Đến với làng Giang Xá thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, không chỉ là đến với một quần thể di tích bao gồm đình, đền, chùa gắn với việc thờ cúng và tưởng niệm Vua Lý Nam Đế, mà còn là đến với các truyền thuyết dân gian về tuổi thơ và công cuộc dựng cờ khởi nghĩa lập quốc đầy vinh quang của ông.
Cụm di tích Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện
Hoài Đức) là nơi thờ, nơi tưởng nhớ đến vua Lý Nam Đế - người anh hùng dân tộc
đã lập nên nhà nước Vạn Xuân. Cụm di tích là địa điểm ghi lại dấu tích của việc
chiêu tập quân sĩ, nơi đóng đồn trại chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa nổi tiếng
trong lịch sử.
Nằm ngay trung tâm huyện Hoài Đức, từ xưa Giang Xá là một
thôn thuần nông, người dân có một số nghề thủ công trong lúc nông nhàn. Đây là
một mảnh đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩa của vị anh hùng dân tộc
Lý Nam Đế.
Đến với làng Giang Xá, không chỉ là đến với một quần thể
di tích bao gồm đình, đền, chùa gắn với việc thờ cúng và tưởng
niệm ông, mà còn là đến với các truyền thuyết dân gian về tuổi thơ và
công cuộc dựng cờ khởi nghĩa lập quốc đầy vinh quang của ông.
Chùa Linh Bảo, làng Giang Xá
Tương truyền Vua Lý Nam Đế (đức ngài Lý Bí “Lý Bôn”) đã lớn
lên tại chùa Linh Bảo, làng Giang Xá. Là người có chí khí và lòng yêu nước, căm
thù giặc sâu sắc, trước cảnh lầm than của nhân dân dưới ách đô hộ của giặc ngoại
xâm, đức ngài Lý Bí “Lý Bôn”đã lấy chùa Linh Bảo làm nơi tụ nghĩa, chiêu mộ
binh mã, phất cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân xuất quân đánh đuổi giặc Lương.
Làng Giang là một làng cổ nằm cạnh thị trấn Trôi của huyện
Hoài Đức, Hà Nội. Làng này có điều đáng chú ý là nơi có ngôi đền thờ Lý Nam Đế
gọi là Quán Giang. Theo thần tích của đền do Nguyễn Bính soạn thì Giang Xá là
nơi Lý Nam Đế lớn lên (tại chùa Linh Bảo) và tế trời đất khi khởi nghĩa.
Khởi nghĩa thành công, Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế, lập kỷ
nguyên Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Giang Xá cùng một số nơi khác được
phong là Thang mộc ấp (miễn thuế khóa). Khi Lý Nam Đế rút về động Khuất Lao, dân Giang Xá đã lập
sinh từ để cúng tế về sau. Từ Lý Phật Tử lên tập vị bao năm đều có xuân thu quốc
tế (do các quan trên về tế xuân). Sau này, tới thời Lê Thần Tông (1622) dân
làng mới xin và được cho qui tế.
Tự hào
là đất vua phong và để tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn của ông, dân làng đã
xây dựng ngôi đền thờ ông ngay trên mảnh đất Giang Xá.
Đền Giang Xá, nơi thờ phụng vua Lý Nam Đế
Đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế, ngôi đền tọa lạc
trên một khu đất cao, rộng thoáng ở giữa thôn Giang Xá. Phía trước và phía sau
đền có 2 cái giếng lớn, xung quanh đền có nhiều cây muỗm, nhãn cổ tạo nên khung
cảnh thiên nhiên sinh động, tươi đẹp.
Cũng giống như nhiều ngôi đền thờ khác ở Hà Nội, đền Giang
Xá bao gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc trải
ra trong một khuôn viên rộng tạo cho ngôi đền có một chiều sâu.
Một khoảnh khắc hiếm khi đền Giang Xá mở cửa
Đôi câu đối ghi lại được từ Quán Giang có phần vế sau chụp
không rõ với những chữ Nho cổ khá hiểm hóc. Sau khi thảo luận đã phiên âm như
sau:
洪惟南越肇基貉雄吳蜀以前赫濯殾靈天德紀元初一綂
歷考帝王世祀丁趙陳黎而後焜煌彞典萬春建國閲千秋
Hồng duy Nam Việt triệu cơ, Lạc Hùng Ngô Thục dĩ tiền, hách trạc tuấn linh,
Thiên Đức kỷ nguyên sơ nhất thống
Lịch khảo đế vương thế tự, Đinh Triệu Trần Lê nhi hậu, hỗn hoàng di điển, Vạn
Xuân kiến quốc duyệt thiên thu.
Bên trên vế đối thứ nhất có hai chữ “Thành Thái” cho biết thời
gian sáng tác câu đối này là dưới thời Nguyễn (vua Thành Thái).
Câu đối này có những thông tin thật khó hiểu:
– Vế đối đầu nói tới “Nam Việt” mở nền móng nhưng cùng với Lạc Hùng lại còn kể
cả Ngô Thục. Ngô, Thục nào của nước Nam Việt đây?
– Vế thứ hai sau khi đã tra cứu “lịch đế vương thế tự” một cách đầy đủ, thay vì
kể “Triệu, Đinh, Lý, Trần” như trong Bình Ngô đại cáo, thì ở đây lại nêu một trật
tự khác: “Đinh, Triệu, Trần, Lê”. Nhà Đinh nào trước nhà Triệu đây?
– Cuối cùng, Lý Nam Đế theo câu đối này là triều đại mà trước đó (“dĩ tiền”) là
Ngô Thục, còn sau đó (“nhi hậu”) là Đinh Triệu. Để hiểu câu đối này cần đọc từng
chữ, từ đầu:
– “Hồng duy”, dễ bị hiểu là “riêng xét”. Nhưng so vào câu đối, vì đối lại với
chữ “lịch khảo” ở vế dưới nên chữ “duy” ở đây phải là động từ, trong từ “tư
duy”, chứ không phải là “duy nhất”. “Hồng duy” nghĩa là phải tư duy cho rộng. Một
câu mở đầu rất hay. Muốn hiểu lịch sử các đế vương Nam Việt xưa trước hết phải
biết nghĩ cho rộng, cho sâu.
– “Sơ nhất thống”, có người đọc thành “thống nhất sơ sơ”, thật
buồn cười. Nghĩa ở đây phải là kỷ nguyên Thiên Đức của Lý Nam Đế đã thống nhất
đất nước Nam Việt thủa sơ khai ban đầu. Vì là thời quốc sơ, thông tin chưa thực
rõ ràng nên những triều đại này mới “hóa thần hóa thánh” (“tuấn linh”). Cụm từ
“sơ nhất thống” cho thấy rõ khởi nghĩa của Lý Bôn đã diễn ra vào thời điểm rất
sớm và đã lập được kỳ tích, thống nhất được giang sơn.
Với cách “hồng duy” nghĩ rộng như vậy thì có thể lý giải được
câu đối trên:
– Nhà Thục thời lập quốc của Nam Việt là Thục An Dương Vương. Điều này còn ghi
trong chính sử phần “ngoại kỷ” = quốc sơ.
– Nhà Ngô:
Trong số trên có Ân Trụ Vương và Tần Thủy Hoàng là có thể hợp
với nhà Ngô trong câu đối. Nhiều khả năng nhất là nhà Tần đã được sử Việt gọi
là Ngô, là thời kỳ trước khi Thục An Dương Vương bị diệt.
Như vậy nghĩa của vế đầu câu đối đã sáng tỏ: thời mở nước của
Nam Việt trước kia từ Lạc Hùng tới Tần Thục, tiếp là kỷ nguyên Thiên Đức đã thống
nhất quốc sơ. Với sử quan “hồng duy” rộng lớn, tác giả câu đối ở đây đã coi nhà
Tần cũng là một triều đại lập quốc của người Việt.
– Nhà Đinh: trước nhà Triệu thì chỉ có thể là … Trưng Vương,
chứ không phải Đinh Bộ Lĩnh. Hoàng Đinh là tên nước của Hai Bà Trưng.
– Xác định như vậy thì nhà Triệu ở đây có thể là của Bà Triệu hoặc Triệu Quang
Phục.
Thông tin của vế đối thứ hai rõ ràng hơn, có thể “khảo cứu lịch
các triều đại” và vẫn còn được chép trong sử sách (“di điển”).
Chỗ khó giải nhất của câu đối là Lý Nam Đế ở vào thời điểm:
trước Trưng nữ vương, sau Tần Thục. Vậy khởi nghĩa Lý Nam Đế không thể gì khác
chính là khởi nghĩa chống Tần của …Bái công Lưu Bang, hồi “quốc sơ” và đã thống
nhất đất Việt, mở nên triều Hiếu huy hoàng, rộng lớn. Đúng là “Thiên Đức” và “Vạn
Xuân”.
Dịch câu đối:
Rộng suy Nam Việt mở nền, Lạc Hùng Ngô Thục thủa đầu, loáng bóng trúc thần,
Thiên Đức kỷ nguyên ban sơ thống nhất.
Xét lịch Đế Vương thứ tự, Đinh Triệu Trần Lê sau đó, chói vàng sách miếu, Vạn
Xuân dựng nước sừng sững ngàn thu.
Đình Giang Xá
Đình thuộc thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.
Trước kia Giang Xá là một xx thuộc tổng Kim Thìa, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây,
sau chuyển sang huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ Hà Đông đi về huyện lỵ Hoài Đức,
thôn Giang Xá ở ngay trước trụ sở UBND huyện.
Đình thuộc thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.
Trước kia Giang Xá là một xx thuộc tổng Kim Thìa, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây,
sau chuyển sang huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ Hà Đông đi về huyện lỵ Hoài Đức,
thôn Giang Xá ở ngay trước trụ sở UBND huyện.
Đình ở ngay đầu làng. Vừa qua cổng làng đã tiếp cận với
khuôn viên đình. Đầu tiên là khoảng sân hẹp với cây si lớn, sau đó là chiếc giếng
vuông theo dạng giếng đất được xây gạch có thành bao quanh hai góc, trong đó có
hệ thống bậc lên xuống. Chính giữa giếng đang xây một nhà bia nổi có cầu từ gốc
si đi vào, khi hoàn thành sẽ án ngữ phía ngoài đình như một chấn phong.
Xung quanh giếng có đường bao quanh, từ giữa đoạn đường phía
sau giếng được xây hai trụ hoa biểu cỡ to làm cửa đình. Từ trụ hoa biểu chạy
sang hai bên, rồi vòng về đằng sau bao cả Hậu cung là bức tường thấp làm gianh
giới nội vi đình.
Qua cổng, hai góc sân trước đình là hai nhà Tả - Hữu và có
tưởng bao quanh trổ cửa phía trước như nhà kho hay nhà làm việc. Cuối sân đình
là kiến trúc chính bề thế gồm Đại đình giao với Hậu Cung kiểu chữ đinh.
Đại đình dàn ngang 5 gian lại thêm 2 dĩ, bộ mái xèo rộng,
kéo xuống thấp, tỏa về bốn phía, tạo các hoa đao uốn bay cổ kính mà duyên dáng.
Phía trước lắp cánh cửa bức bàn, hai bên và phía sau xây tường Hậu Cung.
Từ giữa tường hồi có cửa phụ để ra vào thường ngày, trừ gian
giữa là lòng đình lát gạch đến cột cái trong, phần còn lại và các gian bên có
sàn gỗ ba cấp cao dần ra xung quanh.
Lòng đình mở rộng, mỗi vì có 6 hàng cột. Các phần vì nóc
theo kiểu giá chiêng kết hợp với chồng giường, thì phần từ cột cái ra cột quân ở
gian giữa và nửa đình bên phải làm theo kiểu chống giường, còn nửa đình bên
trái lại theo kiểu kẻ, trong khi đó nóc từ cột quân ra cột cái ở cả 4 phía xung
quanh đều là kẻ, như thế đỡ mái hiên không có đầu bẩy mà toàn đầu kẻ.
Đuôi kẻ là nghé chạm đầu rồng ngắn, còn gian giữa và gian
bên phải có những chiếc đầu dư chạm lộng hình rồng cầu kỳ. Trên xà đùi cạnh cột
chốn các gian bên có tượng ngựa và voi, đặc biệt phần cốn của gian giữa các giường
xếp xít thành cốn mê chạm rồng hổ, mây lửa và nhiều hoạt cảnh của con người rất
sống động.
Để phục vụ việc chiêm bái của người vào đình, hai cốn ngoài
chạm mặt trong nhìn xuống lòng giếng, hai cốn trong chạm mặt ngoài nhìn ra gian
bên. Các cốn ở trước cửa cung cũng chạm tương tự, đều thuộc nghệ thuật cuối thế
kỷ XVII.
Từ cột cái trong của gian giữa trở vào là khu vực thờ, có cửa
võng phong cách thời Nguyễn cầu kỳ, chạm tứ linh, thiếp vàng lộng lẫy. Hậu cung
ba gian chạy dọc có cửa ngăn với ngoài, trong có gác lửng đặt long ngai bài vị
thành hoàng là Lý Nam Đế ngày thường thờ ở đền, ngày tết và dịp lễ hội mới rước
về đình.
Tương truyền Đình Giang Xá là nơi đức ngài Lý Bí (Lý Bôn) triệu
tập nghĩa quân và phát động cuộc khởi nghĩa thắng lợi xây dựng nền độc lập dân
tộc và mở đầu niên hiệu của mình, như các đại tự trên hai bức hoành phi:
“Vạn Xuân triệu thống
Thiên Đức kiến nguyên”
Nghĩa là:
“Đặt nền Vạn Xuân
Mở hiệu Thiên Đức”
Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhân dân trên địa
bàn đều tổ chức lễ hội tại đền để tưởng nhớ công ơn của Lý Nam Đế. Các nghi thức
tế lễ dịp này đến nay vẫn giữ được sự tôn nghiêm và nghi thức cung đình như
xưa.
Phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi và có ý nghĩa thu hút sự
chú ý của người dân và du khách đến tham dự với các trò chơi dân gian.
Tại lễ hội những khuôn mẫu văn hóa truyền thống đã được duy
trì và bảo tồn qua nhiều thế hệ để rồi được tái hiện lại một cách sinh động qua
các lễ thức, các trò diễn dân gian, tục hèm... trong ngày hội làng. Lễ hội truyền thống của lành là sự tôn vinh ngàn đời của người dân đối với vị vua anh hùng
trên quê hương mình.