Ngôi chùa nơi danh tướng Phạm Thị Toàn, triều đại vua Lỹ Nam Đế tu hành còn tại cho đến tận ngày nay, có nhiều tên gọi khác nhau như chùa Vĩnh Khánh, chùa Trăm Gian, chùa An Ninh và là một danh tích nổi tiếng của xứ Đông.
Chùa Vĩnh Khánh, di tích lịch sử quốc gia tọa lạc tại làng
An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa được hình thành từ thời
nhà Đinh (Vua Đinh Tiên Hoàng). Tới đời Vua Lý Công Uẩn chùa vẫn chỉ là một am
nhỏ tục gọi là Vãn Lộng Tự. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Tục Phương.
Tương truyền: Nói tới sử chùa Vinh Khánh thì phải nói tới
người con gái tên (Toàn Lương) tức Phạm Thị Toàn, nữ danh tướng triều đại vua
Lý Nam Đế. Ngôi chùa nơi bà tu hành tồn tại cho đến tận ngày nay, có nhiều tên
gọi khác nhau như chùa Vĩnh Khánh, chùa Trăm Gian, chùa An Ninh và là một danh
tích nổi tiếng của xứ Đông.
Thời giặc Lương đô hộ nước Việt, ở trang Vân Lộng xứ Đông
(nay thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương) có ông Phạm Lương là người có
chí khí. Vợ mất sớm, một mình ông nuôi cô con gái Phạm Thị Toàn trở thành người
tài sắc và luôn nhắc nhở con về nỗi đau mất nước.
Năm 541, khi nghe tin Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa ở Thái Bình,
cha con ông đã bán nhà cửa, tài sản để mộ quân tham gia cùng nghĩa quân. Với
thanh thế rất lớn, chỉ trong vòng 3 tháng, quân Lý Bí đã đánh tan giặc Lương, khiến
chúng phải bỏ chạy về về phương Bắc.
Trong các cuộc chiến, Phạm Thị Toàn tuy là nữ nhưng đã chứng
tỏ được sự dũng cảm phi thường và trở thành một nữ tướng nổi danh, được quân
dân kính nễ và kẻ thù khiếp sợ.
Sau khi đất nước giành được quyền tự, đến năm 542, Phạm Thị
Toàn lại tham gia đánh tan âm mưu tái lập ách đô hộ của giặc Lương khi chúng
kéo quân qua biên giới và đến năm 543 theo lão tướng Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp
ở phía Nam.
Khi đã ổn định được tình hình đất nước, tháng giêng năm Giáp
Tý (544) đức ông Lý Bí lên ngôi tự xưng là Nam Việt Đế; ông chính là vị hoàng đế
đầu tiên trong lịch sử nước ta (sử quen gọi là Lý Nam Đế) và lấy niên hiệu là
Thiên Đức.
Với mong muốn đất nước vững bền lâu dài, trường tồn mãi mãi,
Lý Nam Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân “có ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy”
(Đại Việt sử ký toàn thư), ông còn dựng triều nghi, đặt trăm quan, xây dựng thiết
chế chính quyền có sự phân định cụ thể.
Lúc này Lý Bí nhớ đến người con gái luôn dẫn đầu ba quân
xông pha nơi trận mạc, ngỏ ý muốn đưa nữ tướng Phạm Thị Toàn vào cung, nhưng
nàng đã khéo từ chối: “Vì sự nghiệp phục quốc mà phận gái liễu bồ nghĩ cũng phải
góp phần gánh vác, đó là tâm nguyện lớn lao không mong gì hơn. Nay việc lớn đã
thành, chỉ xin cho thiếp ở lại chốn quê hương chăm sóc phần mộ cha mẹ, vui với
cảnh ruộng đồng, hàng ngày nghe câu kinh tiếng kệ”.
Biết khó lay chuyển được nàng, nên đức ông Lý Bí đã chấp thuận
lời thỉnh cầu này. Từ đó Phạm Thị Toàn về quê tịnh tu cho đến lúc mất, người
dân lập đền thờ phụng bà là Thành hoàng Làng.
Bà trở về quê nhà, chính nơi đây nữ tướng phát tâm qui y Phật
đạo, vào năm Tân Tý (1101) Bỗng thiên hạ bị thiên tai, dịch bệnh người chết rất
nhiều, khắp nơi đến cầu thỉnh. Bà gia tâm giải hạn, lập đàn niệm chú 7 ngày liền,
cứu được dân chúng mệnh toàn khắp thiên hạ ai cũng cảm ơn lương đức của bà.
Đến năm Quí Mùi (1103) Toàn Lương đột ngột qua đời, khi đó
Bà mới 27 tuổi. Năm Đinh Hợi (1287) Giặc Nguyên kéo đại quân sang xâm lược nước
ta lần thứ 3. Vua Trần Nhân Tông phái Trần Quan mang 30 vạn quân sông thẳng và
đồn giặc nhưng không phân thắng bại, bèn tạm thời lui binh.
Đến Vãn Lộng đóng quân tại chùa làng. Đêm nằm Trần Quan mộng
thấy một người con gái hiện ra xin nguyện phù vua giúp nước. Trần Quan tỉnh mộng,
ngay đêm đó cho sửa tế lễ trước chùa và dẫn đại quân xông thẳng vào trại giặc.
Tướng Ô Mã Nhi và quân lính bỏ chạy tán loạn, giặc chết đuối
nhiều vô kể. Trần Quan nghiệm đúng như trong mộng, liền dẫn đại quân về chùa,
thân hành lễ bái, mở tiệc khao quân suốt 3 ngày liền. Bỗng dưng giữa ban ngày
(vào giờ Ngọ) ở trong chùa rực rỡ ánh hào quang, sau đó cả một vùng trời đất nổi
giông gió mù mịt.
Trần Quan đột ngột từ trần ngay trong chùa. Quân dân hoảng sợ
bèn dâng sớ tâu Vua. Vua nghe tin đại tang, bèn sai sứ thần và quan cai trị về
tận nơi làm lễ nghinh táng. Sau đó cho lập miếu để sau này đèn hương cúng bái
và lập riêng 1 ngôi đền thờ cúng nữ Nương ứng mộng, ban thưởng cho dân làng 800
quan tiền.
Năm Quý Mùi (1103) niên hiệu Long Phù thứ 3 đời vua Lý Nhân
Tông đã ban sắc phong cho Phạm Thị Toàn là “công chúa ni cô”.
Trải qua bao thăng trầm của dân tộc cũng là bấy nhiêu thăng
trầm bi ai của ngôi chùa linh thiêng. Dưới sự chỉ đạo của nhiều đời sư uyên bác
và lòng hướng mộ của nhân dân trong vùng, chùa mỗi ngày một thêm to đẹp.
Bước sang đầu thế kỷ XX qui mô chùa đã lên đến
100 gian. Đặc biệt qua 9 năm kháng chiến chống Pháp chiến sự vùng này vô cùng
khốc liệt, nhưng 100 gian chùa không vỡ một viên ngói, duy nhất một quả đạn
pháo rơi vào chùa nhưng lại bị câm không nổ. Trong những năm kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, ngôi chùa được dùng làm Viện Quân Y 7, nơi đây đã chữa trị hàng
ngàn thương binh.