Đình Hàn Bơi là nơi thờ đức thánh Khai Thiên Thể Đạo. Theo lưu truyền, đức thánh Khai Thiên Thể Đạo tên thật là Hán Công Đạt, là người làng Phương Độ thuộc phường Cẩm Thượng, tp Hải Dương, đã có công phò giúp Hùng Vương thứ 18 đánh giặc Xích Quỷ.
Hàng năm, cứ đến ngày 14 đến ngày 16 tháng Tám Âm lịch, người
dân phường Cẩm Thượng ở thành phố Hải Dương lại tưng bừng mở hội với mục đích để
tưởng nhớ tới công đức của đức thánh Khai Thiên Thể Đạo, người đã có công lao
trong việc phò giúp vua Hùng Vương thứ 18 dẹp giặc xâm lược, giữ yên bờ cõi.
Đình Hàn Bơi là nơi thờ đức thánh Khai Thiên Thể Đạo. Theo
lưu truyền, đức thánh Khai Thiên Thể Đạo tên thật là Hán Công Đạt, là người
làng Phương Độ thuộc phường Cẩm Thượng, tp Hải Dương.
Di tích đình, đền Hàn Bơi
Từ khi sinh ra Ngài đã có dung mạo phi thường, lại nổi tiếng
là một người trí tuệ hơn người nên đã sớm trở thành một nhân tài có văn võ song
toàn, học sâu, biết rộng.
Thời vua Hùng Vương thứ 18, nước Việt bị quân Xích Quỷ xâm
lược. Vua Hùng đã nhiều lần cử các tướng tài đi diệt giặc nhưng vẫn không dẹp
yên được, chính vì vậy, Vua bèn cử Hán Công Đạt đi và phong cho ông bốn chữ
“Hùng vĩ Việt nhân”, phong cho ông chức Đại tướng tổng chỉ huy bộ binh mã, thủy,
để tiêu diệt quân giặc.
Rước kiệu trong lễ hội đình Hàn Bơi tại Hải Dương.
Với kế sách của ông, quân Việt đã đại thắng. Không chỉ nổi
tiếng bởi tài năng thao lược, đại tướng Hán Công Đạt còn là một vị quan đức độ,
rất được lòng dân chúng. Khi tuổi đã cao, ông xin từ giã quan trường về làng
Phương Độ sinh sống với dân làng.
Để tưởng nhớ tới công đức cua ông, sau khi ông qua đời, dân
làng đã lập đền thờ, quanh năm dâng hương bày tỏ sự tôn kính. Ngày nay, đình
Hàn Bơi nằm tại phường Cẩm Thượng ở tp Hải Dương, hướng về phía sông Thái Bình,
là một địa điểm sinh hoạt tâm linh và tín ngưỡng linh thiêng của nhân dân quanh
vùng.
Hàng năm, cứ đến ngày hội, từ ngày 14 tới 16 tháng 8 Âm lịch,
nhân dân phường Cẩm Thượng lại tưng bừng mở hội truyền thống đình Hàn Bơi nhằm
tưởng nhớ tới công lao to lớn của đức thánh.
Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ truyền thống và các trò
chơi dân gian. Ngoài ngày chính lễ ra, lễ hội này còn được tổ chức vào dịp 10
tháng 3 Âm lịch với các hoạt động giống ngày chính lễ.
Biểu diễn múa rồng trong lễ hội.
Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân phường Cẩm Thượng đã
chuẩn bị hương hoa để lên đình dâng hương. Phần lễ diễn ra rất trang nghiêm với
nhiều lễ tế, lễ dâng hương lên đức thánh và lễ rước.
Lễ rước với đoàn kỳ lân, trống, cờ thần, chiêng, bát biểu,
phường bát âm, chấp kích, các bàn kiệu bày 18 cái bánh trưng, 18 cái bánh dày,
đội lễ mâm hoa quả, kiệu long đình để rước sắc Thành hoàng, kiệu bát cống được
bắt đầu từ đình Phương Độ đi đến đình Hàn Bơi.
Bánh trưng và bánh dày trong lễ vật chính là để tượng trưng
cho 18 đời vua Hùng, và cũng là lễ vật để dân làng dâng lên tổ tiên. Đặc biệt, khi lễ dâng hương lên đức thánh kết thúc sẽ là nghi lễ thả cá chép. Thả 18
con cá chép để tượng trưng cho sự bình yên của xã hội, cầu cho quốc thái dân
an, mùa mang tốt tươi.
Hội thi bơi chải truyền thống trên sông Thái Bình.
Sau phần lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, phần hội sẽ
diễn ra trong bầu không khí sôi động, mà đặc biệt nhất là hội thi bơi thuyền trải
truyền thống được rất nhiều người mong đợi.
Cuộc thi bơi thuyền trải đã tái hiện một cách sống động cảnh
Hán Công Đạt dùng thuyền nhỏ để dẹp giặc Xích Thủy trong lịch sử, nhằm hun đúc
tinh thần và sự tự hào dân tộc trong lòng mỗi người dân của phường Cẩm Thượng,
đồng thời ca ngợi công đức của ngài , để cổ vũ tinh thần thượng võ của người
dân Việt Nam.
Theo tục truyền rằng, lễ hội đình Hàn Bơi xưa kia có màn rước
nước trên sông được tổ chức vào ngày 15/8 Âm lịch. Đoàn rước nước có tuyền tướng,
thuyền quân sẽ đi trước, thuyền ngài đi ở giữa, tiếp sau là thuyền của sáu thôn
chở các kiệu của thôn, hai bên có đoàn rước là đôi thuyền chải vừa bơi vừa hô
vang.
Tuy nhiên, qua thời gian lịch sử lâu dài, ngày nay nghi lễ
này đã không còn được thực hiện nữa.
Ngoài hội thi bơi thuyền trải ra, phần hội còn có các hoạt động
hấp dẫn khác cũng thu hút được đông đảo người dân tham gia, trong đó có các trò
chơi dân gian và còn có biểu diễn văn nghệ.