Cụm Đền Ngọc Trục, phường Đại Mỗ Nam Từ Liêm, Hà Nội trong khuôn viên có hai đền. Đền cổ thờ Tản Viên và hai anh em kết nghĩa Cảm Hóa đại vương và Minh (Linh) Trạc đại vương. Đền thứ hai thờ danh tướng Ả Lã Nàng Đê.
Từ đầu đường 70 (từ thành phố Hà Đông đi Đại Mỗ) nhìn vào có
hai ngôi đền ẩn dưới các hàng cây muỗm cổ thụ. Một ngôi thờ Tản Viên và hai anh
em kết nghĩa Cảm Hóa đại vương và Minh Trạc đại vương. Chếch về phía Đông có
ngôi Đền mới, thờ ả Lã Nàng Đê.
Cách hai ngôi đền hai trăm mét về phía Đông có ngôi đền thờ
một vị tướng thời Lê là Đào Thế Tiên - người làng, làm quan đến chức Đô đốc
Thiêm sự, tước Quảng Quận công, lập được nhiều công lao trong các cuộc đánh
nhau với quân chúa Nguyễn và tử trận tại Thiên Lộc (nay thuộc Hà Tĩnh) tháng Một
năm Canh Tý niên hiệu Vĩnh Thọ - 1660), được truy tặng hàm quan là Dực vận tán
trị công thần, Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Bắc quân Đô đốc phủ, Đô đốc
đồng tri, Thiếu bảo, cho dân xã Ngọc Trục lập đền thờ.
Cụm Đền Ngọc Trục, phường Đại Mỗ Nam Từ Liêm, Hà Nội trong
khuôn viên có hai đền. Đền cổ thờ Tản Viên và hai anh em kết nghĩa Cảm Hóa đại
vương và Minh (Linh) Trạc đại vương, cũng là các vị Tam Vị nhất thể ở Đình là Cảm
Hóa Đại Vương, Hiển Ứng Đại Vương, Linh Trạc Đại Vương từ thời Hùng vương mà
cũng được gọi là Thủy Hải Long Vương, và hay được ghép ra thành con của Ả Lã
Nàng Đê. Chếch về phía Đông có ngôi Đền mới, thờ Ả Lã Nàng Đê, nhưng lại gần cổng
chung.
Theo sử sách ghi lại, vua Hùng Vương đời thứ 18 Hùng Duệ
Vương cho các quan giám lễ chép lại các sắc phong thần, ban tiền và đất đai dựng
372 ngôi miếu thờ, giao cho dân chúng từng vùng xây dựng và thờ cúng.
Ngôi đền thờ Lã Nương công chúa cùng Tam vương hợp nhất vị
hiệu của làng chính là trong số 372 ngôi đền đó. Lã Nương công chúa được suy
tôn là Đức Thánh Mẫu một trong các Thành Hoàng, cùng Tam Vương hợp nhất vị hiệu
thành Đức Thành Hoàng làng.
Cứ mùng 10 tháng Giêng hàng năm, nhân dân làng Ngọc Trục lại
tưng bừng tổ chức lễ hội. Tức là Đền có từ thời Hùng Duệ Vương.
Như vậy theo cách ghi này Đức Thánh Mẫu phải là Mẫu Thoải Động
Đình mới có ba con là Thủy Hải Long Vương. Đến thời Trưng Vương khi Ả Lã lập
đàn thần Tản Viên có Long Vương linh ứng phù hộ đánh giặc và hóa về thủy phủ,
nên tất cả trở thành lớp sau của các Thần ở đây.
Mà có chỗ vẫn gọi Ả Lã là Thủy Tinh Công Chúa, và luôn được
thờ cùng Linh Lang Đại Vương hay có nơi gọi là Hà Bá Thủy Quan, ở cả một dải dọc
sông Đáy. Còn kỳ trước là Thánh Mẫu cho nên khu Đại Mỗ trước có tên là Thiên Mỗ,
hay Thiên Mụ. Mỗ ở đây nghĩa là Bà mụ, nên có cả địa danh Huyền Phố, và Ả Lã
cũng có hiệu là Quốc Vương Thiên Tử ...
Trong hai làng Ngọc Trục và Trung Văn còn thờ Đào Trực thời
Tiền Lê và cùng Đô đốc Thiêm Sự Quản Quận Công Đào Thế Tiên thời Hậu Lê, nhưng
là ở đền khác.