Cụm di tích quốc gia: Đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông ở Sơn Tây, Hà Nội Cụm di tích quốc gia: Đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông ở Sơn Tây, Hà Nội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 891/QĐ-BVHTTDL, ngày 15-4-2022 về việc xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đối với cụm di tích đền Măng Sơn, đình Sơn Trung và đình Sơn Đông, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đền Măng Sơn: ngôi đền được dựng trên ngọn đồi Măng (Măng Sơn) nên dân địa phương đã lấy tên núi để đặt cho đền. Tuy nhiên, ngôi đền còn được biết đến với tên gọi Nam Cung điện bởi đây là một trong 05 điểm thờ tự đức thánh Tản Viên quan trọng của vùng đất Ba Vì xưa. Ngoài chính cung được thờ tại đền Thượng trên đỉnh non thiêng Ba Vì, 04 cung còn lại được chọn đặt ở 04 hướng và đền Măng Sơn do nằm ở hướng Nam nên còn được gọi là Nam Cung điện. Ngoài ra, dân gian vẫn thường gọi với tên thân mật là Đền Măng. Đình Sơn Đông: ngoài tên gọi đó ra, đình còn được dân địa phương gọi là đình Ngoài. Di tích này nằm tại thôn Đình (nay là thôn Thống nhất), cách đền Măng khoảng 900m về phía Đông Nam. Sân trước, Tả vu và Nghi môn đền Măng Sơn nhìn từ tòa Tiền tế Đình Sơn Trung: ngoài tên gọi đó ra, đình còn được dân địa phương gọi là đình Trong. Di tích này nằm tại thôn Sơn Trung, cách đình Ngoài khoảng 150m về phía Tây Bắc, cách đền Măng khoảng 700m về phía Đông Nam. Căn cứ vào bản Ngọc phả hiện còn lưu giữ tại đền Măng Sơn cho biết cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông thờ Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh. Lai lịch, công danh, hành trạng về các thần có nhiều dị bản, nhưng về cơ bản được tóm lược như sau: Thời vua Hùng Vương thứ XVIII là Hùng Duệ Vương, ở động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hoá, xứ Sơn Tây có ông họ Nguyễn tên Ban, vợ là Tạ Thị Hoan vốn là người nhân đức, đời đời giữ việc hương hỏa phụng thờ chu đáo, phong lưu phú quý. Nhưng hiềm nỗi hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn hiếm muộn. Ông có người anh là Nguyễn Cao Hạnh, vợ là Đinh Thị Điên, cả hai tuổi ngoài ngũ tuần mà chưa có con nối dõi. Sân và mặt đứng hướng Đông Nam Tiền tế đền Măng Sơn Một hôm, trong ngày giỗ tổ tiên, hai anh em bàn với nhau phân tán hết tài sản tế bần cứu khổ để cầu phúc. Cứ như vậy được ba, bốn năm thì động lòng trời đất, hai ông đã gặp được tiên ông ban phúc. Sau một trăm ngày thì hai bà mang thai. Một năm sau, vào ngày 06 tháng Giêng năm Đinh Hợi, vợ của người anh là Đinh Thị Điên sinh được một người con trai, vợ của người em là Tạ Thị Hoan sinh đôi cũng được hai người con trai. Ba người con đều có phong thái thần tiên, khôi ngô tuấn tú kỳ lạ. Sinh được 100 ngày, con của người anh Nguyễn Ban đặt tên là Tuấn Công, con của người em đặt tên là Sùng Công và Hiển Công. Ngày qua tháng lại, ba anh em khôn lớn đều được theo học thầy giỏi, chỉ trong vài ba năm đã tinh thông văn võ. Không may, đến năm 17 tuổi thì cha mẹ hai nhà theo nhau mất cả. Ba anh em rất đau lòng, tìm chỗ đất tốt làm lễ an táng. Ba năm đoạn tang, hương khói giữ gìn, gia tài đều cạn sạch. Họ phải kiếm củi sinh sống, tuy bần hàn nghèo khổ mà vẫn chẳng hề đổi thay bản tính. Không biết làm gì sinh sống, ba anh em bèn lên núi thiêng Ngọc Tản xin làm con nuôi bà Ma Thị Cao Sơn thần nữ ở đó. Một hôm, ba anh em lên núi, chặt một cây cổ thụ lớn rồi về động báo cho mọi người đến đó để đem về. Hôm sau, lên đó thì thấy cây lại tươi tốt như cũ. Tuấn Công lấy làm lạ, lại ra sức hạ cây và nấp lại xem sự thể. Nhờ đó, Tuấn Công đã gặp được Thái Bạch Thần Tinh Tử vi Thiên tướng, được Thiên tướng trao cho linh trượng và thần chú để cứu giúp sinh linh. Có gậy thiêng Tuấn Công đã cứu giúp nhiều người, diệt trừ thú dữ…nên được nhân dân tôn làm Thần sư. Cũng nhờ có gậy thần, ông đã cứu được con rắn đen, chẳng ngờ rắn đen đó là Thái tử con Đế Quân Động Đình Hồ. Nhờ đó ông được Đế Quân tạ ơn cuốn sách ước. Ba cỗ long ngai, bài vị tại Hậu cung đền Măng Sơn – Phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 – 19 Nhớ công đức mẹ nuôi, anh em tìm cách báo đáp, rồi được Ma Thị di chúc cho cai quản núi Tản và một vùng rộng lớn xung quanh. Tuấn Công nhận chúc thư và phân chia đất cho hai em, Sùng công ở đất Non Sơn, Hiển công ở đất Lãng Sơn. Từ đó danh tiếng ngày càng lớn, khắp trong thiên hạ đều tôn Thần sư là Tản Viên Sơn Thánh. Sùng công làm Tả Kiên thần, Hiển công làm Hữu Kiên thần. Thần sư ở lại cùng bà Ma thị. Được một năm, bà Ma thị bị bệnh rồi mất, ba anh em lo việc chôn cất và lập miếu thờ theo di chúc. Sơn Thánh bấy giờ thường cùng hai em đi tuần xét muôn việc trong nhân gian. Gặp vùng đất tốt ở huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai, hai vị tả hữu Kiên thần bèn xin với Sơn Thánh cho lập cung điện để cư trú, khuyến khích dân chúng trong vùng việc nông tang, khuyến thiện trừ tai, lại thường lấy điều nhân nghĩa để cố kết nhân tâm, lấy sự hòa mục để dựng gây lễ tục nên rất có công đức với dân. Vua Hùng tuổi đã cao bèn mời Sơn Thánh cùng hai em về triều định nhường ngôi cho Sơn Thánh. Biết tin, Thục chúa đất Ai Lao định thừa cơ động binh cướp nước. Sơn Thánh cùng hai em đã dùng phép thuật gọi gió, gọi mây làm trời đất mù mịt, chỉ huy quân dân cả nước hai lần đánh giặc Thục. Tin thắng trận báo về triều, nhà vua đã gia phong cho Sơn Thánh làm Nhạc Phủ kiêm Thượng đẳng thần, Tả Kiên làm Cao Sơn Đại vương, Hữu Kiên thần làm Quý Minh Đại vương. Trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần bốn họ mở mang cơ nghiệp, khai sáng hồng đồ, các Ngài đều hiển linh cứu nước, giúp dân. Do vậy các đời vua đều có gia phong mỹ tự là Thượng đẳng phúc thần, muôn đời thờ cúng, phúc lộc muôn thủa, hàng năm cúng tế lập thành quy thức, không bao giờ đổi thay. Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh được nhiều nơi trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ phụng thờ, đặc biệt là vùng trước của Non Tản – Ba Vì, ngọn núi được Nguyễn Trãi ngợi ca trong Dư địa chí là "Núi Tổ của nước Nam ta". Hoành phi Hưởng vu sơn niên đại Bảo Đại Ất Hợi (1935) Trong tâm thức dân gian, Tản Viên Sơn Thánh huyền thoại hóa với Sơn Tinh - một vị thần núi được xếp vào bậc "đệ nhất phúc thần" và là một trong "Tứ bất tử" của người Việt. Đức Thánh Tản vẫn đang ngự trên Non Tản, được thờ ở đền Thượng. Song, trong dân gian cũng truyền tụng có bốn hành cung quanh núi Ba Vì rất linh thiêng, đó là đền Và – Đông Cung; đền Hạ - Tây Cung; đình Tây Đằng – Bắc Cung và đền Măng Sơn – Nam Cung. Cùng với chính cung trên đỉnh non Tản, bốn cung tại bốn hướng tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh với mô hình ngũ điểm thờ thánh Tản độc đáo. Cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông từ lâu đã thờ phụng, tôn vinh Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh. Tại đền Măng Sơn vẫn còn giữ được đủ 03 bài vị cổ trong đó khắc dòng chữ "Tản viên sơn tam vị quốc chủ đại vương"; cùng với đó là cuốn Ngọc phả, truyền thuyết từ đời này sang đời khác về Tam vị Tản Viên tại vùng đất này. Những điều đó đã cho thấy sự thành kính của nhân dân đối với các ngài. Tại vùng đất này hiện vẫn còn nhiều địa danh, địa hình, những đồi gò, rộc sâu, đầm hồ, đều có sự tích lạ kỳ liên quan đến các ngài như chuyện "Tại sao núi Chàng Rể gù lưng", "Sơn Tinh quảy ní", "Vì sao Đầm Đượng có mười sáu đường nước chảy", "Sự tích củ ấu ba gai", "Sự tích Ao Vua",… đã cho thấy đây là nơi phát tích về truyền thuyết Tản Viên – một trong tứ bất tử. Hình ảnh anh hùng Sơn Tinh trong tâm trí nhân dân địa phương là một người có sức mạnh thần kỳ, trí tuệ phi thường trong việc trị thủy, cứu dân thoát khỏi lũ lụt. Bên cạnh đó, qua các truyền thuyết còn hiển hiện một vị anh hùng Sơn Tinh rất đỗi gần gũi như dạy dân hát múa,… Công chúa Ngọc Hoa – vợ của Sơn Tinh dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa như chuyện "Sơn Tinh làm lửa", "Sự tích bãi hạt cơm rơi", "Giếng thần ở Quy Mông",… nhiều truyền thuyết lại đem đến hình ảnh một vị anh hùng nhân đức thu phục cả những vị thủ lĩnh ở các vùng đến kết giao hay đánh dẹp giặc để giữ gìn bờ cõi… Người dân Sơn Đông quan niệm việc tế là rất hệ trọng, ảnh hưởng đến phúc lành của mọi nhà nên không thể tùy tiện chọn người vào vai tế. Để chuẩn bị lễ hội, các thành viên Ban tế gồm 11 người đảm nhiệm các vị trí khác nhau như Chủ tế, chủ văn, bồi tế, đi đăng, ... Các thành viên ở ban tế đã được dân làng lựa chọn cẩn thận với các tiêu chí vợ chồng con cái đầy đủ, gia đình không vướng bụi (tang), phải trên 50 tuổi. Theo cụ thủ đền, thì những người rước kiệu phải là người chưa lập gia đình, ngoan ngoãn. Điều đáng lưu ý là có một mâm ngũ quả dâng lên thờ thần, trong đó bày các thứ quả sẵn có trong vùng. Nhất thiết là phải có mít xanh, ở Sơn Đông có loại mít ra quả sớm, dân gọi là mít chiêm. Sau quả mít là quả dứa non, quả bưởi, quả chuối, quả cam hoặc quả quít… Ngoài ra, mâm cỗ tế thần không thể thiếu thịt thú. Tương truyền: Xưa kia là loại thịt thú rừng săn bắt được để khô. Sau này, việc săn bắt thú rừng khó người ta thay thế bằng ba miếng thịt lợn sống. Quá trình cử tế, ông chủ tế thay mặt cộng đồng, diễn lại nghi thức dân làng hưởng lộc do Đức Thánh Tản săn bắt được thú cho dân. Khi văn tế đọc đến câu ẩm phước, chủ tế dừng lời, trân trọng nâng chén nhà ngài nghiêng người sang một bên giả uống. Đến đoạn thụ tộ thì ông thành kính nâng chén đặt vào mâm lễ. Văn tế đọc tiếp đến thù tạc, chủ tế dùng đũa gắp lật đi lật lại 3 miếng thịt coi như đã hưởng lộc ngài. Chi tiết Long đao trong Hậu cung đình Sơn Đông Lễ tế thần ở đền Măng Sơn xong, 1 giờ chiều, dân hàng tổng rước ba cỗ kiệu từ đền về bãi dộc Thày, hạ kiệu xếp ngay ngắn, sau đó toàn dân tỏa ra bãi tổ chức các sinh hoạt vui chơi của ngày hội. Tại đây, nam nữ hát ví đúm giao duyên. Các đô vật của các xã tham gia vật giải. Ngoài bãi có bắn nỏ, đánh đu cây. Cuộc vui chơi suốt chiều hôm đó. Tối đến đốt đuốc ca vui đến nửa đêm, sang đến giờ Tý (quá nửa đêm) mới tổ chức rước kiệu ba ngài về đình. Đèn đuốc sáng trưng. Dọc đường về qua xóm có cây đa ở cổng làng đã trồng sẵn cây đuốc lớn (gọi là cây đình liệu), tiếp lửa đốt lên để đón kiệu ngài cho đám rước càng lung linh, huyền ảo. Tương truyền rằng: Dân làng làm vậy để diễn lại sự tích Đức Thánh Tản đi săn, diệt được thú, nghỉ đêm ở bãi Thày, dân các xã mang rượu tới ca hát, vui chơi mừng thắng lợi. Sau khi rước về đến đình Sơn Trung, đưa các ngài vào yên vị, nhưng lễ hội Tản Viên ở cụm di tích này vẫn chưa chấm dứt; các bô lão trong làng còn phải tế trực vào các buổi tối đến ngày 12 tháng giêng âm lịch mới tế giã. Sang ngày 8 tháng Giêng, đình Sơn Đông cũng tổ chức lễ tế Thánh Tản như ở đình Sơn Trung hôm 6 tháng Giêng nhưng không dừng ở bãi Thày mà về thẳng đình và quy mô cũng nhỏ hơn. Có thể nói, thông qua lễ hội truyền thống ở cụm di tích đền Măng Sơn – Nam Cung Điện, đình Sơn Đông và đình Sơn Trung, con người cùng gặp nhau náo nức và thành kính dâng lên Tam vị đại vương những vật phẩm và mong cầu Tam vị đại vương ban cho sức khỏe, vạn vật tươi tốt. Trong cơ cấu tổ chức lễ hội đó, đền Măng Sơn trở thành trung tâm của cộng đồng làng xã, là nơi giao lưu, ứng xử giữa con người với con người, những hiềm khích tự nhiên biến mất và thay vào đó sự hân hoan tươi mới... Lễ hội ở cụm di tích đền Măng Sơn, đình Sơn Đông và đình Sơn Trung đã cho thấy đây không chỉ là nơi để cộng đồng vui chơi sau một năm làm ăn vất vả, thông qua các nghi thức tế lễ, mà còn là nơi để mọi người có thể gửi gắm ước vọng, mong cầu Thần ban phúc cho mùa màng bội thu, vạn vật tươi tốt. Qua đó, nhân dân vững tin vào tương lai và sống có trách nhiệm hơn, ứng xử tốt hơn trong cộng đồng. Câu ca: "Dù ăn cơm độn sắn khoai/ Cũng không bỏ hội Xứ Đoài Đền Măng" nói lên điều đó. Hiện nay lễ hội của cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông vẫn được duy trì hàng năm với hình thức tổ chức long trọng và trang nghiêm. Đô Tình Nguồn: Tổ Quốc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 891/QĐ-BVHTTDL, ngày 15-4-2022 về việc xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đối với cụm di tích đền Măng Sơn, đình Sơn Trung và đình Sơn Đông, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đền Măng Sơn: ngôi đền được dựng trên ngọn đồi Măng (Măng Sơn) nên dân địa phương đã lấy tên núi để đặt cho đền. Tuy nhiên, ngôi đền còn được biết đến với tên gọi Nam Cung điện bởi đây là một trong 05 điểm thờ tự đức thánh Tản Viên quan trọng của vùng đất Ba Vì xưa. Ngoài chính cung được thờ tại đền Thượng trên đỉnh non thiêng Ba Vì, 04 cung còn lại được chọn đặt ở 04 hướng và đền Măng Sơn do nằm ở hướng Nam nên còn được gọi là Nam Cung điện. Ngoài ra, dân gian vẫn thường gọi với tên thân mật là Đền Măng. Đình Sơn Đông: ngoài tên gọi đó ra, đình còn được dân địa phương gọi là đình Ngoài. Di tích này nằm tại thôn Đình (nay là thôn Thống nhất), cách đền Măng khoảng 900m về phía Đông Nam. Sân trước, Tả vu và Nghi môn đền Măng Sơn nhìn từ tòa Tiền tếĐình Sơn Trung: ngoài tên gọi đó ra, đình còn được dân địa phương gọi là đình Trong. Di tích này nằm tại thôn Sơn Trung, cách đình Ngoài khoảng 150m về phía Tây Bắc, cách đền Măng khoảng 700m về phía Đông Nam.Căn cứ vào bản Ngọc phả hiện còn lưu giữ tại đền Măng Sơn cho biết cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông thờ Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh. Lai lịch, công danh, hành trạng về các thần có nhiều dị bản, nhưng về cơ bản được tóm lược như sau:Thời vua Hùng Vương thứ XVIII là Hùng Duệ Vương, ở động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hoá, xứ Sơn Tây có ông họ Nguyễn tên Ban, vợ là Tạ Thị Hoan vốn là người nhân đức, đời đời giữ việc hương hỏa phụng thờ chu đáo, phong lưu phú quý. Nhưng hiềm nỗi hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn hiếm muộn. Ông có người anh là Nguyễn Cao Hạnh, vợ là Đinh Thị Điên, cả hai tuổi ngoài ngũ tuần mà chưa có con nối dõi. Sân và mặt đứng hướng Đông Nam Tiền tế đền Măng SơnMột hôm, trong ngày giỗ tổ tiên, hai anh em bàn với nhau phân tán hết tài sản tế bần cứu khổ để cầu phúc. Cứ như vậy được ba, bốn năm thì động lòng trời đất, hai ông đã gặp được tiên ông ban phúc. Sau một trăm ngày thì hai bà mang thai. Một năm sau, vào ngày 06 tháng Giêng năm Đinh Hợi, vợ của người anh là Đinh Thị Điên sinh được một người con trai, vợ của người em là Tạ Thị Hoan sinh đôi cũng được hai người con trai. Ba người con đều có phong thái thần tiên, khôi ngô tuấn tú kỳ lạ. Sinh được 100 ngày, con của người anh Nguyễn Ban đặt tên là Tuấn Công, con của người em đặt tên là Sùng Công và Hiển Công.Ngày qua tháng lại, ba anh em khôn lớn đều được theo học thầy giỏi, chỉ trong vài ba năm đã tinh thông văn võ. Không may, đến năm 17 tuổi thì cha mẹ hai nhà theo nhau mất cả. Ba anh em rất đau lòng, tìm chỗ đất tốt làm lễ an táng. Ba năm đoạn tang, hương khói giữ gìn, gia tài đều cạn sạch. Họ phải kiếm củi sinh sống, tuy bần hàn nghèo khổ mà vẫn chẳng hề đổi thay bản tính.Không biết làm gì sinh sống, ba anh em bèn lên núi thiêng Ngọc Tản xin làm con nuôi bà Ma Thị Cao Sơn thần nữ ở đó. Một hôm, ba anh em lên núi, chặt một cây cổ thụ lớn rồi về động báo cho mọi người đến đó để đem về. Hôm sau, lên đó thì thấy cây lại tươi tốt như cũ. Tuấn Công lấy làm lạ, lại ra sức hạ cây và nấp lại xem sự thể. Nhờ đó, Tuấn Công đã gặp được Thái Bạch Thần Tinh Tử vi Thiên tướng, được Thiên tướng trao cho linh trượng và thần chú để cứu giúp sinh linh. Có gậy thiêng Tuấn Công đã cứu giúp nhiều người, diệt trừ thú dữ…nên được nhân dân tôn làm Thần sư. Cũng nhờ có gậy thần, ông đã cứu được con rắn đen, chẳng ngờ rắn đen đó là Thái tử con Đế Quân Động Đình Hồ. Nhờ đó ông được Đế Quân tạ ơn cuốn sách ước. Ba cỗ long ngai, bài vị tại Hậu cung đền Măng Sơn – Phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 – 19Nhớ công đức mẹ nuôi, anh em tìm cách báo đáp, rồi được Ma Thị di chúc cho cai quản núi Tản và một vùng rộng lớn xung quanh. Tuấn Công nhận chúc thư và phân chia đất cho hai em, Sùng công ở đất Non Sơn, Hiển công ở đất Lãng Sơn. Từ đó danh tiếng ngày càng lớn, khắp trong thiên hạ đều tôn Thần sư là Tản Viên Sơn Thánh. Sùng công làm Tả Kiên thần, Hiển công làm Hữu Kiên thần. Thần sư ở lại cùng bà Ma thị. Được một năm, bà Ma thị bị bệnh rồi mất, ba anh em lo việc chôn cất và lập miếu thờ theo di chúc.Sơn Thánh bấy giờ thường cùng hai em đi tuần xét muôn việc trong nhân gian. Gặp vùng đất tốt ở huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai, hai vị tả hữu Kiên thần bèn xin với Sơn Thánh cho lập cung điện để cư trú, khuyến khích dân chúng trong vùng việc nông tang, khuyến thiện trừ tai, lại thường lấy điều nhân nghĩa để cố kết nhân tâm, lấy sự hòa mục để dựng gây lễ tục nên rất có công đức với dân.Vua Hùng tuổi đã cao bèn mời Sơn Thánh cùng hai em về triều định nhường ngôi cho Sơn Thánh. Biết tin, Thục chúa đất Ai Lao định thừa cơ động binh cướp nước. Sơn Thánh cùng hai em đã dùng phép thuật gọi gió, gọi mây làm trời đất mù mịt, chỉ huy quân dân cả nước hai lần đánh giặc Thục. Tin thắng trận báo về triều, nhà vua đã gia phong cho Sơn Thánh làm Nhạc Phủ kiêm Thượng đẳng thần, Tả Kiên làm Cao Sơn Đại vương, Hữu Kiên thần làm Quý Minh Đại vương.Trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần bốn họ mở mang cơ nghiệp, khai sáng hồng đồ, các Ngài đều hiển linh cứu nước, giúp dân. Do vậy các đời vua đều có gia phong mỹ tự là Thượng đẳng phúc thần, muôn đời thờ cúng, phúc lộc muôn thủa, hàng năm cúng tế lập thành quy thức, không bao giờ đổi thay.Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh được nhiều nơi trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ phụng thờ, đặc biệt là vùng trước của Non Tản – Ba Vì, ngọn núi được Nguyễn Trãi ngợi ca trong Dư địa chí là "Núi Tổ của nước Nam ta". Hoành phi Hưởng vu sơn niên đại Bảo Đại Ất Hợi (1935)Trong tâm thức dân gian, Tản Viên Sơn Thánh huyền thoại hóa với Sơn Tinh - một vị thần núi được xếp vào bậc "đệ nhất phúc thần" và là một trong "Tứ bất tử" của người Việt. Đức Thánh Tản vẫn đang ngự trên Non Tản, được thờ ở đền Thượng. Song, trong dân gian cũng truyền tụng có bốn hành cung quanh núi Ba Vì rất linh thiêng, đó là đền Và – Đông Cung; đền Hạ - Tây Cung; đình Tây Đằng – Bắc Cung và đền Măng Sơn – Nam Cung. Cùng với chính cung trên đỉnh non Tản, bốn cung tại bốn hướng tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh với mô hình ngũ điểm thờ thánh Tản độc đáo.Cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông từ lâu đã thờ phụng, tôn vinh Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh. Tại đền Măng Sơn vẫn còn giữ được đủ 03 bài vị cổ trong đó khắc dòng chữ "Tản viên sơn tam vị quốc chủ đại vương"; cùng với đó là cuốn Ngọc phả, truyền thuyết từ đời này sang đời khác về Tam vị Tản Viên tại vùng đất này. Những điều đó đã cho thấy sự thành kính của nhân dân đối với các ngài. Tại vùng đất này hiện vẫn còn nhiều địa danh, địa hình, những đồi gò, rộc sâu, đầm hồ, đều có sự tích lạ kỳ liên quan đến các ngài như chuyện "Tại sao núi Chàng Rể gù lưng", "Sơn Tinh quảy ní", "Vì sao Đầm Đượng có mười sáu đường nước chảy", "Sự tích củ ấu ba gai", "Sự tích Ao Vua",… đã cho thấy đây là nơi phát tích về truyền thuyết Tản Viên – một trong tứ bất tử. Hình ảnh anh hùng Sơn Tinh trong tâm trí nhân dân địa phương là một người có sức mạnh thần kỳ, trí tuệ phi thường trong việc trị thủy, cứu dân thoát khỏi lũ lụt. Bên cạnh đó, qua các truyền thuyết còn hiển hiện một vị anh hùng Sơn Tinh rất đỗi gần gũi như dạy dân hát múa,… Công chúa Ngọc Hoa – vợ của Sơn Tinh dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa như chuyện "Sơn Tinh làm lửa", "Sự tích bãi hạt cơm rơi", "Giếng thần ở Quy Mông",… nhiều truyền thuyết lại đem đến hình ảnh một vị anh hùng nhân đức thu phục cả những vị thủ lĩnh ở các vùng đến kết giao hay đánh dẹp giặc để giữ gìn bờ cõi…Người dân Sơn Đông quan niệm việc tế là rất hệ trọng, ảnh hưởng đến phúc lành của mọi nhà nên không thể tùy tiện chọn người vào vai tế.Để chuẩn bị lễ hội, các thành viên Ban tế gồm 11 người đảm nhiệm các vị trí khác nhau như Chủ tế, chủ văn, bồi tế, đi đăng, ... Các thành viên ở ban tế đã được dân làng lựa chọn cẩn thận với các tiêu chí vợ chồng con cái đầy đủ, gia đình không vướng bụi (tang), phải trên 50 tuổi. Theo cụ thủ đền, thì những người rước kiệu phải là người chưa lập gia đình, ngoan ngoãn.Điều đáng lưu ý là có một mâm ngũ quả dâng lên thờ thần, trong đó bày các thứ quả sẵn có trong vùng. Nhất thiết là phải có mít xanh, ở Sơn Đông có loại mít ra quả sớm, dân gọi là mít chiêm. Sau quả mít là quả dứa non, quả bưởi, quả chuối, quả cam hoặc quả quít… Ngoài ra, mâm cỗ tế thần không thể thiếu thịt thú. Tương truyền: Xưa kia là loại thịt thú rừng săn bắt được để khô. Sau này, việc săn bắt thú rừng khó người ta thay thế bằng ba miếng thịt lợn sống. Quá trình cử tế, ông chủ tế thay mặt cộng đồng, diễn lại nghi thức dân làng hưởng lộc do Đức Thánh Tản săn bắt được thú cho dân. Khi văn tế đọc đến câu ẩm phước, chủ tế dừng lời, trân trọng nâng chén nhà ngài nghiêng người sang một bên giả uống. Đến đoạn thụ tộ thì ông thành kính nâng chén đặt vào mâm lễ. Văn tế đọc tiếp đến thù tạc, chủ tế dùng đũa gắp lật đi lật lại 3 miếng thịt coi như đã hưởng lộc ngài. Chi tiết Long đao trong Hậu cung đình Sơn ĐôngLễ tế thần ở đền Măng Sơn xong, 1 giờ chiều, dân hàng tổng rước ba cỗ kiệu từ đền về bãi dộc Thày, hạ kiệu xếp ngay ngắn, sau đó toàn dân tỏa ra bãi tổ chức các sinh hoạt vui chơi của ngày hội. Tại đây, nam nữ hát ví đúm giao duyên. Các đô vật của các xã tham gia vật giải. Ngoài bãi có bắn nỏ, đánh đu cây. Cuộc vui chơi suốt chiều hôm đó. Tối đến đốt đuốc ca vui đến nửa đêm, sang đến giờ Tý (quá nửa đêm) mới tổ chức rước kiệu ba ngài về đình. Đèn đuốc sáng trưng. Dọc đường về qua xóm có cây đa ở cổng làng đã trồng sẵn cây đuốc lớn (gọi là cây đình liệu), tiếp lửa đốt lên để đón kiệu ngài cho đám rước càng lung linh, huyền ảo. Tương truyền rằng: Dân làng làm vậy để diễn lại sự tích Đức Thánh Tản đi săn, diệt được thú, nghỉ đêm ở bãi Thày, dân các xã mang rượu tới ca hát, vui chơi mừng thắng lợi. Sau khi rước về đến đình Sơn Trung, đưa các ngài vào yên vị, nhưng lễ hội Tản Viên ở cụm di tích này vẫn chưa chấm dứt; các bô lão trong làng còn phải tế trực vào các buổi tối đến ngày 12 tháng giêng âm lịch mới tế giã.Sang ngày 8 tháng Giêng, đình Sơn Đông cũng tổ chức lễ tế Thánh Tản như ở đình Sơn Trung hôm 6 tháng Giêng nhưng không dừng ở bãi Thày mà về thẳng đình và quy mô cũng nhỏ hơn.Có thể nói, thông qua lễ hội truyền thống ở cụm di tích đền Măng Sơn – Nam Cung Điện, đình Sơn Đông và đình Sơn Trung, con người cùng gặp nhau náo nức và thành kính dâng lên Tam vị đại vương những vật phẩm và mong cầu Tam vị đại vương ban cho sức khỏe, vạn vật tươi tốt. Trong cơ cấu tổ chức lễ hội đó, đền Măng Sơn trở thành trung tâm của cộng đồng làng xã, là nơi giao lưu, ứng xử giữa con người với con người, những hiềm khích tự nhiên biến mất và thay vào đó sự hân hoan tươi mới... Lễ hội ở cụm di tích đền Măng Sơn, đình Sơn Đông và đình Sơn Trung đã cho thấy đây không chỉ là nơi để cộng đồng vui chơi sau một năm làm ăn vất vả, thông qua các nghi thức tế lễ, mà còn là nơi để mọi người có thể gửi gắm ước vọng, mong cầu Thần ban phúc cho mùa màng bội thu, vạn vật tươi tốt. Qua đó, nhân dân vững tin vào tương lai và sống có trách nhiệm hơn, ứng xử tốt hơn trong cộng đồng. Câu ca: "Dù ăn cơm độn sắn khoai/ Cũng không bỏ hội Xứ Đoài Đền Măng" nói lên điều đó.Hiện nay lễ hội của cụm di tích đền Măng Sơn - đình Sơn Trung - đình Sơn Đông vẫn được duy trì hàng năm với hình thức tổ chức long trọng và trang nghiêm. Đô TìnhNguồn: Tổ Quốc Trở về đầu trang di tích quốc gia Đền Măng Sơn Đền Măng Sơn được công nhận di tích lịch sử quốc giaĐình Sơn Đông Đình Sơn Trung 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10