Xã Đại Đồng có làng cổ Đại Vi với bề dày lịch sử hình thành từ thời Đinh mà bằng chứng là sự hiện hữu của các di tích lịch sử từ thế kỷ X. Đó là quần thể đình Đại Vi - Nghè xóm Nối - Nghè xóm Gạ thờ Tam vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân, chiến đấu và hi sinh tại làng Đại Vi.
Tam vị danh tướng Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa là 3 vị
tướng đều quê ở động Hoa Lư. Chàng Ngọ và Chàng Mai là hai anh em sinh đôi còn
Bạch Đa là em họ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được bố mẹ hai chàng đón về nuôi.
Khi Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh nổi lên khởi nghĩa, dẹp loạn
sứ quân, ba ông bèn ra đầu quân phò giúp, được phong chức Đô Uý. Ba ông mộ được
mấy nghìn quân, đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam.
Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất ngờ bị tấn công đồn
ở trang Đại Vi, giao chiến diễn ra ác liệt, ba tướng đều hy sinh tại trận tiền.
Dân làng cảm phục lập miếu thờ. Đến khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi phong ba ông
làm Phúc thần. Riêng Bạch Đa còn được thờ ở đình Đông Dư Hạ, Gia Lâm, Hà Nội
Xã Đại Đồng có làng cổ Đại Vi với bề dày lịch sử hình thành
từ thời Đinh mà bằng chứng là sự hiện hữu của các di tích lịch sử từ thế kỷ X.
Đó là quần thể đình Đại Vi - Nghè xóm Nối - Nghè xóm Gạ thờ các vị tướng nhà
Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân, chiến đấu và hi sinh tại làng Đại Vi.
Những di tích thờ phụng các danh tướng:
Đình làng Đại Vi thờ tam vị đại vương tướng nhà Đinh là
Trương Ngọ, Trương Mai và Bạch Đa. 3 vị tướng nhà Đinh đều quê ở động Hoa Lư,
đóng ở chùa trang Bối Khê, đạo Sơn Nam. Khi ba ông cầm quân đi đánh quân Ngô, bất
ngờ bị tấn công đồn ở trang Đại Vi đã hi sinh. Hàng năm vào dịp lễ hội làng Đại
Vi có rước kiệu từ các di tích trong làng như Nghè Gạ thờ Trương Ngọ và Nghè Nối
thờ Bạch Đa về đình làm lễ.
Nghè Gạ hay miếu xóm Gạ là nơi thờ người anh cả Trương Ngọ,
tương truyền đây cũng là nơi ông đóng đồn chiêu dân dẹp loạn.
Nghè Nối hay miếu xóm Nối thờ tướng Bạch Đa, là em họ của
Trương Ngọ và Trương Mai. Vị trí Nghè xóm Nối là nơi các ông chiến đấu anh dũng
và hy sinh tại đây.