Đền Vĩnh Lại thuộc thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, thờ phụng danh tướng Bạch Đẳng – Cao Lôi triều đại nhị vua Hai Bà Trưng. Chùa Vĩnh Lai thờ Phật.
Đền Vĩnh Lại thuộc thôn Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản,
thờ Bạch Đẳng – Cao Lôi, hai vị tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Dưới trướng Hai
Bà Trưng, Bạch Đẳng gặp Cao Lôi và hai người kết nghĩa anh em, cùng về trang
Vĩnh Phúc, huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Vụ Bản) để mộ thêm
quân lính.
Tương truyền thời đó ở huyện Phong Châu có ông Bạch Bằng và
bà Hoàng Thị Đảng ăn hiền ở lành. Vào ngày 10 tháng 2 năm Giáp Ngọ bà sinh ra một
trai tuấn tú đặt tên là Bạch Đẳng. Năm Bạch Đẳng 16 tuổi, cha mẹ đều mất, ông
theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa, được Chúa Bà Trưng Trắc nhận làm con nuôi.
Cao Lôi vốn là con ông Cao Điện và bà Hàn Thị quê ở Đông
Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc (sinh ngày 15 tháng chạp năm Bính Thân) tương
truyền ông có giọng như sấm vang nên gọi là Cao Lôi. Cha mẹ mất sớm, ông ở với
cậu ruột là Hàn Công Chiêu học hành và luyện tập võ nghệ. Sau khi cậu bị Tô Định
giết, ông theo phò tá Hai Bà Trưng và kết nghĩa anh em với Bạch Đẳng.
Hai ông về trang Vĩnh Phúc huyện Thiên Bản mộ quân và lập đồn
cùng Nhị vua Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định thắng lợi. Hai ông ở lại đất xưa, khuyên dân làm
ăn lương thiện.
Ít lâu sau, Hán Vũ Đế sai Mã Viện dẫn đại binh sang xâm lược. Mùa xuân năm Quý Mão
(43), nhị vua Hai Bà Trưng và các tướng sỹ do thế yếu phải rút chạy. Hai ông và một số
quân tướng nhảy xuống sông tuẫn tiết.
Nhân dân trang Vĩnh Phúc thương tiếc, lập đền thờ hai ông
trên đất đồn binh xưa. Vua Đinh đã phong “Đương cảnh Thành hoàng Bạch Đằng tôn
thần” và “Lôi công Đại vương tôn thần”. Ngoài thờ hai ông, đền Vĩnh Lại còn thờ
các tổ lập làng mở đất.
Đệ tam Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần (1710), Thiếu bảo Lại Quận công Phạm Đình Kính - người địa phương có thơ ca ngợi:
Từ Tượng Lâm về thời Tây Hán
Đến vùng Thiên Bản lập trang điền
Năm nhà nơi biển đều cày cấy
Đời tuy thanh bạch vẫn hiếu hiền
Chính
Phạm Đình Kính sau khi về quê sinh sống, ông đã dạy dân nghề đan cót,
khơi sâu sông Vĩnh, bắc cầu, mở chợ Si nâng cao đời sống dân làng.
Thời kỳ kháng chiến, khu đền chùa Vĩnh Lại là điểm bảo vệ cán bộ, du kích.
Đền chùa Vĩnh Lại nằm trên khu đất cao, quay hướng nam, gồm
7 tòa nhà với 21 gian. Phía trước là hệ thống tam quan, nhà khách và một sân rộng.
Tòa tiền đường đền Vĩnh Lại được xây vào năm Kỷ Tỵ niên hiệu Gia Long năm thứ 8
(1809), trùng tu vào niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909). Đây là công trình làm vào
thời Nguyễn nên cấu trúc, bẩy kẻ đều nhẹ nhàng thanh thoát.
Đặc biệt khu chùa Vĩnh Lại là công trình được gia công nghệ
thuật nhiều nhất: xà nách, đầu dư, con rường đều chạm kênh bong lá lật, vân tản,
hoa cúc, hoa chanh.
Trên các vì chạm hình các con ly ẩn hiện, lá hỏa, hình rồng
mẹ và bầy con theo phong cách thời Nguyễn. Long ngai thờ Bạch Đẳng, Cao Lôi là
công trình chạm khắc có giá trị với những băng hoa lá cách điệu, hình rồng chầu
nhiều dáng vẻ. Ở đây còn có quả chuông đồng đúc vào đời vua Tự Đức năm thứ 23
(1870) có tiếng ngân ấm lạ.
Chùa Vĩnh Lại, ngoài các hệ tượng phật được thờ như ở các
chùa khác, tại nhà tổ có một pho tương tạc một cụ già, mặc áo cà sa, trán nhăn
nếp sâu và mắt như nhìn xuống… Đây là một pho tượng đẹp có giá trị ở chùa Vĩnh
Lại.
Lễ hội ở đền chùa Vĩnh Lại được tổ chức vào ngày thánh ra đời
hoặc dịp đầu xuân để tri ân các tổ mở đất, tụ dân. Hàng năm vào ngày 30 tháng
chạp, cụ từ và ban khánh tiết làm lễ mở cửa đền, chùa. Mọi người đến lễ cầu
mong và thắp hương về lễ tổ tiên đón giao thừa, năm mới.
Ngày 2 tháng giêng có lệ làm cỗ mừng chức sắc trong làng. Đặc
biệt chọn 12 người trong số trai đủ 18 tuổi làm cỗ cúng ở đền gọi là “mừng
nhòng” – cầu cho làng “đa đinh giàu của”
Ngày rằm tháng giêng làm lễ giỗ tổ. Các dòng họ trong làng
làm cỗ cúng Phật, Thánh.
Ngày hóa của Cao Lôi, dân làng tổ chức tế lễ một ngày. Riêng
kỷ niệm Thánh Cả – Bạch Đẳng được tổ chức từ mùng 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch.
Trong hội thường có tế lễ và cầu kinh tại chùa.
Kiệu thánh được rước ra ngoài đền và sau đó rước trở lại đền
trong tiếng nhạc bát âm, dòng người tấp nập. Các làng thi múa lân, múa sư tử,
múa gậy, múa đao, thi đánh cờ, đấu vật. Đặc biệt các giáp thi đua thả diều có gắn
sáo. Các dải phướn viết chữ to “Vạn thế Vĩnh Lại” “Thiên hạ thái bình” gắn dưới
các diều lớn chao lượn trên trời, thầm mong ước điều tốt đẹp cho quên hương đất
nước.
Hải Anh – Tintucnamdinh.vn – Di tích lịch sử – văn hóa tỉnh
Nam Định