Cụm di tích lịch sử Đình Đông Khê, Chùa Đông Khê (Nguyệt Quang Tự) và Chùa An Đà, nơi vua Ngô Quyền tuyển binh đánh giặc Cụm di tích lịch sử Đình Đông Khê, Chùa Đông Khê (Nguyệt Quang Tự) và Chùa An Đà, nơi vua Ngô Quyền tuyển binh đánh giặc Khi Ngô Vương Quyền mất ở Cổ Loa, các làng xã lân cận đều lập đền thờ vị anh hùng dân tộc, ông tổ Trung Hưng trong cõi tâm linh của người dân đất Việt. Tương truyền, khu vườn Quyến thuộc làng cũ Đông Khê chính là nơi Ngô Quyền yết bảng, cầu hiền tài luyện tập quân sĩ, chuẩn bị cho chiến trận Bạch Đằng. Cụm di tích Đông Khê dựng ở giáp tây xã Đông Khê, hiện ở trục đường Đông Khê, quận Ngô Quyền, với phong cảnh thanh tịnh, cổ kính, Cụm di tích Đông Khê đang dần trở thành điểm đến tâm linh và thành kính của du khách và phật tử thập phương. Vào thế kỷ thứ 10, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cố sự tham gia của cư dân Gia Viên, Lạc Viên, Đông Khê và nhiều làng xã ven vùng đồng bằng hạ lưu sông Cấm. Khi Ngô Vương Quyền mất ở Cổ Loa, các làng xã lân cận đều lập đền thờ vị anh hùng dân tộc, ông tổ Trung Hưng trong cõi tâm linh của người dân đất Việt. Tương truyền, khu vườn Quyến thuộc làng cũ Đông Khê chính là nơi Ngô Quyền yết bảng, cầu hiền tài luyện tập quân sĩ, chuẩn bị cho chiến trận Bạch Đằng. Làng Đông Khê ngày ấy đã dựng cây cầu gỗ nhỏ nối liền làng xóm với đồn binh của Ngô Quyền cây cầu có tên gọi là Cầu Gù. Khi Ngô Vương qua đời, dân làng tôn vinh Người làm phúc thần, tạc tượng tại miếu Chè. Về sau, đình làng được tạo dựng, cư dân Đông Khê rước nghi vệ thành hoàng về thờ tại ngôi đình hiện nay. Qua nội dung tấm bia hậu thần và dòng chữ Hán khắc trên xà nóc cho biết: Đình Đông Khê được trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836), người làng đứng chữ hưng công. Năm 1902, dân làng đã đóng góp công sức tu tạo lại đình, lần tu sửa này còn lưu lại họ tên người công đức khắc ở số cây cột đình. Dòng chữ Hán khắc chìm trên xà nóc hoàng triều. Thành Thái tuế thứ Giáp Thìn niên. Nghĩa là, di tích được trùng tu vào năm Giáp Thìn (tức năm 1902). Cách đình Đông Khê khoảng vài trăm mét là chùa Đông Khê (còn gọi là chùa Nguyệt Quang). Chùa Đông Khê tên chữ là Nguyệt Quang tự, một ngôi chùa cổ của Hải Phòng, một môn sơn nổi tiếng. Chùa được dựng từ lâu đời, năm Chính Hòa thứ 5 đã có đợt sửa chữa lớn. Đến thế kỷ 18, khi nhà sư Như Hiện thuộc dòng Lâm Tế, đời pháp thứ 37 trụ trì, Nguyệt Quang Tự trở thành một tổ đình lớn, có ảnh hưởng rộng. Thiền sư tinh thông đạo pháp, kiên trì giới hạnh nên vua quan và người dân vô cùng kính trọng. năm 1748, thiền sư được vua Lê Hiển Tông ban chức Tăng cương, năm 1757 được sắc phong Tăng Thống Thuần giác hòa thượng. Ngài viên tịch ngày 6-5 Ất Dậu (1765), bảo tháp lưu giữ xá lỵ ở chùa Đông Khê hiện còn. Chùa hiện mang phong cách kiến trúc Nguyễn gồm Đại hùng bảo điện, nhà tổ, vườn tháp, nhà tăng, nhà phương trượng… đã hoàn chỉnh. Tam quan, cổng chùa vốn khá đẹp nhưng năm 2000 lại được làm mới hoàn toàn với quy mô to đẹp hơn. Từ ngày đổi mới đến nay, nhà sư trụ trì đã tu bổ, tôn tạo nhiều tạo nên một danh lam. Đối diện cổng tam quan, qua khoảng sân rộng được lát gạch đỏ bằng phẳng là tòa Đại Hùng bảo điện thâm trầm, cổ kính, xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyễn. Các công trình nhà tổ, nhà tăng, nhà khách, nhà phương trượng… được bố trí hài hòa trong khuôn viên của chùa. Hai bên khoảng sân rộng có hai dãy tháp là mộ của những nhà sư từng trụ trì tại chùa.Các xà, cột trong chùa được làm bằng gỗ lim, trải qua trăm năm tuổi vẫn vững chãi. Đồ thờ tượng tháp cổ đều còn giữ được khá đầy đủ, đặc biệt chùa còn giữ được một quả đại hồng chung, đúc năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 9 – đời Sơn Tây. Đình – Chùa Đông Khê đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1997. Đối diện Nguyệt Quang Tự là ngôi chua bề thế, thanh tịnh Linh Quang Tự (chùa An Đà) nằm tĩnh lặng bên hồ An Biên thơ mộng. Ngôi cổ tự này trước đây chỉ là ba gian nhà tranh dựng ở cuối thôn Đà Cự, xã An Biên. Qua năm tháng chùa được nâng cấp, mở rộng, tôn tạo thành không gian bề thế như ngày nay. Chùa có lối kiến trúc chữ CÔNG, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian ống muống, 3 gian hậu liêu, mái chồng diềm, đao tầu chéo góc trang trí họa tiết long triều phượng mớm, đậm đà văn hóa dân tộc.. Chùa là một quần thể các công trình gồm chính điện với các bức tượng Phật uy nghiêm cùng với các bao lan và hoành phi rực rỡ; nhà tổ và giảng đường được dựng bằng những cây cột gỗ gụ, gỗ lim đen nháy; kế đến là nhà khách khang trang, rộng rãi. Vườn tháp, bảo tháp Đức Quán Thế Âm nằm trong khuôn viên chùa bên cạnh hồ An Biên thoáng mát tạo nên cảnh quan hài hòa, tĩnh mịch. Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hội Khoa học - Lịch sử thành phố), làng Đông Khê còn được biết đến với truyền thống đấu tranh bất khuất, đóng góp vào sự nghiệp chống quân xâm lược Nam Hán, Nguyên - Mông. Trong lịch sử chống thực dân Pháp, nhất là các pong trào do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhiều người dân Đông Khê tham gia tích cực. Nơi đây từng có cách mạng của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1929), Đảng bộ Cộng sản Hải Phòng (1930), phong trào ái hữu thời kỳ Mặt trận Nhân dân (1936 - 1939), phong trào Việt Minh, hội truyền bá Quốc Ngữ 91941 - 1945)… Tiếc rằng qua thời gian những di tích này đã không còn. Những di tích lịch sử quý báu và truyền thống đấu tranh yêu nước là niềm tự hào của người dân Đông Khê. Những năm gần đây du khách đến Đông Khê tham quan, chiêm bái những di tích lịch sử, văn hóa ngày càng đông. Cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, tấm lòng của người dân Đông Khê và du khách thập phương góp công, góp sức trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di tích, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống yêu nước của vùng đất cổ này. Đình chùa Đông Khê và chùa An Đà mới được trùng tạo là một quần thể di tích rất có giá trị thu hút đông đảo khách hành hương, khách du lịch. Khách tham quan, vãn cảnh đình, chùa Đông Khê, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây. Tổng hợp từ InterNet Ths Nguyễn Thy Ngà Khi Ngô Vương Quyền mất ở Cổ Loa, các làng xã lân cận đều lập đền thờ vị anh hùng dân tộc, ông tổ Trung Hưng trong cõi tâm linh của người dân đất Việt. Tương truyền, khu vườn Quyến thuộc làng cũ Đông Khê chính là nơi Ngô Quyền yết bảng, cầu hiền tài luyện tập quân sĩ, chuẩn bị cho chiến trận Bạch Đằng. Cụm di tích Đông Khê dựng ở giáp tây xã Đông Khê, hiện ở trục đường Đông Khê, quận Ngô Quyền, với phong cảnh thanh tịnh, cổ kính, Cụm di tích Đông Khê đang dần trở thành điểm đến tâm linh và thành kính của du khách và phật tử thập phương. Vào thế kỷ thứ 10, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cố sự tham gia của cư dân Gia Viên, Lạc Viên, Đông Khê và nhiều làng xã ven vùng đồng bằng hạ lưu sông Cấm. Khi Ngô Vương Quyền mất ở Cổ Loa, các làng xã lân cận đều lập đền thờ vị anh hùng dân tộc, ông tổ Trung Hưng trong cõi tâm linh của người dân đất Việt. Tương truyền, khu vườn Quyến thuộc làng cũ Đông Khê chính là nơi Ngô Quyền yết bảng, cầu hiền tài luyện tập quân sĩ, chuẩn bị cho chiến trận Bạch Đằng. Làng Đông Khê ngày ấy đã dựng cây cầu gỗ nhỏ nối liền làng xóm với đồn binh của Ngô Quyền cây cầu có tên gọi là Cầu Gù. Khi Ngô Vương qua đời, dân làng tôn vinh Người làm phúc thần, tạc tượng tại miếu Chè. Về sau, đình làng được tạo dựng, cư dân Đông Khê rước nghi vệ thành hoàng về thờ tại ngôi đình hiện nay. Qua nội dung tấm bia hậu thần và dòng chữ Hán khắc trên xà nóc cho biết: Đình Đông Khê được trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836), người làng đứng chữ hưng công. Năm 1902, dân làng đã đóng góp công sức tu tạo lại đình, lần tu sửa này còn lưu lại họ tên người công đức khắc ở số cây cột đình. Dòng chữ Hán khắc chìm trên xà nóc hoàng triều. Thành Thái tuế thứ Giáp Thìn niên. Nghĩa là, di tích được trùng tu vào năm Giáp Thìn (tức năm 1902). Cách đình Đông Khê khoảng vài trăm mét là chùa Đông Khê (còn gọi là chùa Nguyệt Quang). Chùa Đông Khê tên chữ là Nguyệt Quang tự, một ngôi chùa cổ của Hải Phòng, một môn sơn nổi tiếng. Chùa được dựng từ lâu đời, năm Chính Hòa thứ 5 đã có đợt sửa chữa lớn. Đến thế kỷ 18, khi nhà sư Như Hiện thuộc dòng Lâm Tế, đời pháp thứ 37 trụ trì, Nguyệt Quang Tự trở thành một tổ đình lớn, có ảnh hưởng rộng. Thiền sư tinh thông đạo pháp, kiên trì giới hạnh nên vua quan và người dân vô cùng kính trọng. năm 1748, thiền sư được vua Lê Hiển Tông ban chức Tăng cương, năm 1757 được sắc phong Tăng Thống Thuần giác hòa thượng. Ngài viên tịch ngày 6-5 Ất Dậu (1765), bảo tháp lưu giữ xá lỵ ở chùa Đông Khê hiện còn. Chùa hiện mang phong cách kiến trúc Nguyễn gồm Đại hùng bảo điện, nhà tổ, vườn tháp, nhà tăng, nhà phương trượng… đã hoàn chỉnh. Tam quan, cổng chùa vốn khá đẹp nhưng năm 2000 lại được làm mới hoàn toàn với quy mô to đẹp hơn. Từ ngày đổi mới đến nay, nhà sư trụ trì đã tu bổ, tôn tạo nhiều tạo nên một danh lam. Đối diện cổng tam quan, qua khoảng sân rộng được lát gạch đỏ bằng phẳng là tòa Đại Hùng bảo điện thâm trầm, cổ kính, xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyễn. Các công trình nhà tổ, nhà tăng, nhà khách, nhà phương trượng… được bố trí hài hòa trong khuôn viên của chùa. Hai bên khoảng sân rộng có hai dãy tháp là mộ của những nhà sư từng trụ trì tại chùa.Các xà, cột trong chùa được làm bằng gỗ lim, trải qua trăm năm tuổi vẫn vững chãi. Đồ thờ tượng tháp cổ đều còn giữ được khá đầy đủ, đặc biệt chùa còn giữ được một quả đại hồng chung, đúc năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 9 – đời Sơn Tây. Đình – Chùa Đông Khê đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1997. Đối diện Nguyệt Quang Tự là ngôi chua bề thế, thanh tịnh Linh Quang Tự (chùa An Đà) nằm tĩnh lặng bên hồ An Biên thơ mộng. Ngôi cổ tự này trước đây chỉ là ba gian nhà tranh dựng ở cuối thôn Đà Cự, xã An Biên. Qua năm tháng chùa được nâng cấp, mở rộng, tôn tạo thành không gian bề thế như ngày nay. Chùa có lối kiến trúc chữ CÔNG, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian ống muống, 3 gian hậu liêu, mái chồng diềm, đao tầu chéo góc trang trí họa tiết long triều phượng mớm, đậm đà văn hóa dân tộc.. Chùa là một quần thể các công trình gồm chính điện với các bức tượng Phật uy nghiêm cùng với các bao lan và hoành phi rực rỡ; nhà tổ và giảng đường được dựng bằng những cây cột gỗ gụ, gỗ lim đen nháy; kế đến là nhà khách khang trang, rộng rãi. Vườn tháp, bảo tháp Đức Quán Thế Âm nằm trong khuôn viên chùa bên cạnh hồ An Biên thoáng mát tạo nên cảnh quan hài hòa, tĩnh mịch. Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hội Khoa học - Lịch sử thành phố), làng Đông Khê còn được biết đến với truyền thống đấu tranh bất khuất, đóng góp vào sự nghiệp chống quân xâm lược Nam Hán, Nguyên - Mông. Trong lịch sử chống thực dân Pháp, nhất là các pong trào do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhiều người dân Đông Khê tham gia tích cực. Nơi đây từng có cách mạng của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1929), Đảng bộ Cộng sản Hải Phòng (1930), phong trào ái hữu thời kỳ Mặt trận Nhân dân (1936 - 1939), phong trào Việt Minh, hội truyền bá Quốc Ngữ 91941 - 1945)… Tiếc rằng qua thời gian những di tích này đã không còn. Những di tích lịch sử quý báu và truyền thống đấu tranh yêu nước là niềm tự hào của người dân Đông Khê. Những năm gần đây du khách đến Đông Khê tham quan, chiêm bái những di tích lịch sử, văn hóa ngày càng đông. Cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, tấm lòng của người dân Đông Khê và du khách thập phương góp công, góp sức trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di tích, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống yêu nước của vùng đất cổ này. Đình chùa Đông Khê và chùa An Đà mới được trùng tạo là một quần thể di tích rất có giá trị thu hút đông đảo khách hành hương, khách du lịch. Khách tham quan, vãn cảnh đình, chùa Đông Khê, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.Tổng hợp từ InterNetThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang chùa Nguyệt Quang di tích lịch sử du lịch Hải Phòng du lịch tâm linh Kiến trúc cổ kính đình chùa Đông Khê 2 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10