Quần thể khu di tích đền Cao được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong không gian rộng gần 1 km. Cụm di tích thờ đủ 5 vị nhân thần họ Vương gắn với cuộc chiến chống Tống của vua Lê Đại Hành. Trong 5 vị thì có 2 vị nữ tướng Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, được thờ ở đền Cả.
Qua nhiều lần trùng tu vào thời hậu Lê, thời Nguyễn và những
năm gần đây nhưng các di tích đều tuân thủ theo kiến trúc truyền thống, tạo
thành một tổng thể kiến trúc hài hòa, có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật.
Căn cứ vào Luật Di sản Văn hóa, căn cứ vào giá trị quần thể
khu di tích, lịch sử các nhân vật được thờ, sinh hoạt lễ hội truyền thống, hệ
thống cổ vật, di vật, ngày 2/3/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ký quyết định công nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với quần thể di
tích đền Cao (gồm 4 di tích: Đền Cao, đền Cả, đền Bến Tràng, đền Bến Cả).
"Gắn sự kiện lịch sử đó là những nhân vật được thờ tại
các di tích, đền Cao thờ Thiên Bồng Đại tướng quân Vương Đức Minh; đền Bến
Tràng thờ Dực thánh linh ứng Đại vương Vương Đức Xuân; đền Bến Cả thờ Anh Vũ
dũng lược Đại vương Vương Đức Hồng; đền Cả thờ Đào Hoa Trinh Thuận Công chúa
Vương Thị Đào và Liễu Hoa Linh Ứng Công chua Vương Thị Liễu. Đây là 5 anh em có
công giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống xâm lược vào thế kỷ thứ X.
Ngoài ra, tại đền Cả còn thờ Thành hoàng làng Dương Tôn Linh
có công khai hoang lập ấp và được tôn vinh là Đức Đệ Nhất; đền thờ Vua Lê Đại
Hành là vị hoàng đế với sự nghiệp chống quân Tống xâm lược, bình định Chiêm
Thành, có nhiều công lao trong nội trị, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa đặc
biệt là trong lĩnh vực ngoài giao nâng cao vị thế quốc gia Đại Cồ Việt vào thế
kỷ X…"
Quần thể khu di tích đền Cao gồm 7 di tích đền Cao, đền –
chùa Cả, đền Bến Cả, đền Bến Tràng, đền thờ vua Lê Đại Hành và đình Hội Đồng.
Quần thể khu di tích đền Cao gắn với truyền thuyết về cuộc đời của 5 đức Thánh
họ Vương với sự kiện lịch kháng chiến chống quân Tống xâm lược vào mùa xuân năm
Tân Tỵ 981 của vua Lê Đại Hành đem quân về lập đại bản doanh tại địa điểm Đồng
Dinh của Dược Đậu Trang (nay là xã An Lạc) để chống quân Tống.
Hiện nay, trên địa bàn còn nhiều địa danh lịch sử liên quan
trực tiếp hoặc gợi về một địa bàn đóng sở chỉ huy của Thập đạo tướng quân Lê
Hoàn, tướng Tổng tư lệnh, Hoàng đế thân làm tướng đánh giặc như núi Cao Hiệu,
sát bến Vạn bên dòng Nguyệt Giang đỏ ra sông Kinh Thày; Đồng Dinh nơi đặt đại bản
doanh của vua Lê Đại Hành; Nội Xưởng – tương truyền là nơi rèn, sửa vũ khí và
phương tiện chiến đấu của quân ta.
Ngoài ra còn có Lò Văn, Bàn Cùng, Nền bà Chúa, Núi Sơn Đụn…
là những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Tống của vua Lê Đại Hành.
Tại đền Cả còn thờ Thành hoàng làng Dương Tôn Linh có công
khai hoang lập ấp và được tôn vinh là Đức Đệ Nhất; đền thờ Vua Lê Đại Hành là vị
vua gắn với sự nghiệp chống quân Tống xâm lược, có nhiều công lao trong nội trị,
xây dựng đất nước, phát triển văn hóa đặc biệt là trong lĩnh vực ngoài giao
nâng cao vị thế quốc gia Đại Cồ Việt vào thế kỷ X…
Đền Cả thờ các vị nữ thần Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu (khu đền
Cao ở Chí Linh) - ảnh chụp ngày 25-10-2008
Tục danh của bà là Vương Thị Liễu, tên hiệu trong văn khấn
là Liễu Hoa Linh Ứng Công Chúa. Bà Vương Thị Đào tên hiệu là Đào Hoa Trinh Thuận
Công Chúa.
Đền Bến Cả thờ Vương Đức Hồng - ảnh chụp ngày 25-10-2008
Hằng năm tại các di tích này chính quyền và nhân dân địa
phương luôn duy trì nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng như: Lễ hội (chính) đền
Cao diễn ra vào tháng Giêng hàng năm tưởng niệm ngày mất của 5 anh em họ Vương.
Ngoài ra, trong năm còn diễn ra nhiều sự lệ độc đáo, đặc sắc như: Lễ kỷ niệm
ngày mất Vương Phụ, Vương Mẫu của 5 đức Thánh họ Vương; lễ hạ điền, thượng điền,
lễ kỷ niệm ngày sinh của 5 anh em họ Vương, lễ hội chùa, lễ giỗ Mẫu, lễ Phật Đản…
Quần thể khu di tích đền Cao còn là những công trình kiến
trúc mang đặc trưng kiểu dáng kiến trúc truyền thống, trong đó nhiều di tích mang
kiểu dáng kiến trúc cổ thời hậu Lê và thời Nguyễn. Trong các di tích còn lưu giữ
nhiều di vật, cổ vật có giá trị gồm chất liệu giấy, gỗ, đá, gốm, kim loại như
Thần tích, sắc phòng, bia ký, bát hương, câu đối, hoành phi, tương phật có niên
đại vào thời hậu Lê và thời Nguyễn.
Cụm di tích lịch sử được gọi hung là Quần thể khu di tích đền
Cao, xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vùng bảo vệ quần thể khu di
tích gồm: Tổng diện tích khoanh vùng là 40.366,1 m2, trong đó khu vực 1 có diện
tích 39.648,1 m2, khu vực II có diện tích 718 m2.
Lễ hội truyền thống đền
Cao kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 9 - 11/3 (tức từ ngày 22 - 24 tháng Giêng) với
nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Lễ mộc dục, tế khai xuân, hội thi giã
bánh giầy, nấu chè kho, rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền
Cả, tế hội đồng, lễ ban “Khước Thánh”, lễ tế nghinh, lễ rước bộ, tế yên vị giao
lưu các CLB hát chèo thị xã Chí Linh, tổ chức giải thể thao và trò chơi dân
gian, giải vật truyền thống, lễ đập đất, vật đập đất và các hoạt động văn hóa
múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật mừng lễ hội.