Chùa Tiêu nằm ở gần trung tâm Phật giáo Luy Lâu, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận xã Tương Giao, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa gắn liền với huyền thoại của hoàng đế Lý Thái Tổ thời niên thiếu và Quốc sư Lý Vạn Hạnh.
Chùa có tên thường gọi là Thiên Tâm Tự, xưa còn có tên là
chùa Lục Tổ nằm ở lưng chừng núi Tiêu, phía dưới chân núi là dấu tích của dòng
sông Tiêu Tương thơ mộng. Từ lâu chùa đã nổi tiếng là danh lam cổ tự. Ngày lễ
chính của chùa Tiêu là ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Ngôi chùa “ba không” của các bậc chân tu Chùa Tiêu được mệnh
danh là chốn tu thiền huyền bí của người xưa và là một trong những trung tâm Phật
giáo cổ xưa của Việt Nam. Không những thế chùa còn là một danh thắng nổi tiếng
với những công trình còn lại chính là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời Lê –
Nguyễn.
Đến chùa Tiêu, khách thập phương sẽ được chiêm bái pho tượng
thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực kỳ quý giá ở Việt Nam. Ngoài ra còn được tìm
hiểu về ngôi chùa có tiếng là ba không: “ không với hòm công đức, không với đốt
vàng mã, không cúng đồ chay hay đồ mặn”.
Điều này trái với việc phổ biến hiện nay ở miền Bắc trong
nhiều ngôi chùa, hầu như ban thờ nào cũng có hòm công đức lớn, nhỏ nhưng ở chùa
Tiêu thì không. Với các ban thờ khá đơn giản bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang…
Riêng “văn hóa giọt dầu” được tôn nghiêm và đúng mực hơn khi trên ban thờ chỉ
có mấy đồng tiền lẻ 500 đồng, 1.000 đồng được đặt ngay ngắn trên đĩa nhựa.
Đây chính là câu chuyện hiếm có giữa đời thường của các chùa
hiện nay, khi mà các lễ hội và một số di tích lịch sử đang bị lên án la liệt
hòm công đức thì vẫn còn những ngôi chùa có sức hút đặc biệt với đông đảo du
khách về bởi cái thanh tịnh với một sự thành kính tu Phật đơn giản mộc mạc và
thuần tục.
Chùa Tiêu sẽ mãi trường tồn gắn liền với lịch sử văn hóa
vương triều Lý, với Thăng Long – Hà Nội đang ngày đêm đổi mới, sẽ luôn là điểm
hấp dẫn của nhiều du khách gần xa. Đến thăm chùa Tiêu, du khách sẽ thấy lòng
mình thanh thản, tâm hồn thư thái vì được thắp hương tưởng nhớ đến công lao của
Thiền sư Vạn Hạnh, được ngắm cảnh “sơn thủy hữu tình” và chiêm ngưỡng các công
trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng thời xưa.
Tổng quan kiến trúc chùa Tiêu Chùa Tiêu là kiến trúc của nhiều
lần trùng tu tôn tạo. Chùa gồm các tòa: Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công
trình phụ trợ. Tại nhà tổ có pho tượng cổ Thiền sư Lý Vạn Hạnh và ngai bài vị
ghi rõ “Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”. Đặc biệt,
chùa còn bảo lưu được một bia đá, có tên “Lý Gia Linh Thạch”, niên đại “Cảnh Thịnh
nguyên niên” (1793), ghi chép sự tích về Lý Công Uẩn.
Cổng chùa hiện nay được xây năm 1986. Chùa lưu giữ ván in
sách Thiền uyển tập anh, một tác phẩm ghi chép về các danh tăng Việt Nam có giá
trị về văn học, sử học, triết học. Ở giữa nhà bia đặt một tấm bia bằng đá nhám
kích thước 60 x 40 x 25cm, mặt chính khắc bốn chữ “Lý gia linh thạch”.
Bia trước ở vách núi, ba mặt bị đất cỏ che lấp, khi chuyển
vào nhà bia, người ta mới biết mặt sau có khắc chữ Hán. Năm 1992, nhân dân địa
phương công đức tiền của dựng ngôi bảo tháp thờ vọng thiền sư Lý Vạn Hạnh ở trước
tòa tam bảo; lại dựng tượng vị thiền sư trên đỉnh núi Tiêu.
Tượng thiền sư Lý Vạn Hạnh tạo ở thế tọa thiền cao 8m, mặt
hướng về phía kinh thành Thăng Long. Năm 2001 dựng lầu Bồ Tát giữa hồ nước lớn
trước chùa. Năm 2002 dựng nhà Tổ. Năm 2003 dựng tam bảo theo kiến trúc xưa.
Đặc biệt, chùa còn giữ
tháp mộ và nhục thân Thiền sư Như Trí, viên tịch năm Quý Mão (1723), là người
có công khắc in cuốn Thiền Uyển tập anh. Ngày 05 – 3 – 2004, nhục thân Ngài đã
được PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho thỉnh chuyển về chùa Duệ Khánh, xã Nội Duệ (Bắc
Ninh) để thực hiện dự án tu bổ – bảo quản.
Công việc hoàn thành vào ngày 26 – 9 – 2004. Khi tu bổ, các
quy trình bọc vải, bó, hom, lót, thí, được thể hiện đầy đủ và thận trọng với 13
lớp sơn và thếp bạc. Pho tượng gốc nặng 34kg, chiều cao ngồi 78,5cm được đặt ở
nhà Tổ trong một khám sơn son thếp vàng có hộp kính kín dày 10mm, chứa đầy khí
nitơ để bảo vệ. Pho tượng táng tại tháp cổ chùa Tiêu đã gần 300 năm.
Các nghiên cứu khoa học về văn bản chữ viết đã xác định thiền
sư Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học có giá trị về
Phật giáo, văn học, triết học và văn hóa dân gian… Chùa Tiêu, cùng với những cổ
vật quý giá trên, còn đầy ắp những truyền thuyết, giai thoại kể những trang tuổi
thơ huyền bí của vua Lý Công Uẩn và đã được một số thư tịch sử sách cổ ghi chép
lại.Ngày 25.1.1991 chùa Tiêu đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử và
nghệ thuật của Bộ VHTT-TT.
Lịch sử và truyền thuyết vua Lý Công Uẩn
Ông Nguyễn Công Nha, người làng Đình Bảng đã dịch nghĩa bia
cổ. Xin trích một đoạn: “Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh chủ trì tăng viện người
làng Cổ Pháp. Đặc biệt phía Đông chùa, bên tả ngạn sông Tương có bà họ Phạm khi
lên chùa đèn nhang thường thấy một vị thần hầu đứng cạnh cột chùa. Người dạy đi
theo vào giữa hang núi lấy của. Điềm hóa khói hương bay hiện Lục giáp thần
thông. Từ ấy, sư bà ngẫm sự việc hiện nơi mặt đá lúc ngồi trên núi (thấy trong
người có sự linh nghiệm khác thường). Rồi ngẫu nhiên thành có thai sinh người
con họ Lý”.
Ngay sau ngày bà Phạm Thị có thai, vì lễ giáo thời đó, từ
chùa Tiêu bà đã không thể về quê mẹ ở Hoa Lâm. Bà được Lý Khánh Văn, em trai Lý
Vạn Hạnh đưa về Đầm Sấu chăm sóc. Ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), bà sinh
Lý Công Uẩn tại cái am nhỏ ở chùa. Từ đó ngôi chùa được dân gian gọi là chùa Dặn.
Vua Lý Công Uẩn tư chất thông minh lại được Lý Khánh Văn
nuôi dạy chu đáo. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lê Long Đĩnh mất, được sự giúp rập
của quốc sư Vạn Hạnh, Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tức vua Lý
Thái Tổ, trở thành vị vua khai sáng triều Lý.
Di tích lịch sử Chùa Tiêu Sơn - học sinh trường Phổ thông Trung học Lý Thái Tổ