Chùa Vĩnh Khánh ở Vĩnh Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, thuộc cụm di tích lịch sử – văn hoá đình – đền – chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ thời nhà Lý đầu thế kỉ thứ XI là một công trình kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, di sản văn hoá vật thể có giá trị của Thủ đô. Vĩnh Khánh Tự là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Thủ đô.
Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đầu thế kỉ
XI (1010), Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng chùa Vĩnh Khánh dành riêng cho hoàng
thân quốc thích trong hoàng tộc đến lễ bái hương khói cầu may cầu phúc. Chùa được
coi là một trong ba “Tam sơn tự’” của cố đô Thăng Long...”
Đặc biệt ở tam quan của chùa mặt sau lại đắp 2 sự tích: Trần
Hưng Đạo và Hai Bà Trưng.
Câu đối ở cửa chùa:
砥柱依然峙對濃山標勝景
蘭臺卓厼長流珥水誌名藍
Chỉ trụ y nhiên, trĩ đối Nùng sơn tiêu thắng cảnh
Lan đài trác mịch? trường lưu Nhị thủy chí danh lam.
Chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể
thao và Du lịch) quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia (Quyết định số 177/
VH ngày 13 – 3 – 1990).
Những năm gần đây, cảnh quan và đất khu vực chùa đang bị xâm
hại, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản Văn hoá.
Kiến trúc của chùa
Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Tầng trên cùng an vị bộ
tượng Phật Tam Thế. Mỗi tượng cao 0,90m, ngang gối 0,54m, tòa sen cao 0,27m, tạc
bằng gỗ vào thời Mạc.