Chùa Võng Thị (Vĩnh Khánh tự) – Linh thiêng sóng nước Tây Hồ Chùa Võng Thị (Vĩnh Khánh tự) – Linh thiêng sóng nước Tây Hồ Ngôi chùa đã song hành với đời sống của người Thăng Long – Hà Nội nơi đây, từ làng Võng Thị thuở xưa đến phố Võng Thị ngày hôm nay. Chùa là nơi để nhân dân Võng Thị - Tây Hồ đến dâng hương, neo giữ sự trụ tâm - hướng thiện trong tâm hồn mỗi người. Chùa Võng Thị tên chữ là Vĩnh Khánh tự. Địa chỉ: phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, tp Hà Nội. Chùa ra đời vào cuối thời Lý; gần đây đã được xây lại hoàn toàn và công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Chùa Võng Thị nhìn từ vệ tinh Lược sử Khuôn viên chùa rộng chừng 5.000m2, nằm ở góc tây-nam ven bờ hồ Tây. Đất này thuộc về một ngôi làng cổ của Hà Nội. Trước kia, dân làng chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh cá và "seo" giấy. Nơi đây từng có một chợ bán lưới cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị (chợ lưới). Tam quan mới của chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Chùa Võng Thị khởi dựng dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Đến những năm kháng chiến chống Pháp, chùa từng bị san phẳng, toàn bộ tượng Phật bị đốt. Dưới sân chùa này, một hầm trú ẩn của Thành ủy Hà Nội đã được xây dựng và là nơi chỉ huy quân dân thủ đô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Hầm được xây bằng đá hộc, mỗi bề rộng 12m, nửa chìm nửa nổi, phần chìm thông với hệ thống địa đạo. Phố Võng Thị phía Hồ Tây, bên trái là đình làng. Photo ©NCCong 2014 Trong quá trình đô thị hoá, dọc con đường làng được gắn biển “phố Võng Thị” vào năm 2001 nay đã mọc lên san sát các biệt thự. Phố này chạy từ phố Thuỵ Khuê đến bờ Hồ Tây, nơi có chùa và đình Võng Thị với ngôi đền cổ được dựng vào cuối thế kỷ 11. Đình Võng Thị có điện thờ Mục Thận, theo văn bia còn lưu, ông là người đánh cá nổi tiếng trong “Vụ án hồ Dâm Đàm” vào tháng Ba năm Bính Tý (1096). Tam bảo chùa Võng Thị nhìn từ gác Tam quan. Photo ©NCCong 2012 Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Nữ Đàm Đạo. Là ngôi chùa do dân làng Võng Thị cùng với Phật tử phương chung sức xây dựng vào thời hậu Lê, đến nay đã trải qua hơn 500 năm. Phủ Tam tòa Thánh Mẫu cạnh Tam bảo chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Qua thời gian, cộng thêm sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa Võng Thị nguy nga tráng lệ năm xưa chỉ còn trơ trọi lại một lều tranh vách đất. Năm 2001, Bản Tự chùa cùng nhân dân địa phương đã quyết tâm tái thiết lại ngôi Tam bảo và tôn tạo cảnh quan, chùa đã hoàn thành nguy nga tráng lệ. Ngõ từ cổng phụ vào chùa Võng Thị đi giữa hai ao vuông. Photo ©NCCong 2012 Chùa được Ni Sư trụ trì xây dựng hoành tráng không những tạo thêm mỹ quan nơi đất Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn thể hiện được tấm lòng tri ân, báo ân của Ni Sư và Phật tử địa phương đối với tổ tiên, trở thành di sản quý báu, là điểm tựa tâm linh cho chúng ta hôm nay và cho các thế hệ con cháu ngàn đời sau. Năm 2008, Ni Sư trụ trì tiếp tực khởi công xây mới cổng Tam quan bề thế trang nghiêm. Chính điện chùa Võng Thị Các ban thờ Chính điện được bài trí tôn nghiêm, bộ tượng Phật Tam Thế ngự ở tầng trên cùng. Mỗi tượng cao 0,9m, kể cả tòa sen là 1,2m, ngang gối 0,54m, tạc bằng gỗ vào thời Mạc. Bộ cổ vật quý này vốn bị kẻ gian lấy từ đâu không rõ, sau được công an thu giữ lại và nhà chùa cung kính thỉnh rước về. Tượng Thánh hiền và Hộ pháp ở tiền đường chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Phía dưới bộ Tam Thế đặt tượng Thích Ca, tượng tôn giả A Nan và Ca Diếp, tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bộ Thất Phật Thế Tôn và tòa Cửu Long. Trong chùa treo một quả chuông đúc từ thời Tây Sơn. Các ban thờ được trang hoàng lộng lẫy, có nhiều hoành phi, câu đối và những cửa võng chạm khắc tinh tế. Chuông chùa đúc thời Tây Sơn Một tháp mộ cổ sau chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và trở thành một điểm đến trong quần thể du lịch Tây Hồ đang hấp dẫn nhiều viễn khách từ thập phương. Nguồn; Văn Hiến Việt Nam Ths Nguyễn Thy Ngà đăng Ngôi chùa đã song hành với đời sống của người Thăng Long – Hà Nội nơi đây, từ làng Võng Thị thuở xưa đến phố Võng Thị ngày hôm nay. Chùa là nơi để nhân dân Võng Thị - Tây Hồ đến dâng hương, neo giữ sự trụ tâm - hướng thiện trong tâm hồn mỗi người. Chùa Võng Thị tên chữ là Vĩnh Khánh tự. Địa chỉ: phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, tp Hà Nội. Chùa ra đời vào cuối thời Lý; gần đây đã được xây lại hoàn toàn và công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Chùa Võng Thị nhìn từ vệ tinh Lược sử Khuôn viên chùa rộng chừng 5.000m2, nằm ở góc tây-nam ven bờ hồ Tây. Đất này thuộc về một ngôi làng cổ của Hà Nội. Trước kia, dân làng chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh cá và "seo" giấy. Nơi đây từng có một chợ bán lưới cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị (chợ lưới). Tam quan mới của chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Chùa Võng Thị khởi dựng dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Đến những năm kháng chiến chống Pháp, chùa từng bị san phẳng, toàn bộ tượng Phật bị đốt. Dưới sân chùa này, một hầm trú ẩn của Thành ủy Hà Nội đã được xây dựng và là nơi chỉ huy quân dân thủ đô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Hầm được xây bằng đá hộc, mỗi bề rộng 12m, nửa chìm nửa nổi, phần chìm thông với hệ thống địa đạo. Phố Võng Thị phía Hồ Tây, bên trái là đình làng. Photo ©NCCong 2014 Trong quá trình đô thị hoá, dọc con đường làng được gắn biển “phố Võng Thị” vào năm 2001 nay đã mọc lên san sát các biệt thự. Phố này chạy từ phố Thuỵ Khuê đến bờ Hồ Tây, nơi có chùa và đình Võng Thị với ngôi đền cổ được dựng vào cuối thế kỷ 11. Đình Võng Thị có điện thờ Mục Thận, theo văn bia còn lưu, ông là người đánh cá nổi tiếng trong “Vụ án hồ Dâm Đàm” vào tháng Ba năm Bính Tý (1096). Tam bảo chùa Võng Thị nhìn từ gác Tam quan. Photo ©NCCong 2012 Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Nữ Đàm Đạo. Là ngôi chùa do dân làng Võng Thị cùng với Phật tử phương chung sức xây dựng vào thời hậu Lê, đến nay đã trải qua hơn 500 năm. Phủ Tam tòa Thánh Mẫu cạnh Tam bảo chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012 Qua thời gian, cộng thêm sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa Võng Thị nguy nga tráng lệ năm xưa chỉ còn trơ trọi lại một lều tranh vách đất. Năm 2001, Bản Tự chùa cùng nhân dân địa phương đã quyết tâm tái thiết lại ngôi Tam bảo và tôn tạo cảnh quan, chùa đã hoàn thành nguy nga tráng lệ. Ngõ từ cổng phụ vào chùa Võng Thị đi giữa hai ao vuông. Photo ©NCCong 2012 Chùa được Ni Sư trụ trì xây dựng hoành tráng không những tạo thêm mỹ quan nơi đất Thăng Long ngàn năm văn hiến mà còn thể hiện được tấm lòng tri ân, báo ân của Ni Sư và Phật tử địa phương đối với tổ tiên, trở thành di sản quý báu, là điểm tựa tâm linh cho chúng ta hôm nay và cho các thế hệ con cháu ngàn đời sau. Năm 2008, Ni Sư trụ trì tiếp tực khởi công xây mới cổng Tam quan bề thế trang nghiêm. Chính điện chùa Võng Thị Các ban thờChính điện được bài trí tôn nghiêm, bộ tượng Phật Tam Thế ngự ở tầng trên cùng. Mỗi tượng cao 0,9m, kể cả tòa sen là 1,2m, ngang gối 0,54m, tạc bằng gỗ vào thời Mạc. Bộ cổ vật quý này vốn bị kẻ gian lấy từ đâu không rõ, sau được công an thu giữ lại và nhà chùa cung kính thỉnh rước về. Tượng Thánh hiền và Hộ pháp ở tiền đường chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012Phía dưới bộ Tam Thế đặt tượng Thích Ca, tượng tôn giả A Nan và Ca Diếp, tượng Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bộ Thất Phật Thế Tôn và tòa Cửu Long. Trong chùa treo một quả chuông đúc từ thời Tây Sơn. Các ban thờ được trang hoàng lộng lẫy, có nhiều hoành phi, câu đối và những cửa võng chạm khắc tinh tế. Chuông chùa đúc thời Tây Sơn Một tháp mộ cổ sau chùa Võng Thị. Photo ©NCCong 2012Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và trở thành một điểm đến trong quần thể du lịch Tây Hồ đang hấp dẫn nhiều viễn khách từ thập phương. Nguồn; Văn Hiến Việt NamThs Nguyễn Thy Ngà đăng Trở về đầu trang Chùa Võng Thị di tích lịch sử Trích Sài làng Võng ThịTây Hồ Hà Nội 1 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10