Trải qua các cuộc chiến tranh, chùa đã bị đổ nát hoàn toàn, giờ chỉ còn trơ lại nền móng, trên những pho tượng cổ này được bà con Phật tử thỉnh về tôn trí tại chùa Phổ Minh. Đại hồng chung Tại Tổ đường chùa Phổ Minh hiện có thờ 5 ngôi long vị: long vị của Hòa thượng Đắc Ân, long vị của Hòa thượng Đắc Quang, long vị của Tổ sư Từ Niệm trú trì Tổ đình Sắc tứ Minh Đức của làng Đức Phổ xưa, long vị thờ chung 5 vị Hòa thượng trú trì chùa Linh Quang, làng Đồng Hải, nay thuộc phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, và long vị của Hòa thượng Phổ Minh. Hòa thượng Đắc Ân và Hòa thượng Đắc Quang là hai anh em ruột, họ Đặng, thuộc nhánh thứ 6 dòng họ Đặng Đại ở làng Đức Phổ xưa. Hòa thượng Đắc Ân là bậc Tôn chứng A xà lê, từng có thời gian trú trì Quốc tự Thiên Mụ và trùng hưng Tổ đình Quốc Ân tại kinh đô Huế; còn Hòa thượng Đắc Quang cũng đã từng có thời gian trú trì và trùng hưng Tổ đình Quốc Ân. Chùa Phổ Minh đã được trùng tu, ngôi phạm vũ uy nghiêm trên chốn Tổ năm xưa hôm nay lại hiển hiện về giữa lòng thành phố Đồng Hới, như một đóa sen tỏa ngát hương, thỏa lòng mong mỏi bấy lâu của bà con Phật tử trên quê hương Quảng Bình, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm điểm dừng chân, lập am Trì Kiến, trên đường vân du về phương Nam. Nguồn: tapchivanhoaphatgiao Quảng Bình là tỉnh có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, công trình văn hóa tâm linh có giá trị, trong đó phải nói đến các chùa vừa là công trình văn hóa tâm linh, vừa là điểm đến góp phần phát triển du lịch Quảng Bình. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Phổ Minh tại thành phố Đồng Hới – Ngôi chùa một thời từng là trung tâm Phật học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Cổng chùaĐôi nét về Chùa Phổ Minh Chùa do Hòa thượng Phổ Minh sáng lập từ năm 1920, tọa lạc trên vùng đất “Tiền hướng Mâu Sơn chưng tú khí” tại xóm Ải thuộc làng Đức Phổ, xã Đức Ninh, huyện Quảng Ninh trước đây (nay là thôn Đức Trường, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới). Ngôi chùa là nơi xuất thân của nhiều bậc cao tăng đạo hạnh có những đóng góp quan trọng cho sự hưng thịnh của Phật giáo nước nhà nói chung, Phật giáo Quảng Bình nói riêng trong những thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX. Đặc biệt tại ngôi chùa này hiện còn lưu giữ được 14 pho tượng Phật cổ của Tổ đình Sắc tứ Minh Đức xưa – một ngôi cổ tự do thập nhị tôn tộc (12 dòng họ) làng Đức Phổ đứng ra thành lập từ đầu thế kỷ XVII, nhưng nay đã không còn. Chùa Phổ MinhHòa thượng Phổ Minh Hòa thượng thế danh là là Đặng Giới, pháp danh Hồng Tuyên, tự Chánh Giáo, hiệu Từ Thông, sinh năm Đinh Hợi (1889), xuất thân trong một gia đình có nhiều đời tín mộ Đạo Phật tại làng Đức Phổ, xã Đức Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bà con Phật tử trước kia ở làng Đất Phổ thường xuyên gọi ngài một cách gần gũi là thầy Đặng Giới, hoặc Hòa tượng Phổ Minh. Hòa thượng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, khi mới lên mười tuổi, được người chú ruột đưa vào kinh đô Huế học đạo tại Tổ đình Quốc Ân (một ngôi quốc tự do Tổ sư Nguyên Thiều sáng lập. Tại ngôi quốc tự này hiện còm lưu giữ bức hoàn phi với bốn chứ “Thu Nguệt Viên Tịnh” [Trăng thu vằng vặc] do chùa Phổ Minh cung tặng). Sau 12 năm chuyên trì học đạo, nghiên tầm kinh giáo tại kinh đô, Hòa thượng trở về quê nhà hoằng dương Phật pháp, và việc đầu tiên là khởi dựng chùa Phổ Minh ( năm 1920) để làm nơi tu học cho tín đồ Phật tử tại địa phương từ những năm 1928 – 1930, ngoài việc chăm lo giáo hóa đồ chúng, thu nhận đệ tử, với tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Quảng Bình, Hòa thượng đã ra sức chấn chỉnh lại hàng ngũ Tăng già cũng như tín đồ Phật tại địa phương. Và để thức hiện được ước nguyện đó, Hòa thượng đặc biệt lưu tâm với việc đào tạo Tăng tài, gửi nhiều vị tăng sĩ trẻ vào Huế học đào tại Phật đường Báo Quốc; quy y, truyền giới cho hàng nghìn Tăng, tín đồ khắp nơi trong tỉnh, nhất là tại huyện Lệ Thủy. Đây chính là thời kỳ mà Phật giáo ở Quảng Bình có những chuyển biến mạnh mẽ: Hội quán Tỉnh hội Phật giáo được thành lập, Sơn môn Tăng già ra đời, chùa và tịnh thất được xây dựng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Bảo tháp của hòa thượng Phổ MinhNăm 1951, cùng với Chi hội Phật giáo và Hội Phật học tại địa phương, Hòa thượng đã xây dựng chùa Phổ Minh trở thành một trung tâm Phật học của tỉnh Quảng Bình, nhằm đạo tạo trình độ Phật học từ sơ cấp đến trung cấp cho các Tăng sĩ trong tĩnh, bao gồm cả huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch…, và thành phố Đồng Hới hiện nay. Từ năm 1957 trở về sau, hằng năm Hòa thượng vân tập Tăng chúng trong tĩnh về đây an cư kiết hạ, trâu dồi giới hạnh, giữ gìn thanh quy… Nhờ đó mà nếp sinh hoạt của hàng ngũ Tăng già dần dần đi vào quy củ. Không chỉ tận tụy với công tác Phật sự, hoằng dương Chánh Dương, hòa thượng còn tích cực tham gia các phong trào yêu nước tại địa phương, đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo cũng như ngoài xã hội. Hòa thượng nguyên là Ủy viên Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Phật giáo Thống nhất tỉnh Quảng Bình, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình. Và như nội dung của long vị thờ ngài tại chùa Phổ Minh cho biết, ngài từng được suy tôn làm Đường đầu Hòa thượng tại một Giới đàn lớn được tổ chức trên quê hương Quảng Bình. Hòa thượng Phổ Minh viên tịch ngày 3 tháng 3 năm 1968, hưởng thọ 73 tuổi. Bảo tháp của ngài hiện được tôn trí tại khuông viên chùa. Hòa thượng Thích Trí Quang Tại chùa Phổ Minh, Ngài Trí Quang đã xuất gia vào giờ Giao thừa (vía đức Di Lặc) năm Bính Tý (1936). Bổn sư là Hòa thượng Thích Hồng Tuyên. Trong “Tiểu truyện tự ghi”, Hòa thượng Trí Quang cho biết, Ngài được Hòa thượng Thích Hồng Tuyên cử làm trụ trì chùa Phổ Minh năm 1943. Ngài được Hòa thượng Bổn sư truyền thọ Tỷ kheo giới và đắc pháp với hiệu Thiền Minh vào giờ Giao thừa (vía đức Di Lặc) năm Bính Tuất (1946); và truyền thọ Bồ tát giới năm Đinh Hợi (1947). Ngày 08/11/2019 vào lúc 21g45, tại Tổ đình Từ Đàm, thành phố Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thâu thần thị tịch. Hòa thượng trụ thế 97 năm, 72 Hạ lạp. Hòa thượng là bậc chân tu đạo hạnh, là vị cao tăng thạc đức. Với trí tuệ uyên thâm, Ngài là nhà Phật học lỗi lạc, tác giả và dịch giả nhiều tác phẩm giá trị cho kho tàng kinh điển và văn học Phật giáo Việt Nam. Chùa Phổ Minh và các lần trùng tu Chùa được hưng tạo vào năm 1920. Lúc đầu chùa chỉ là một ngôi thảo am nhỏ thờ Phật, do nữ tín chủ Cửu Khanh và Phật tử làng Đức Phổ phát tâm cúng dường một số tịnh tài thể theo bản nguyện của Hòa thượng Phổ Minh, để làm nơi tu tập cho bà con Phật tử trong làng. Qua ba năm sau, năm 1923, chùa được sửa sang lại, nhưng cũng chỉ là một ngôi thảo am bằng tre nứa lá. Năm Mậu Thìn (1928), khi hội đủ duyên lành, chùa được tôn tạo lại khang trang, rộng rãi hơn, gồm một gian hai chái, được xây bằng gạch, lợp ngói, quanh vường cây cổ thụ của chùa còn được xây thành quách bao che. Chùa Phổ Minh bấy giờ đã thức sự trở thành một ngôi phạm vũ uy nghi, đáp ấn được mong mỏi của bà con Phật tử tại địa phương. Đến năm 1938, chùa được triều đình nhà Nguyễn sắc ban biển hiệu “ Sắc tứ Phổ Minh tự”. Bên trong chánh điệnTừ năm 1948 đến năm 1952, Phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Quảng Bình phát triển mạnh, chùa Phổ Minh được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chi hội Phật giáo và Hội Phật học Quảng Bình. Chính trong thời gian này, chùa đã được Chi hội Phật giáo, hội Phật học kết hợp với Hòa thượng Phổ Minh trùng tu lại quy mô hơn. Chùa được xây dựng thành 3 gian cao rộng, hai bên tả hữu của chùa còn được xây dựng thêm nhà Tăng, nhà thiền rất khang trang. Kể từ đó chùa Phổ Minh trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Tượng phật trong khuôn viên chùaNăm 1968, thời kỳ chiến tranh khốc liệt xảy ra trên vùng đất này, chùa đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn, chỉ còn trơ lại nền móng. Hai năm sau, vào năm 1970, bấy giờ Hòa thượng Phổ Minh đã không còn nữa, được sự cho phép của chính quyền địa phương, bà con Phật tử lại đứng ra cùng nhau đóng góp công sức tiền của để dựng tạm lại ngôi chùa. Trong hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, cuộc sống bà con thiếu thốn nhiều mặt, nên chùa cũng chỉ được dựng tạm lại bằng những vật liệu thô sơ, chủ yếu là để có nơi thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng cho Tăng chúng và tín đồ Phật tử tại địa phương. Trải qua hơn hai mươi năm kể từ lần dựng tạm ấy, đến đầu những năm 2000 thì chùa đã thực sự xuống cấp trầm trọng. Chạnh lòng trước cảnh hoang tàn của ngôi chùa Cổ một thời từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, vào những năm 2004, 2005, tín đồ Phật tử tại địa phương, ở các phường Hải Đình, Đồng Phú… thuộc thành phố Đồng Hới, cũng như bà con Phật tử sống xa quê đã củng nhau đóng góp tiền của và lên kế hoạch đại trùng tu Tổ đình. Lễ đặt đá đại trùng tu Tổ đình Phổ Minh chính thức được khởi công vào ngày 21 tháng 5 năm Bính Tuất (2006). Qua hơn 6 tháng thi công, đến ngày 26 tháng 1 năm 2007 thì hoàn tất và làm lễ khánh thành. Chùa được kiến trúc theo lối chùa Tổ truyền thống ở miền Trung, tiền Phật hậu Tổ, hai bên tiền đường có lầu chuông, lầu trống, trước có tam quan, trong khuôn viên chùa có tháp Tổ. Bảo tháp thờ Hòa thượng Phổ Minh cao 5m, gồm 3 tầng với kiến trúc đẹp, vừa được xây lại trong dịp đại trùng tu này. Trước tam quan và trong chánh điện của chùa hiện vẫn còn giữ lại được hai cặp câu đối xưa của những lần trùng tu trước đây. Đại hồng chung và chiếc trống lớn hiện đặt tại tiền đường của chùa là do các vị cao tăng và bà con Phật tử sống xa quê hiến cúng nhân dịp khánh thành chùa. Ngoài những pho tượng Phật mới vừa được tôn trí trong dịp đại trùng tu này, như tượng Phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và tượng Hộ Pháp…, tại chùa Phổ Minh hiện còn lưu giữ được 14 pho tượng Phật cổ của chùa Minh Đức trước kia. Theo gia phả của họ Trần, họ Đặng và Dư địa chí làng Đức Phổ cho biết, chùa Minh Đức, là một ngôi cổ tự do thập nhị tôn tập làng Đức Phổ sáng lập từ đầu thế kỷ XVII. Quần thể kiến trúc ngôi cổ tự này rất lớn, gồm 3 tòa nhà lớn được làm bằng gỗ lim, gõ. Ngôi chánh điện gồm 3 gian 2 chái thoáng đãng, có lầu chuông lầu trống, trước có tam quan; trong chùa được tôn trí đến 30 tượng Phật. Trải qua các cuộc chiến tranh, chùa đã bị đổ nát hoàn toàn, giờ chỉ còn trơ lại nền móng, trên những pho tượng cổ này được bà con Phật tử thỉnh về tôn trí tại chùa Phổ Minh. Đại hồng chungTại Tổ đường chùa Phổ Minh hiện có thờ 5 ngôi long vị: long vị của Hòa thượng Đắc Ân, long vị của Hòa thượng Đắc Quang, long vị của Tổ sư Từ Niệm trú trì Tổ đình Sắc tứ Minh Đức của làng Đức Phổ xưa, long vị thờ chung 5 vị Hòa thượng trú trì chùa Linh Quang, làng Đồng Hải, nay thuộc phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, và long vị của Hòa thượng Phổ Minh. Hòa thượng Đắc Ân và Hòa thượng Đắc Quang là hai anh em ruột, họ Đặng, thuộc nhánh thứ 6 dòng họ Đặng Đại ở làng Đức Phổ xưa. Hòa thượng Đắc Ân là bậc Tôn chứng A xà lê, từng có thời gian trú trì Quốc tự Thiên Mụ và trùng hưng Tổ đình Quốc Ân tại kinh đô Huế; còn Hòa thượng Đắc Quang cũng đã từng có thời gian trú trì và trùng hưng Tổ đình Quốc Ân. Chùa Phổ Minh đã được trùng tu, ngôi phạm vũ uy nghiêm trên chốn Tổ năm xưa hôm nay lại hiển hiện về giữa lòng thành phố Đồng Hới, như một đóa sen tỏa ngát hương, thỏa lòng mong mỏi bấy lâu của bà con Phật tử trên quê hương Quảng Bình, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm điểm dừng chân, lập am Trì Kiến, trên đường vân du về phương Nam. Nguồn: tapchivanhoaphatgiao Trở về đầu trang Chùa Phổ Minh Sắc tứ Phổ Minh tự Đồng Hới Quảng Bình 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10