Cụm Di tích lịch sử Đền, bến Chương Dương, nơi thờ phụng Bình Vương Dương Tam Kha và chiến thắng giắc Nguyên - Mông Cụm Di tích lịch sử Đền, bến Chương Dương, nơi thờ phụng Bình Vương Dương Tam Kha và chiến thắng giắc Nguyên - Mông Trong sự nghiệp dựng nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành và giữ độc lập dân tộc, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhận những cống hiến của Bình Vương Dương Tam Kha – Người là một trong số những nhân vật tiêu biểu ở thế kỷ thứ X trong bước chuyển biến mang tính bước ngoặt định đoạt của vận mệnh dân tộc. Đền và Bến Chương Dương thuộc làng Chương Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Theo sử liệu, đền được xây dựng để thờ Dương Bình Vương Dương Tam Kha. Đức ông Dương Tam Kha là con tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, em ruột Dương Hậu, vợ Ngô Quyền. Theo Việt sử lươc và Đại Việt sử ký toàn thư, khi “vua Ngô vương Quyền ốm nặng, cố mệnh cho tướng Dương Tam Kha giúp đỡ 2 người con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn. Nhưng đức Dương Tam Kha giành ngôi của cháu, xưng là Bình Vương (945) Ngô Xương Ngập sợ hãi bỏ chạy đến miền Nam sách giang đóng ở Trà hương ở nhà Phạm Lệnh công. Tam Kha nuôi con thứ hai của Ngô vương là Xương Văn làm con mình Đến năm Canh Tuất (950) Bình vương sai Ngô xương Văn và hai sứ họ Dương, họ Đỗ mang quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình. Đi được nửa đường Xương Van và các tướng quay lại đánh úp Bình Vương, nhưng nghĩ tình có công nên không giết, giáng làm Chương Dương công cấp cho thực ấp” (*) (*Trích Đại việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ- Kỷ nhà Ngô). Theo thần phả và lời kể của ông từ đền Chương Dương thì sau khi Ngô vương Quyền tạ thế, Dương Tam Kha hết lòng chăm sóc các con của chủ tướng. Nhưng Ngô Xương Ngập ngày càng bê tha rượu chè, không màng đến việc triều đình. Để giữ gìn công lao của Ngô chủ, Dương Tam Kha đã đuổi Xương Ngập khỏi triều đình, chỉ giữ Xương Văn trong triều, và nhận làm con nuôi để dạy dỗ nên người. Khi hoàng tử Xương Văn khôn lớn, được giao cầm quân trấn loạn ở Thái Bình, mới nhân cơ hội đánh úp Dương Tam Kha, khôi phục ngôi vua, xưng là Nam tấn vương, lại đón anh về cùng ở ngôi, xưng là Thiên sách vương. Nghĩ tình ông có công nuôi nấng, dậy dỗ nên không giết chỉ giáng là Chương Dương công, đầy đến miền đất hoang Chân Giang. Tại đây Chương Dương Công Dương Tam Kha mộ dân quê Dương Xá đến khai khẩn, lập nên làng Chương Dương, khi chết được tôn thờ là Thành hoàng bản thổ, lập đền thờ trên bến Chương Dương. Bình Vương Dương Tam Kha đã hướng dẫn nhân dân đuổi thú dữ, cải tạo vùng đất hoang hóa, thành đồng ruộng tốt tươi, sầm uất. Ghi nhớ công lao của ông, khi ông mất, nhân dân lập đền thờ. Trước kia, Đền làm bằng tre, gỗ. Năm 1947, đền bị thực dân Pháp đốt cháy. Thế kỷ XX, đền được xây lại bằng gạch. Đền còn lưu giữ được thần tích thời cổ và một số sắc phong. Cách ngôi đền nhỏ vài trăm mét, xuống mép sông là Bến Chương Dương - nơi diễn ra trận đánh quân Nguyên năm 1285 của quân dân nhà Trần. Thế kỷ XIII, nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan ồ ạt sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm. Năm 1285, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng. Quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên trên Bến Chương Dương, tạo đà cho việc giải phóng Thăng Long. Người thứ hai được thờ tại đền là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải : Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, vị Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã cùng các tướng Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyên đem quân đánh giặc ở bến Chương Dương làm cho giặc tan vỡ, giải phóng kinh đô Thăng Long Tháng 6 ngày 6 vua Trần về Kinh sư, Thượng tướng làm bài thơ mừng công Đoạt sáo Chương dương độ Cầm Hồ Hàm tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Dịch là Chương Dương cướp giáo giặc Hàm tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sưc Non nước ấy ngàn thu Trước năm 1946 đên Chương Dương là một di tích lớn, có cột đình cỡ hai người ôm. Khi quân Pháp gây hấn tại Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến” dân quân du kích xã đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá dỡ đền Chương Dương, lấy vật liệu đắp ụ ngăn cản xe tăng địch trên đường giao thông. Khi giặc vượt qua các chiến lũy đã tràn vào làng, đôt nhà giết người. Có một bài hát căm thù đến nay dân làng còn nhớ “ Mười tám tháng năm là hôm làng cháy...” Bây giờ Đền và Bến Chương Dương đã là di tích lịch sử mang sự tích thời Trần Nhân Tông tổ chức kháng chiến chống quân Nguyên, nhưng đối với dân làng, đền vẫn là nơi thờ Dương Tam Kha , người có công khai phá vùng đất Chân Giang Di tích nay mang vẻ hiện đại, nhưng các câu đối treo tại đền mang phong vị cổ xưa. Viện Hán Nôm đã đến đây đọc và dịch từng đôi câu đối . Xin trích giới thiệu cùng bạn đọc. Linh ứng lũy phong vân, cửu ngưỡng thần quyền duy xã hội Hồng ân đàm thái ất, trùng tân miếu mạo trấn giang sơn Dịch nghĩa: Linh thiêng ứng nghiệm, đã nhiều đời công đức lớn Ban tặng sắc phong.trùng tu đình miếu góp công gìn giữ núi sông Theo các cụ truyền lại khi làm đình xong, làng Chương Dương mở hội mừng công, các cụ chặt một cành đa treo trống, môt cành gạo treo chiêng. Mấy ngày sau khi tan hội, gập mưa rào, hai cành cây đâm rễ trên đất phù sa, mọc thành hai cây đa , cây gạo bên đình. Cây đa mọc khỏe hơn cây gạo, tỏa rễ nhánh ôm lấy cây gạo, từ đó chúng sống cộng sinh, trở thành “Cây đa hoa gạo” . Có thơ rằng Cây đa hoa gạo thắm tươi Chương Dương bến cũ thuyền xuôi thuận dòng Ngàn thu lừng lẫy chiến công Quân thù quét sạch, non sông vững bền Nay cây gạo to đã chết, để nối tiếp huyền thoại xưa, làng Chương Dương trồng bên cây đa một cây gạo mới. Rồi đây, cây gạo lớn lên, hai cây có quấn quýt nuôi nhau còn do trời định. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Thường Tín Ths Nguyễn Thy Ngà --> Trong sự nghiệp dựng nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành và giữ độc lập dân tộc, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhận những cống hiến của Bình Vương Dương Tam Kha – Người là một trong số những nhân vật tiêu biểu ở thế kỷ thứ X trong bước chuyển biến mang tính bước ngoặt định đoạt của vận mệnh dân tộc. Đền và Bến Chương Dương thuộc làng Chương Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Theo sử liệu, đền được xây dựng để thờ Dương Bình Vương Dương Tam Kha. Đức ông Dương Tam Kha là con tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, em ruột Dương Hậu, vợ Ngô Quyền. Theo Việt sử lươc và Đại Việt sử ký toàn thư, khi “vua Ngô vương Quyền ốm nặng, cố mệnh cho tướng Dương Tam Kha giúp đỡ 2 người con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn. Nhưng đức Dương Tam Kha giành ngôi của cháu, xưng là Bình Vương (945) Ngô Xương Ngập sợ hãi bỏ chạy đến miền Nam sách giang đóng ở Trà hương ở nhà Phạm Lệnh công. Tam Kha nuôi con thứ hai của Ngô vương là Xương Văn làm con mình Đến năm Canh Tuất (950) Bình vương sai Ngô xương Văn và hai sứ họ Dương, họ Đỗ mang quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình. Đi được nửa đường Xương Van và các tướng quay lại đánh úp Bình Vương, nhưng nghĩ tình có công nên không giết, giáng làm Chương Dương công cấp cho thực ấp” (*) (*Trích Đại việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ- Kỷ nhà Ngô). Theo thần phả và lời kể của ông từ đền Chương Dương thì sau khi Ngô vương Quyền tạ thế, Dương Tam Kha hết lòng chăm sóc các con của chủ tướng. Nhưng Ngô Xương Ngập ngày càng bê tha rượu chè, không màng đến việc triều đình. Để giữ gìn công lao của Ngô chủ, Dương Tam Kha đã đuổi Xương Ngập khỏi triều đình, chỉ giữ Xương Văn trong triều, và nhận làm con nuôi để dạy dỗ nên người. Khi hoàng tử Xương Văn khôn lớn, được giao cầm quân trấn loạn ở Thái Bình, mới nhân cơ hội đánh úp Dương Tam Kha, khôi phục ngôi vua, xưng là Nam tấn vương, lại đón anh về cùng ở ngôi, xưng là Thiên sách vương. Nghĩ tình ông có công nuôi nấng, dậy dỗ nên không giết chỉ giáng là Chương Dương công, đầy đến miền đất hoang Chân Giang. Tại đây Chương Dương Công Dương Tam Kha mộ dân quê Dương Xá đến khai khẩn, lập nên làng Chương Dương, khi chết được tôn thờ là Thành hoàng bản thổ, lập đền thờ trên bến Chương Dương. Bình Vương Dương Tam Kha đã hướng dẫn nhân dân đuổi thú dữ, cải tạo vùng đất hoang hóa, thành đồng ruộng tốt tươi, sầm uất. Ghi nhớ công lao của ông, khi ông mất, nhân dân lập đền thờ. Trước kia, Đền làm bằng tre, gỗ. Năm 1947, đền bị thực dân Pháp đốt cháy. Thế kỷ XX, đền được xây lại bằng gạch. Đền còn lưu giữ được thần tích thời cổ và một số sắc phong. Cách ngôi đền nhỏ vài trăm mét, xuống mép sông là Bến Chương Dương - nơi diễn ra trận đánh quân Nguyên năm 1285 của quân dân nhà Trần. Thế kỷ XIII, nhà Nguyên dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan ồ ạt sang xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm. Năm 1285, Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ cho Trần Quang Khải bố trí lực lượng, chặn đánh chiến thuyền của quân Nguyên trên sông Hồng. Quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên trên Bến Chương Dương, tạo đà cho việc giải phóng Thăng Long. Người thứ hai được thờ tại đền là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải : Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, vị Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã cùng các tướng Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyên đem quân đánh giặc ở bến Chương Dương làm cho giặc tan vỡ, giải phóng kinh đô Thăng Long Tháng 6 ngày 6 vua Trần về Kinh sư, Thượng tướng làm bài thơ mừng công Đoạt sáo Chương dương độ Cầm Hồ Hàm tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Dịch là Chương Dương cướp giáo giặc Hàm tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sưc Non nước ấy ngàn thu Trước năm 1946 đên Chương Dương là một di tích lớn, có cột đình cỡ hai người ôm. Khi quân Pháp gây hấn tại Hà Nội, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến” dân quân du kích xã đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá dỡ đền Chương Dương, lấy vật liệu đắp ụ ngăn cản xe tăng địch trên đường giao thông. Khi giặc vượt qua các chiến lũy đã tràn vào làng, đôt nhà giết người. Có một bài hát căm thù đến nay dân làng còn nhớ “ Mười tám tháng năm là hôm làng cháy...” Bây giờ Đền và Bến Chương Dương đã là di tích lịch sử mang sự tích thời Trần Nhân Tông tổ chức kháng chiến chống quân Nguyên, nhưng đối với dân làng, đền vẫn là nơi thờ Dương Tam Kha , người có công khai phá vùng đất Chân Giang Di tích nay mang vẻ hiện đại, nhưng các câu đối treo tại đền mang phong vị cổ xưa. Viện Hán Nôm đã đến đây đọc và dịch từng đôi câu đối . Xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.Linh ứng lũy phong vân, cửu ngưỡng thần quyền duy xã hộiHồng ân đàm thái ất, trùng tân miếu mạo trấn giang sơnDịch nghĩa:Linh thiêng ứng nghiệm, đã nhiều đời công đức lớnBan tặng sắc phong.trùng tu đình miếu góp công gìn giữ núi sôngTheo các cụ truyền lại khi làm đình xong, làng Chương Dương mở hội mừng công, các cụ chặt một cành đa treo trống, môt cành gạo treo chiêng. Mấy ngày sau khi tan hội, gập mưa rào, hai cành cây đâm rễ trên đất phù sa, mọc thành hai cây đa , cây gạo bên đình. Cây đa mọc khỏe hơn cây gạo, tỏa rễ nhánh ôm lấy cây gạo, từ đó chúng sống cộng sinh, trở thành “Cây đa hoa gạo” . Có thơ rằngCây đa hoa gạo thắm tươiChương Dương bến cũ thuyền xuôi thuận dòngNgàn thu lừng lẫy chiến côngQuân thù quét sạch, non sông vững bềnNay cây gạo to đã chết, để nối tiếp huyền thoại xưa, làng Chương Dương trồng bên cây đa một cây gạo mới. Rồi đây, cây gạo lớn lên, hai cây có quấn quýt nuôi nhau còn do trời định. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Thường TínThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Vua Ngô Quyền Bình Vương Dương Tam Kha Đền Chương Dương bến Chương Dương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10