Dương Thanh là một hào trưởng, làm nha tướng ở thành Tống Bình, năm 819, ông cùng con trai Dương Chí Liệt và thủ hạ thân tín là Đỗ Sĩ Giao dẫn binh phản chiến, đánh chiếm phủ thành, giết quan đô hộ Lý Tượng Cổ cùng hàng nghìn thuộc hạ, giành quyền kiểm soát Giao Châu.
Dương Thanh là một hào trưởng có thế lực, dòng dõi có người từng làm thứ sử Hoan Châu. Viên
quan đô hộ An Nam là Lý Tượng Cổ điều về phủ thành Tống Bình, làm nha tướng để kiềm chế. Năm 819, nhân được
giao 3000 quân đi đánh người Tày, Nùng, Tráng ở Hoàng Động (Tây Bắc ngày nay).
Thừa dịp, Dương Thanh cùng con là Dương Chí Liệt và thủ hạ
thân tín là Đỗ Sĩ Giao đồng mưu kêu gọi binh sĩ không nên đi đánh người Hoàng Động
mà phản lại Lý Tượng Cổ. Được các binh sĩ ủng hộ, ông mang quân về đánh chiếm
phủ thành Tống Bình, giết chết quan đô hộ Lý Tượng Cổ cùng hàng nghìn thuộc hạ,
chiếm Giao Châu.
Đại họa Lý Tượng Cổ
Từ đầu thế kỉ IX trở đi, chính quyền phong kiến trung ương của
nhà Đường ngày càng bị suy yếu nghiêm trọng. Thực ra, quá trình suy yếu nghiêm
trọng này vốn dĩ đã diễn ra khá lâu trước đó, mà thể hiện rõ nhất là vào khoảng
nửa sau của thế kỉ VIII, ngay từ dưới thời trị vì của Đường Huyền Tông
(712-756).
Sau đó, đến thời Đường Túc Tông (756-762) thì những di hại lớn
lao của cuộc bạo loạn do An Lộc Sơn cầm đầu vẫn còn rất nặng nề, không khí lo sợ
thường xuyên bao phủ mọi hoạt động của triều đình.
Dân trong khắp kinh thành Trường An của nhà Đường luôn luôn
nơm nớp và hoang mang bởi vì tất cả đều tin rằng bọn loạn quân có thể tràn tới
đánh phá triều đình vào bất cứ lúc nào.
Các đời Hoàng Đế kế tiếp Đường Túc Tông như Đường Đại Tông
(762-779) và Đường Đức Tông (779-805) tuy đều tỏ ra rất cố gắng trong việc thực
hiện ý định cứu vãn tình thế nguy hại này nhưng cả hai đều đã lần lượt bị thất
bại. Năm 805, Đường Đức Tông mất. Lý Tụng được đưa lên nối ngôi, đó là Đường
Thuận Tông.
Mới ở ngôi Hoàng Đế được 7 tháng, Đường Thuận Tông đã bị bọn
hoạn quan mà cầm đầu là Câu Văn Trân bắt ép phải nhường ngôi cho con trai trưởng
là Lý Thuần để rồi chưa đầy một năm sau thì Đường Thuận Tông mất.
Lý Thuần được đưa lên ngôi Hoàng Đế và đó Chính là Đường Hiến
Tông (805-820). Từ đây trở đi, chính sự nhà Đường ngày một rối ren, bọn tham
quan ô lại (nhất là ở vùng biên ải xa xôi) cứ mặc sức hoành hành.
Năm Kỉ Hợi (819), Lý Tượng Cổ được triều đình Đường Hiến
Tông cho giữ chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Các bộ chính sử của Trung Quốc
cũng viết rằng : "Lý Tượng Cổ là kẻ tham lam, khắc nghiệt, làm mất lòng
dân".
Nhận định này quả là không sai bởi vì ngay khi vừa mới đến
nhận chức, bộ máy hành chánh dưới quyến vẫn còn chưa kịp ổn định, Lý Tượng Cổ
đã lập tức ban hành một loạt những biện pháp nhằm vơ vét tài nguyên và của cải
trên đất nước ta. Ở vùng rừng núi và trung du thì Lý Tượng Cổ bắt dân phải cung
đốn lâm sản, khoáng sản, hương liệu và các loại chim, thú quý ; ở vùng đồng bằng
thì Lý Tượng Cổ bất dân phải cống nạp đủ các loại đặc sản nông nghiệp và thủ
công nghiệp ; ở vùng ven biển thì Lý Tượng Cổ buộc dân phải dâng tiến trăm thứ
hải sản, san hô, ngọc trai... tất cả đã khiến cho trăm họ lúc bấy giờ phải lầm
than điêu đứng.
Nhưng, khác với phần lớn bọn quan đô hộ trước đó, Lý Tượng Cổ
chẳng những là kẻ tham tàn mà còn là tên rất xảo quyệt. Với Lý Tượng Cổ, lực lượng
đáng bận tâm lo lắng nhất chính là đội ngũ hào trưởng của các địa phương. Chừng
nào mà uy tín của đội ngũ này còn lớn lao thì chừng đó chính quyền đô hộ của bọn
phong kiến phương Bắc còn có nguy cơ bị đe doạ lật đổ.
Bấy giờ, thủ đoạn chung của Lý Tượng Cổ là ra sức tìm đủ
cách để mua chuộc và dụ dỗ, đồng thời, không ngừng tận dụng mọi cơ hội để tiến
hành chia rẽ các hào trướng với cơ sở xã hội của chính bản thân họ.
Thủ đoạn này được Lý Tượng Cổ thực hiện một cách rất ráo riết
đối với bất cứ vị hào trưởng nào, trong đó, nhân vật bị Lý Tượng Cổ xếp vào
hàng cần phải tập trung mọi cố gắng để triệt tiêu ảnh hưởng sớm nhất chính là
Dương Thanh.
Bởi thủ đoạn rất xảo quyệt này, một không khí nghi kị rất ngột
ngạt đã dần dần lan toả đó đây. Tóm lại, nhìn từ bất cứ góc độ nào thì sự xuất
hiện của Lý Tượng Cổ cũng đều đúng nghĩa là một đại hoạ của xã hội ta đầu thế kỉ
IX.
Dương Tướng công với hai cuộc đấu trí đầu tiên
Dương Thanh người Hoan Châu, tổ tiên ông nhiều đời trước đó
từng giữ chức Thứ Sử của châu này. Đất Hoan Châu nay đại để tương ứng với tỉnh
Nghệ An. Trong thời thuộc Đường, thời mà âm mưu dùng người Việt trị người Việt
được ráo riết thực hiện thì Thứ Sử là chức đứng đầu của một châu và chức này
thường được trao cho những người Việt từng là Tù Trưởng.
Bởi lẽ này mà trong phần lớn các thư tịch của Trung Quốc đời
Đường, chức Thứ Sử thường được chép là Man Tù (Tù Trưởng của dân man di). Tuy
nhiên, trong trường hợp rất cụ thể này thì Thứ Sử chỉ là chức danh mang nặng thủ
đoạn mua chuộc và chia rẽ còn Man Tù là chức danh chứa đầy sự coi thường.
Trong truyền thuyết dân gian cũng như trong khá nhiều tài liệu
của Việt Nam, chức danh Hào Trưởng thường được nhắc tới với thái độ rất trân trọng.
Theo chúng tôi, đây là chi tiết rất đáng lưu ý.
Về mặt lịch sử, nguồn gốc sâu xa nhất của Hào Trưởng có lẽ
là đội ngũ quý tộc bộ lạc. Trong thời sơ sử và trong khá nhiều thế kỉ đầu của
thời Bắc thuộc, phần lớn họ được mang những tên gọi mới như Lạc Hầu và Lạc Tướng.
Từ khoảng giữa thời thuộc Đường trở đi, do những tác động
liên tục và mạnh mẽ của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, sự chuyển hoá nội
thân rất tự nhiên của lực lượng Lạc Hầu và Lạc Tướng đã khiến cho chính họ ngày
càng có nhiễu nét khác trước.
Từ đây, nếu xét riêng về phạm vi ảnh hưởng của quyền lực thì
sự đối thay không lớn, nhưng, nếu xét về cách thức thể hiện quyền lực cũng như
về quy trình thực hiện chế độ bóc lột thì mức độ của sự đổi thay lại rất đáng kể
ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cũng có thể nói rằng đội ngũ hào trưởng
chính là lực lượng phong kiến bán khai.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất ở Dương Thanh không phải là
ông mang chức danh gì mà quan trọng nhất vẫn là ở chỗ ông được người Hoan Châu đương thời tin tưởng và kính trọng bởi
lòng chân thành yêu nước thương dân của bản thân ông cũng như của nhiều bậc gia
tiên ông.
Đây cũng là điều khiến cho Lý Tượng Cổ lo lắng nhất. Một kế
hoạch chia rẽ rất thâm hiểm do Lý Tượng Cổ vạch ra đã nhanh chóng được thực hiện.
Do kế hoạch chia rẽ rất thâm hiểm này, ngay trong năm 819, Dương Thanh đã phải
trải qua hai cuộc đối trí lớn :
Cuộc đấu trí thứ nhất : nên hay không nên rời Hoan Châu để
đi ra La Thành nhận chức Nha Môn Tướng Quân. Theo ghi chép của thư tịch cổ thì
ngay khi vừa đến nhận chức, Lý Tượng Cổ đã lập tức hạ lệnh cho Dương Thanh phải
rời Hoan Châu để ra La Thành nhận chức Nha Môn Tướng Quân và điều này đã buộc
Dương Thanh phải có một sự lựa chọn rất khó khăn.
Nếu bằng lòng đi nhận chức thì cũng có nghĩa là Dương Thanh
đã công khai chấp nhận hợp tác với kẻ thù, đã tự tách mình ra khỏi cơ sở xã hội
của chính mình, đã tự huỷ hoại uy danh không những của riêng mình mà còn là của
cả một họ tộc. Trước nhân dân Hoan Châu, bức chân dung vốn dĩ rất khả kính của
một vị hào trưởng giàu lòng yêu nước thương dân nhất định sẽ bị hoen ố.
Nếu chấp thuận đi nhận chức thì cũng chẳng khác gì "lăn
mình vào hang cọp", mọi hành vi lớn nhỏ của Dương Thanh đều bị theo dõi một
cách chặt chẽ và cái chết sẽ luôn rình rập Dương Thanh.
Nhưng, nếu Dương Thanh không chịu rời Hoan Châu để đi La
Thành nhận chức thì cơ sự sẽ như thế nào? Điều chắc chắn là nếu ông dại đột làm
như vậy, Lý Tượng Cổ sẽ lập tức mượn cớ Dương Thanh "bất tuân thượng lệnh"
để giết hại ông.
Trước tình thế đó, Dương Thanh đã quyết định đi nhận chức.
Theo truyền thuyết của vùng Nghệ An thì Dương Thanh cho rằng, thà chấp nhận lao
vào chốn hiểm nguy rồi bình tĩnh tuỳ cơ ứng biến còn hơn là khoanh tay chịu chết
khi chưa tỏ rõ được chí khí của mình. Khoảng trước tháng 10 năm Kỉ Hợi (819),
Hào Trưởng Dương Thanh đã có mặt ở La Thành.
Cuộc đấu trí thứ hai : Nên hay không nên cầm quân đi đàn áp
dân vùng Hoàng Động. Bấy giờ, khi Dương Thanh mới đến nhận chức Nha Môn Tướng
Quân thì dân vùng Hoàng Động (động Hoàng Chanh, nay thuộc vùng Tây Bắc nước ta)
cũng nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Đường. Lý Tượng Cổ liền sai
Dương Thanh đem quân đi đàn áp.
Nếu như Dương Thanh không chịu ra đi thì cũng có nghĩa là
chính ông đã tự tạo ra nguyên cớ chính đáng cho Lý Tượng Cổ giết hại ông, còn nếu
ông chịu ra đi đàn áp thì bàn tay ông nhất định sẽ đẫm máu dân, vết nhơ ấy sẽ
chẳng bao giờ có hi vọng rửa sạch dược.
Lần này thì Dương Thanh đã táo bạo quyết định rằng đi mà
không đi, dùng gươm giáo và lấy ngay binh sĩ của Lý Tượng Cổ để giết Lý Tượng Cổ.
Trận đọ sức lịch sử tiêu diệt Lý Tượng Cổ
Ngay sau khi có được một lực lượng binh sĩ khá hùng hậu với
đầy đủ vũ khí và các thiết bị trong tay, Dương Thanh liền tiến về Hoàng Động.
Chính thái độ có vẻ như luôn luôn sẵn sàng tuân theo thượng lệnh của Dương
Thanh đã khiến cho Lý Tượng Cổ - một kẻ khét tiếng thâm hiểm và xảo quyệt -
cũng không hễ có chút nghi ngờ nhỏ nào cả.
Nhưng vừa ra khỏi La Thành thì lập tức Dương Thanh đã có hai
quyết định rất quan trọng. Một là kể rõ những tội ác tày trời của Lý Tượng Cổ
cho tất cả binh sĩ dưới quyền nghe, đồng thời, kêu gọi họ hãy cùng ông quay lại
để trừng trị Lý Tượng Cổ, trước là trừ hậu hoạ cho chính bản thân mình và sau
là nhằm thiết thực góp phần ban phúc cho thiên hạ trong khắp cõi.
Lời kêu gọi này của Dương Thanh đã nhanh chóng được đông đảo
binh sĩ dưới quyền ông nhất tề hưởng ứng. Hai là, thay vì đem quân đi đàn áp
phong trào đấu tranh của dân ở vùng Hoàng Động, chính Dương Thanh đã chủ động
liên kết với dân vùng Hoàng Động để cùng đánh kẻ thù chung, tiêu diệt Lý Tượng
Cổ và quyết tâm đập tan toàn bộ guồng máy chính quyền đô hộ của giặc.
Lời đề nghị rất hợp lòng người và cũng rất đúng đắn này của
Dương Thanh đã được đông đảo quân sĩ dưới quyền ông và nhân dân vùng Hoàng Động
nhiệt liệt tán thành. Uy thế của Dương Thanh đã nhanh chóng trở nên lừng lẫy.
Cuộc tấn công ồ ạt và quá bất ngờ của quân sĩ Dương Thanh đã
khiến cho Lý Tượng Cổ không sao kịp trở tay. Chỉ bằng một trận đánh chớp
nhoáng, Dương Thanh đã đè bẹp được toàn bộ lực lượng của giặc ở La Thành. Sử cũ
viết rằng : "Dương Thanh nhân lòng người chất chứa oán giận, đang đêm dẫn
quân vào đánh úp, chiếm được thành và giết được Lý Tượng Cổ".
Một chính quyền tồn tại biệt lập với nhà Đường, do Dương
Thanh thành lập và cầm đầu đã nhanh chóng được dựng lên. Ngoài bản chất tự chủ
và ý thức tồn tại biệt lập rất rõ rệt nói trên, không thấy thư tịch cổ nói gì về
tổ chức cũng như cách thức hoạt động của chính quyền này, nhưng có lẽ là mô thức
chung thì cũng không khác bao nhiêu so với guồng máy cũ của An Nam Đô Hộ Phủ.
Phạm vi ảnh hưởng và nhất là năng lực quản lí của chính quyền
Dương Thanh hẳn nhiên là còn rất hạn hẹp, nhưng, có lẽ hậu thế cũng không nên
(vì cũng hoàn toàn không thể) đòi hỏi quá nhiều ở Dương Thanh. Bấy giờ, tất cả
những thử thách cam go và khốc liệt nhất cần phải vượt qua thì Dương Thanh cùng
với đội ngũ binh sĩ dưới quyền của ông đã dũng cảm vượt qua. còn những gì tốt đẹp
và cần phải vươn tới thì Dương Thanh chưa có đủ điều kiện cũng như chưa hội đủ
khả năng để có thể vươn tới được. Trước lịch sử bất cứ một bậc anh hùng cái thế
nào cũng chỉ có thể có được một số cống hiến nhất định nào đó mà thôi.
Thắng lợi của Dương Thanh trong trận đánh quyết định với
quân đô hộ diễn ra vào tháng 10 năm Kỉ Hợi (819) là thắng lợi của lòng tự tin
mãnh liệt và sâu sắc. Trước mọi hoàn cảnh nghiệt ngã lòng tự tin của Dương
Thanh chẳng những không hễ thay đổi mà còn liên tục được bồi đắp.
Dương Thanh là biểu tượng của một bản lĩnh phi thường, dù buộc
phải sống trong hang ổ của giặc, dù luôn phải chịu sự giám sát cực kì khắt khe
của kẻ thù, ông vẫn giữ vững chí khí, không phụ lòng kính trọng mà người đương
thời đã ưu ái dành cho ông cùng các bậc gia tiên của ông.
Thắng lợi của Dương Thanh là thắng lợi của một cuộc tấn công
hoàn toàn bất ngờ. Chính bất ngờ là yếu tố khiến cho trận đánh đã diễn ra và kết
thúc hết sức nhanh chóng. Bấy giờ, không phải chỉ có Lý Tượng Cổ mà ngay cả đến
triều đình Đường Hiến Tông (805-820) cũng tổ ra rất ngơ ngác trước những biến cố
lớn lao ở An Nam Đô Hộ Phủ.
Thắng lợi của Dương Thanh còn là thắng lợi bước đầu của ý thức
xây dựng và mở rộng khối đoàn kết chiến đấu chung kẻ thù chung giữa nhân dân
các địa phương. Mối liên kết giữa lực lượng binh sĩ của Dương Thanh với nhân
dân vùng Hoàng Động tuy chỉ mới đừng lại ở mức độ rất khiêm nhượng nhưng chừng
đó cũng đã đủ để đầy quân đô hộ nhà Đường vào tình thế phải cam chịu đại bại thảm
hại.
Trận chiến chống đàn áp và cuộc đấu trí cuối cùng
Được tin Lý Tượng Cổ bị giết và chính quyền ở An Nam Đô Hộ
Phủ đã hoàn toàn thuộc về Dương Thanh, triều đình nhà Đường rất tức giận, lập tức
sai tướng đem đại binh di đàn áp.
Bấy giờ, Quế Trọng Vũ được giao trách nhiệm chỉ huy cuộc tấn
công có quy mô rất lớn này. Quế Trọng Vũ đã dồn dập mở nhiều đợt tấn công vào lực
lượng của Dương Thanh nhưng tất cả đều lần lượt bị đẩy lùi và La Thành trước
sau vẫn được giữ vững. Chính sử của Trung Quốc đã phải thừa nhận rằng "Quế
Trọng Vũ đánh Dương Thanh nhưng thất bại".
Triều đình Đường Hiến Tông đã buộc phải sai Lý Nguyên Gia
đem thêm quân đến hợp lực với Quế Trọng Vũ để cùng đàn áp. Trước tình thế rất
khó khăn đó, Dương Thanh đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết với nhân dân vùng Hoàng Động.
Bởi lẽ này mà quân nhà Đường, kể cả khi có thêm lực lượng của
Lý Nguyên Gia, vẫn không sao tiêu diệt được Dương Thanh. Một kế hoạch mới hơn
và cũng nguy hiểm hơn đã nhanh chóng được triều đình nhà Đường cho áp dụng. Thư
tịch cổ cho biết, Đường Hiến Tông đã "xuống chiếu tha tội cho Dương Thanh
và phong cho Dương Thanh làm Thứ Sử Quỳnh Châu".
Quỳnh Châu nay thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc, nếu chịu đi
nhận chức Thứ Sử Quỳnh Châu thì cũng có nghĩa là Dương Thanh sẽ tự tách mình ra
khỏi cơ sở xã hội của mình, tự đẩy mình vào thế bị cô lập để rồi chắc chắn là
sau đó sẽ bị triệt tiêu bởi hàng loạt những lí do thật khó mà đoán trước được.
Nhận thức rất rõ những ý đồ thâm hiểm chứa dựng trong tờ chiếu chỉ này, Dương
Thanh đã kiên quyết chối từ.
Dùng bạo lực để trấn áp không được, dùng chức tước để dụ dỗ
cũng không xong, nhà Đường bèn dùng tiền bạc để mua chuộc. Nhưng, dù không hễ
tiếc của, chúng cũng chẳng thể nào mua chuộc nổi Dương Thanh. Thư tịch cổ của
Trung Quốc và Việt Nam tuy không nói rõ nhưng truyền thuyết dân gian lại có
chuyện Dương Tướng Công sự tích rất đáng lưu ý. Theo đó thì sau nhiều lần tìm
cách mua chuộc Dương Thanh mà không được, trong số tướng giặc có kẻ bàn rằng :
Dương Thanh là bậc chí cả đức dày, làm sao có thể mua chuộc Dương Thanh được.
Nhưng Dương Thanh sở dĩ trở nên đáng sợ là vì chung quanh
ông còn có nhiều người, tuy chí khí không khác ông nhưng tài và đức thì tất
nhiên là kém hơn ông. Tại sao không mua chuộc những người này mà lại tốn công tốn
của di mua chuộc Dương Thanh ? Nếu mua chuộc được những người thật sự thân cận
đang ngày đêm túc trực dưới trướng Dương Thanh thì có khác gì đã chặt đứt hết
tay chân của Dương Thanh ? Đến đó, thử hỏi Dương Thanh có còn đáng sợ nữa hay
không ?
Chuyện Dương Tướng Công sự tích còn cho biết thêm một chi tiết
rất đau lòng, rằng sau đó không bao lâu, chính các bộ tướng của Dương Thanh đã
chém đầu Dương Thanh nạp cho hai viên tướng của nhà Đường là Quế Trọng Vũ và Lý
Nguyên Gia.
Truyền thuyết bao giờ cũng là truyền thuyết, chỉ phản ánh một
cái lõi có thật nào đấy của lịch sử chứ bản thân truyền thuyết không phải là lịch
sử. Thật khó mà kết luận rằng Dương Thanh đã ra đi đúng như lời kể của Dương Tướng
Công sự tích nhưng hiện tại. chúng ta vẫn chưa có một tư liệu đáng tin cậy nào phản
ánh cái chết của Dương Thanh.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì ông không bị Quế Trọng Vũ
giết chết mà còn chiến đấu đến năm 828.
Chỗ đồng nhất duy nhất rút ra được từ ghi chép tản mạn của
thư tịch cổ cũng như của các truyền thuyết dân gian chỉ là năm mất của Dương
Thanh : năm Canh Tí (820). Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ là khi mất,
Dương Thanh được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
Đền thờ Dương Thanh và tướng lĩnh có công với nước tại xã Thuận Sơn. Đô Lương, Nghệ An
Sự nghiệp của Dương Thanh trước hết là sự nghiệp của một vị
dũng tướng, gian nan không sợ, nguy hiểm không từ, tỉnh táo chọn đúng thời điểm
bất ngờ nhất để đánh vào đầu não của chính quyền đô hộ những đòn hiểm hóc nhất.
Sự nghiệp của Dương Thanh là sự nghiệp của một người túc trí, bao phen thấy rõ
mưu sâu và kế độc của kẻ thù để rồi sáng suốt chọn cho mình phép ứng xử thông
minh và hiệu quả nhất.
Sự nghiệp của Dương Thanh là sự nghiệp của một vị thủ lĩnh
luôn biết gắn mình với các tầng lớp nhân dân yêu nước, của một bậc giàu uy tín
và năng lực tập hợp quần chúng bốn phương vào cuộc đấu tranh một mất một còn với
quân phong kiến phương Bắc.
Ông thật sự xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật tiên
phong của ý thức xây dựng và mở rộng khối đoàn kết chiến đấu vì nghĩa cả thiêng
liêng là giành lại độc lập cho dân tộc.
Dương Thanh là biểu
tượng sáng ngời của tinh thần chí công vô tư, quyền uy và danh vọng chẳng màng,
tiền tài và giàu sang chẳng chuộng. Rất tiếc rằng ông là con người của thời ấy
của tương quan thế và lực ấy, cho nền, phải cam chịu ngậm hờn vì việc lớn không
thể thành công trọn vẹn, ấy cũng là lẽ rất tự nhiên.
Nguồn: Danh tướng Việt Nam tập 4