Cụm di tích Đền Hạ, Đền Thượng, thờ phụng Quý Minh Đại vương và Công chúa nước Lào Cụm di tích Đền Hạ, Đền Thượng, thờ phụng Quý Minh Đại vương và Công chúa nước Lào Đền Hạ, đền Thượng thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là hai ngôi đền cổ được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức 1460 - 1497) thờ phụng Quý Minh Đại vương và Công chúa nước Lào Nhồi Hoa. Toàn cảnh đền Hạ thờ Quý Minh Đại Vương Đền Thượng, đền Hạ thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là hai ngôi đền cổ được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức 1460 - 1497); đền quay hướng Nam, đền Thượng tọa lạc trên đỉnh quả đồi, nơi thờ Nhồi Hoa công chúa - công chúa nước Lào, được vua cha cử sang nước ta thuần hóa đàn voi chiến giúp vua Lê Thánh Tông đánh quân Chiêm; đền Hạ tọa lạc dưới chân quả đồi, thờ ba vị Thánh Tản viên - tín ngưỡng tâm linh đượm mầu huyền thoại. Mặt trước đền Thượng thờ công chúa nước Lào. Trải qua các thời kỳ lịch sử, chịu sự tác động của thiên nhiên, khí hậu, con người di tích đã bị xuống cấp và nhiều lần được nhân dân địa phương trùng tu, tôn tạo. Đến nay di tích cơ bản khang trang, đẹp đẽ song vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống. Đền Thượng xây theo kiểu “tiền đao và hậu đấu”, điêu khắc theo kiểu thời Nguyễn; đền Hạ gồm 2 gian tiền đường và 1 gian hậu cung, lợp ngói vẩy cột kèo làm theo kiểu bê tông cửa gỗ. Đặc biệt, tại di tích hiện còn lưu giữ được hầu hết các hiện vật, đồ thờ tự có giá trị như: Long đình, đĩnh hương, nạp hương, quản tẫy, bảo chúc, ảnh công chúa, các tư liệu Hán Nôm, 9 đạo sắc phong thời Nguyễn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, di tích đã có những đóng góp quan trọng, là nơi đi về hoạt động, ẩn nấp của các đồng chí lãnh đạo cách mạng vùng Quỳnh Lưu, nơi vận động nhân dân kết hợp đấu tranh khất thuế, là xưởng chế tác vũ khí, trụ sở làm việc của Ban kinh tế tỉnh Ninh Bình (từ tháng 11 năm 1946 đến cuối năm 1947), xưởng vũ khí Hồ Chí Minh (cuối tháng 9 năm 1949 đến tháng 10 năm 1950),…góp phần đáng kể vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước giành thắng lợi. Di tích còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, được diễn ra hằng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Để ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 2712/CT-UBND ngày 27/11/2007 về việc xếp hạng di tích đền Thượng, đền Hạ, xã Sơn Lai là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào của nhân dân thôn Thái Sơn nói riêng, cũng là vinh dự lớn đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Sơn Lai nói chung. Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nho Quan Đền Hạ, đền Thượng thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là hai ngôi đền cổ được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức 1460 - 1497) thờ phụng Quý Minh Đại vương và Công chúa nước Lào Nhồi Hoa. Toàn cảnh đền Hạ thờ Quý Minh Đại Vương Đền Thượng, đền Hạ thuộc thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là hai ngôi đền cổ được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức 1460 - 1497); đền quay hướng Nam, đền Thượng tọa lạc trên đỉnh quả đồi, nơi thờ Nhồi Hoa công chúa - công chúa nước Lào, được vua cha cử sang nước ta thuần hóa đàn voi chiến giúp vua Lê Thánh Tông đánh quân Chiêm; đền Hạ tọa lạc dưới chân quả đồi, thờ ba vị Thánh Tản viên - tín ngưỡng tâm linh đượm mầu huyền thoại. Mặt trước đền Thượng thờ công chúa nước Lào. Trải qua các thời kỳ lịch sử, chịu sự tác động của thiên nhiên, khí hậu, con người di tích đã bị xuống cấp và nhiều lần được nhân dân địa phương trùng tu, tôn tạo. Đến nay di tích cơ bản khang trang, đẹp đẽ song vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống. Đền Thượng xây theo kiểu “tiền đao và hậu đấu”, điêu khắc theo kiểu thời Nguyễn; đền Hạ gồm 2 gian tiền đường và 1 gian hậu cung, lợp ngói vẩy cột kèo làm theo kiểu bê tông cửa gỗ. Đặc biệt, tại di tích hiện còn lưu giữ được hầu hết các hiện vật, đồ thờ tự có giá trị như: Long đình, đĩnh hương, nạp hương, quản tẫy, bảo chúc, ảnh công chúa, các tư liệu Hán Nôm, 9 đạo sắc phong thời Nguyễn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, di tích đã có những đóng góp quan trọng, là nơi đi về hoạt động, ẩn nấp của các đồng chí lãnh đạo cách mạng vùng Quỳnh Lưu, nơi vận động nhân dân kết hợp đấu tranh khất thuế, là xưởng chế tác vũ khí, trụ sở làm việc của Ban kinh tế tỉnh Ninh Bình (từ tháng 11 năm 1946 đến cuối năm 1947), xưởng vũ khí Hồ Chí Minh (cuối tháng 9 năm 1949 đến tháng 10 năm 1950),…góp phần đáng kể vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước giành thắng lợi. Di tích còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, được diễn ra hằng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Để ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 2712/CT-UBND ngày 27/11/2007 về việc xếp hạng di tích đền Thượng, đền Hạ, xã Sơn Lai là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào của nhân dân thôn Thái Sơn nói riêng, cũng là vinh dự lớn đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Sơn Lai nói chung. Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nho Quan Trở về đầu trang Đền Hạ đền Thượng Nho Quan Ninh Bình Quý Minh Đại vương Công chúa nước Lào Nhồi Hoa 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10