Cụm di tích Đình - chùa Đào Xuyên thuộc xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đình Đào Xuyên thờ phụng hai vị thành hoàng là Bát Bộ Đại Vương và Đại Ma Vương. Chùa có tên chữ là Thánh Ân Tự, được xây dựng cách đây 700 năm.
Đình Đào Xuyên được xây dựng trên khu đất rộng, theo hướng Bắc,
nhìn ra sông Nghĩa Trụ ngày xưa. Đình thờ phụng Thành hoàng làng là hai anh em
Bát Bộ Đại vương và Đại Ma Vương.
Thần Bát Bộ Đại vương đều được các triều đình sắc phong là
Trấn Định Chi thần. Sắc do vua Minh Mạng ban đã ghi rằng, sắc cho Bản cảnh
Thành hoàng Đại vương giữ nước giúp dân thường hiển linh công đức.
Được các triều đình phong tặng, phụng thế tổ Cao Hoàng đế tạ
trổ rõ danh uy, khai thác bờ cõi. Nay kính thừa mệnh sáng, nối dõi hồng đồ, trạnh
nhớ công lao của thần làm cho ân điểm long trọng.
Vị thần thứ hai là Đại Ma vương, vị Thành hoàng hiển ứng phù
giúp nhân dân, dực tán tế hùng tài dược lược rất có công phò giúp đất nước giúp
ngầm vận nước, là cơ đồ vững vàng như bàn thạch.
Sự linh thiêng của hai vị thần được gia phong mỹ tự là “Trấn
định chính trực hịu thiên đôn ngưng dực bảo trung hưng Thành hoàng Đại Ma vương
tôn thần giữ nước giúp dân thường hiển linh ứng…”
Hiện nay, các di tích còn bảo lưu được một số cổ vật có giá
trị văn hóa, nghệ thuật như long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, hương án được
sơn son thiếp vàng. Đình Đào Xuyên được UBND Thành phố Hà Nội quyết định xếp hạng
di tích lịch sử nghệ thuật năm 2013.
Đình Đào Xuyên. Ảnh Nguyễn Huân/Đền Miếu Việt
Căn cứ theo tấm bia đá có niên đại 1632 Chùa Đào Xuyên có từ
trước thế kỷ XVII và đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa Đào Xuyên thuộc phái Lâm Tế, dòng Đại Thừa. Ngoài việc
thờ Phật, tại đây còn thờ vị sư tổ có công lập hội Sơn Môn ở Bắc Ninh. Vì vậy,
nơi đây còn được gọi là “Chốn tổ Đào Xuyên”.
Chùa Đào Xuyên cùng hệ thống tượng, bia kí, nhà tổ, tháp thuộc
nền văn hoá Thăng Long thế kỉ XVI – XVII. Chùa cũng là nơi phát triển dòng thiền
phái Lâm Tế và phái Tì Ni Đa Lưu Chi cũng như góp phần xây dựng nền Phật giáo của
triều Lý sau này.
Chùa xây theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” trong khuôn viên rộng
và khép kín. Tiền đường rộng 7 gian 2 dĩ, có những mảng trang trí chạm khắc
tinh tế. Nhà bia là phương đình gần lưng thượng điện.
Hai bên sân sau có hai hành lang dài, tạo thế bao quanh cùng
với nhà Tăng, nhà Mẫu, nhà Tổ. Những diện tích đất còn lại phần nhiều là để trồng
cây.
Chùa hiện còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị như hệ thống
bia đá cổ với 2 tấm bia niên đại thế kỷ XVII và 6 tấm bia có niên đại từ thời Tự
Đức đến Bảo Đại, hệ thống tượng tròn nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVI - XIX và
nhiều di vật quý khác.
Đặc biệt nhất là pho tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn có
niên đại thế kỷ XVI đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015, được làm bằng
gỗ mít sơn son thếp vàng, cao 1,32m, tính cả bệ sen hình lục giác là 2,55m.
Chùa Đào Xuyên. Ảnh Nguyễn Huân/Đền Miếu Việt
Ngoài giá trị về lịch sử, chùa Đào Xuyên còn là một di tích
cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám, đây là nơi cất giữ tài liệu Đảng, là nơi
các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và nhiều lãnh đạo Đảng về hoạt động.
Chùa Đào Xuyên đã được
xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1990.