Đình, đền, chùa Làng Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, thờ phụng danh tướng Phạm Cự Lượng triều đại Lý Nam Đế, Hồng Nương Công chúa thời Hùng Vương, chùa thờ Phật.
Vân Hội vốn là một nơi có con người sinh sống của nước Việt
4000 năm lịch sử. Danh của nó là “Kẻ Đồi”, tức vùng đồi có con người sinh sống,
Kẻ Đồi cổ xưa thuộc vùng châu thổ ngã ba Hạc quận Mê Linh, sau này thuộc tổng
Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Sau đó được đổi là Tỉnh
Sơn Tây (là 1 trong 13 tỉnh thời đó).
Trải qua các biến động của lịch sử, về sau làng Vân Hội thuộc
tổng Thanh Mai, xã Cổ Sắt (theo Ngọc Phả)1. Hiện nay là thôn Vân Hội, xã Phong
Vân, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Toàn bộ cư dân Kẻ Đồi xưa được nằm gọn trên
một quả đồi có dáng hình của một con Phượng Hoàng chúa đang dang rộng cánh bay
trên vùng đất sơn thủy hữu tình.
Ngôi Đình của làng được các bậc tiền nhân xây dựng ở vị trí
gọi là đầu con chim Phượng Hoàng. Phía trước xa xa đứng từ cổng đình nhìn ra là
dãy núi Ba Vì cao ngất ẩn hiện trong mây. Nơi Đức Thánh Tản Viên, một trong bốn
tứ bất tử của Dân tộc Việt cùng huyền thoại đã đánh bại Thủy Tinh để dành lấy Mỵ
Nương con gái Vua Hùng 18.
Trấn giữ phía sau xa xa là dãy núi Nghĩa Lĩnh, nơi mà từ
ngàn xưa 18 đời vua Hùng lập đô kiến quốc vỗ về bách Tỉnh, cận kề phía sau là đồi
Tùng nơi cách đây 620 năm (1400) cha con Hồ Quí Ly (Triều nhà Hồ) lập phòng tuyến
bảo vệ Đông Đô trước giặc Minh tuy thành Đa Bang thất thủ.
Song quân thù cũng một phen khiếp đảm, sử sách nhà Minh được
ghi lại đầy cám thán một dân tộc Đại ngu kiệt liệt. Phía bên phải là ngã ba
sông, mênh mông trời nước bởi là hợp lưu của hai con sông Đà thơ mộng, cùng
dòng sông Thao giang mang nặng phù sa bồi đắp cho châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.
Lịch sử và quá trình xây dựng đình, chùa Làng Vân Hội
Trải qua năm tháng với những biến cố lịch sử, ngôi đình đầu
tiên được các bậc tiền nhân gây dựng trên mảnh đất đẹp, mà hiện nay là khu vực
Miếu bản thổ của xóm Đình Miếu. Ngôi đình chỉ tồn tại trước tháng 9- 1854 bởi
người Pháp và chế độ phong kiến đốt cháy, hình ảnh của ngôi đình chỉ còn lại
hoài niệm được truyền lại trong dân gian.
Sau khi ngôi đình bị phóng hỏa, dân làng ta người góp của, kẻ
góp công cùng nhau xây lại đình làng, vị trí đã được di dời đến địa điểm mới (vị
trí như hiện nay) thời gian xây dựng vào khoảng tháng 9-18655 ngôi đình được tọa
lạc trên đầu con chim Phượng Hoàng đang giang cánh bay, đã được các bậc cao
nhân lựa chọn để khởi công xây dựng.
Nơi đây là vùng sơn địa tuy không “cận Thị” mà chỉ “cận
Giang”, xong xa với đô thị và thương mại, lại bị o ép của chế độ thực dân phong
kiến, nên cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, cho nên việc xây dựng
đình làng trải dài mãi đến năm 1933-1934 mới hoàn thành phần xây dựng tam quan
ngoại (cổng đình).
Quy mô của ngôi đình tuy không được nguy nga, hoành tráng
như nhiều nơi khác, song rất quy củ có hậu cung, đại bái được xây dựng theo kiểu
chữ đinh, có tam quan nội và tam quan ngoại rõ ràng. Hậu cung là nơi thờ Đức
Thánh, nhà đại bái xây 3 gian là nơi dành cho tế lễ và là nơi để các vị chức sắc
làm việc, qua một khoảng sân đình là đến với tam quan nội và qua một khoảng sân
tiếp theo là hai lầu trống, chiêng, ngoài cùng là Tam quan ngoại.
Sát với bên phải của đại bái có một ngôi đền thờ đức Thánh Mẫu.
Phía bên trái là đền thờ đức bản thổ mới xây dựng. Hai bên tả hữu của đại bái
là hai dãy nhà mỗi dãy có hai cái nhà là nơi để bốn giáp làm nơi sắp lễ trong
những dịp lễ tết hàng năm. Đúng như nghĩa của câu đối ở cột đồng trụ cổng đình
là một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật đã được Thành Phố Hà Nội công nhận di tích
kiến trúc nghệ thuật năm 2013.
Hơn thế nữa trên mình nó đang là nơi phụng thờ một Thánh
Nhân làm thần Thành Hoàng làng luôn che chở cho nhân dân an bình, sung túc đó
là Ngài Phạm Cự Lượng, một dũng tướng tài ba lỗi lạc của hai triều Đinh – Lê,
thân thế sự nghiệp của ngài lưu danh trúc bạch “Bạt tống bình chiêm hào khí khắc
thiên thu”.
Cũng bởi nơi sơn thủy hữu tình này mà Hồng Nương Công chúa,
một tuyệt sắc mỹ nhân theo ngọc phả. Bà là một Thiên Tiên giáng trần vào thời
Hùng Vương 18 và bà được chính Vua Hùng nhận làm nghĩa nữ và ban hôn cho ngài
Sùng Công (Tức Cao Sơn Đại Vương, là người em con chú ruột của Đức Thánh Tản
Viên), một vị tướng tài ba bên cạnh Tản Viên sơn Thánh chống lại Thủy Tinh và
quân Thục thời bấy giờ.
Mỗi khi từ nhà chồng nơi núi Tản về Nghĩa Lĩnh thăm Vua Hùng
và cha, mẹ đã nghỉ chân tại nơi đây, Phủ dụ chúng dân dạy dân tầm canh dệt cửi,
canh nông lúa nước. Để nhớ công ơn bà tiền nhân làng Vân Hội đã lập đền thờ bà
và tôn bà làm Thánh Mẫu.
Trong giai đoạn lịch sử 9 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp lần thứ hai (1945-1954), tháng
10/1946 theo tiếng gọi của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu hiệu triệu toàn dân “Tiêu thổ kháng chiến”, một kế
sách mà cha ông ta từ ngàn đời xưa đã thực hiện trong các cuộc chống quân xâm
lược phương bắc, dân làng Vân Hội một lần nữa tự tay mình phải thực hiện công
việc đầy khó khăn và sót xa đó, đã dỡ đi mái đình, ngôi chùa nơi mà năm tháng
buồn vui được Phật, Thánh linh thiêng che chở vỗ về.
Với tài trí và sự khôn khéo đầy tâm huyết của các cụ lão
làng cùng nhân dân đã cất giữ được một số cấu kiện cơ bản, để rồi đến năm 1951
nơi thờ tự Thành Hoàng của làng, ngôi đình lại được phục dựng.
Cũng trong thời kỳ chống Pháp ngôi đình, chùa làng ta đã chứng
kiến hai sự kiện đáng tự hào và ghi nhớ đó là tháng 3/1946 đã có 30 quần chúng
ưu tú xã Cổ Sắt tham dự buổi nói chuyện về Chủ nghĩa Cộng sản tại Tam Quang tự
làng Vân Hội và đến mùa hè năm 1946, Bác Tôn Đức Thắng là cán bộ Trung ương, đại
biểu Quốc Hội khóa I về dự hội nghị cùng nhân dân xã Cổ Đô.
Sau bao phen chìm nổi, xây, phá, tháo dỡ, di dời và tu tạo,
sửa chữa Đình, Chùa làng ta, sau bao năm mưa nắng dãi dầu đã xuống cấp trầm trọng,
mặt khác là không gian chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của
cộng đồng dân cư trong thời đại mà con người xã hội tiến lên và phát triển.
Tháng 3/2020, một hội nghị “Diên Hồng” của làng mở ra từ đây
đã hội tụ được ý Đảng, lòng dân, ý nhà chức trách, một lần nữa người người, nhà
nhà phấn khởi góp của, góp công và trí tuệ kể cả những người con em làm ăn xã
quê một lòng một dạ hướng về quê hương, tiên phong trong cuộc vận động, đó là
ông: Nguyễn Mạnh Thản - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ao Vua Ba Vì, cũng là người
khởi nguồn cho việc phát tâm bồi đề để cùng với toàn dân làng đại trùng tu xây
dựng lại toàn bộ khu văn hóa tâm linh Đình, Đền, Chùa làng Vân Hội với dáng dấp
và qui mô như vốn có từ bao giờ mà các bậc tiền nhân gây dựng.
Dù chưa được trác tuyệt, nguy nga nhưng cũng thật bền vững,
khoáng đạt, ấm cúng, hữu tình trang nghiêm được toát ra từ vật liệu xây dựng cổ
truyền như gỗ, gạch đỏ, cát đen sông đà cùng với các vật liệu của thời đại.
Cuối cùng, ngôi Đình, Đền, Chùa của làng đã hoàn thành như ý
nguyện, ngày 02 tháng 01 năm 2021 Dương lịch, nhân dân trong làng đã trang trọng
tổ chức Lễ khánh thành, đánh dấu mốc son lịch sử đáng ghi nhớ và khắc sâu vào
tâm trí của tất cả con dân cháu làng, nam phụ lão ấu làng Vân Hội.
Lễ hội
Lễ hội làng là một nét chấm phá sáng và đẹp trong bức họa tổng
thể của văn hóa làng xã dân tộc Việt. Một đặc trưng của văn minh lúa nước Lễ -
Hội làng, ngoài việc hướng tới đối tượng thiêng liêng được suy tôn thờ tự trong
mình, nó còn là sự hội tụ những phẩm chất cao đẹp, linh thiêng của đấng Tôn thờ.
Đồng thời cũng là dịp để con dân, cháu làng, giao lưu cộng cảm, trao tuyền những
tinh túy, mỹ tục, đạo lý và khát vọng cao đẹp của những thế hệ đã qua và sắp sửa
qua đi, cũng là dịp để mọi người, mọi lớp người gần gũi nhau hơn.
Qua những tự hào của quê hương gốc gác trong tiếng trống,
chiêng trầm hùng, khói hương nghi ngút lan tỏa trong không gian đất trời khai mở
và đâu đó trong không khí hân hoan đầy ắp, những niềm vui tràn đầy hạnh phúc
năng lực siêu nhiên của các Thánh, Thần, Phật tổ và Tổ tiên đã phát lộ hiện hữu,
âm phần cho dương thế nhân cường, vật thịnh.
Theo lệ làng:
Lấy ngày mùng 6/1 (Âm lịch) làm lễ để bao sái ban thờ, đồ thờ
nhà cửa, sân vườn.
Ngày mùng 7/1 (Âm lịch) thi cỗ các giáp.
Ngày mùng 9/1 (Âm lịch) Mở cửa đình cúng lễ khao thọ các cụ
60,70,80,90 và 100.
Ngày mùng 10/1 (Âm lịch) Rước kiệu ra sông Đà lấy nước đem về
đình để làm nước cúng trong năm.
Ngày 11/1 (Âm lịch) Tế buổi sáng, buổi chiều tổ chức hội đến
hết ngày 12/1 với các trò chơi như đấu vật, đu xuân, nấu cơm thi, bơi trải, cờ
người, tổ tôm điếm….
Ngày 13/1 (Âm lịch) buổi sáng dân bốn giáp gặp mặt vui liên
hoan, buổi chiều làm lễ đóng cửa đình.
IV. Những di vật, di sản còn lưu giữ
Tại Chùa Tam Quang:
- Một đại hồng chuông được đúc vào năm Minh Mạng 12 (năm
1832)6;
- Một Tòa Cửu Long bằng hợp kim đồng có niên đại vào năm
11,12;
- Một pho tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng hun (đã bị kẻ
gian lấy trộm vào năm 1973).
Tại Đình làng:
- Một bát hương bằng kim loại vào đầu thời nguyễn;
- Một Mũ Ô xa (mũ tướng) bằng đồng cùng thời nguyễn;
- Một Lư Hương và cây đèn bằng đồng (cây đèn không còn
nguyên vẹn và đã bị đốt cháy dở).
- Đặc biệt hai cột đồng trụ vốn kiến trúc độc đáo đã được
Thành Phố Hà Nội công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành Phố.