Vua Lê Hoàn (941 – 18 tháng 4 năm 1005) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Khi còn thiếu thời ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh
Tiên Hoàng, đến chức Thập đạo tướng quân. Năm 979, viên quan Đỗ Thích giết vua
Đinh Tiên Hoàng và người con Đinh Liễn, người con thứ tên Đinh Toàn nối ngôi
lúc 6 tuổi, Lê Đại Hành làm Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều
đình. Nhà Tống lấy cớ Lê Đại Hành chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt
(thực ra đây chỉ là cái cớ, còn thực tế chiếu phát binh của vua Tống cho thấy
nhà Tống muốn khôi phục sự cai trị của mình lên nước Việt giống như thời nhà Đường).
Trước tình thế đó, Đại tướng quân Phạm Cự Lạng đem binh sĩ
vào cung làm binh biến, buộc Thái hậu họ Dương (tức mẹ Đinh Toàn) trao long cổn
cho Phó vương Lê Hoàn. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tự mình làm tướng đánh tan
quân Tống, chém tướng Hầu Nhân Bảo, bắt sống tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng
Huân đem về Hoa Lư, khiến cho Đại Cồ Việt thanh bình, bảo toàn được nền độc lập
của đất nước.
Hiện nay, có một số giả thiết cho rằng Lê Hoàn là chủ mưu vụ
ám sát vua Đinh Tiên Hoàng để giành ngôi vua nhưng không có bằng chứng. Thực tế
vua Lê Hoàn là một vị vua giỏi và có nhiều đóng góp cho đất nước là điều không
thể phủ nhận.
Tượng thờ phụng vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư
Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn có được nhiều thành tích nổi bật
trong việc cai trị, như việc phát triển nông nghiệp, mở trường học, tuyển dụng
nhân tài và đánh bại Chiêm Thành, đánh dẹp các tộc người ở biên giới, khiến họ
phải quy phục triều đình. Vì vậy, ông vẫn được sử sách đánh giá là một minh
quân có công trong việc xây dựng đất nước và được nhân dân ca ngợi.
Ông là nhạc phụ của Hoàng đế Lý Thái Tổ, ông ngoại của Hoàng
đế Lý Thái Tông.
Thân thế
Đại Hành Hoàng đế húy là Lê Hoàn (黎桓), sinh ngày
26 tháng 1, nhằm ngày rằm năm mới), cha là Lê Mịch (黎覔), mẹ là Đặng
thị, quê hương của ông ở đâu còn đang bị tranh cãi (xem phần tranh cãi về quê
hương Lê Đại Hành).
Câu chuyện ông được sinh ra có nhuốm màu truyền thuyết. Khi
mới có thai, mẹ ông chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã sinh
ra Lê Đại Hành, bà bèn nói với mọi ngươi rằng: "Thằng bé này lớn l năm,
cha mẹ sống trong cảnh nghèo khổ.
Trong thôn có viên quan án là Lê Đột trông thấy lấy làm lạ,
nói: "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được", bèn nhận
làm con nuôi, chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ. Có đêm mùa đông trời rét,
Lê Đại Hoàng úp cối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén đến
xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên, vì thế lại càng thêm quý trọng Lê
Hoàn.
Sự nghiệp
Tranh vẽ trong đền thờ Lê Đại Hành.
Lớn lên, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt vương Đinh Liễn, tính
tình phóng khoáng, có chí lớn. Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh khen là người trí dũng, chắc
thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 1 nghìn quân sĩ.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt
quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn
võ, tăng đạo. Đinh Đế lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ
Sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu
là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được
trao chức Sùng chân uy nghi.
Tháng 10 năm 979, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên
Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại
giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn rước Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế và tôn mẹ
Đinh Toàn là Dương Vân Nga làm Hoàng thái hậu. Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi
mới 6 tuổi, Lê Hoàn làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó vương. Định
quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp nghi ngờ Hoàn sẽ làm điều
bất lợi cho vua nhỏ, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về Hoa Lư
giết Lê Hoàn.
Lê Hoàn chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc
ở Tây Đô, Đinh Điền, Nguyễn Bặc bỏ chạy, đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân
chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc đóng cũi
đưa về kinh sư, sau đem chém. Phạm Hạp được tin, mất khí thế, chạy về làng Cát
Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đuổi theo, bắt sống Phạm Hạp mang về kinh sư.
Nhà Tống xuất binh
Tháng 6 năm 980, Tri châu Ung của nhà Tống là Thái thường
Bác sĩ Hầu Nhân Bảo dâng thư khuyên hoàng đế Tống Thái Tông nên lựa thời cơ nước
Nam rối ren, vua còn nhỏ, đem quân chinh phạt. Vua Tống nghe theo.
Tháng 7 năm 980, nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao châu lục
lộ thủy lộ Chuyển vận sứ, Lan Lãng đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Bất tác sứ Hác
Thủ Tuấn, Yên bi khổ sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng làm Ung
Châu Lộ binh mã Bộ thư, Ninh Châu Thứ sử Lưu Trừng, Quân khi khố Phó sứ Giả Thực,
Cung phụng quan Cáp môn chi hậu Vương Soạn làm Quảng Châu Lộ binh mã Đô bộ thư,
họp quân cả bốn hướng, hẹn ngày cùng sang chinh phạt nước Nam.
Lên ngôi vua
Nhận tin quân Tống chuẩn bị xâm lược, Thái hậu sai Lê Hoàn
chọn dũng sĩ đi chiến đấu, lấy người Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm Đại tướng
quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Phạm Cự Lạng cùng các tướng
quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: "Thưởng
người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa
thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có
chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm
Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn". Quân sĩ đều hô vạn tuế.
Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long
cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó ông lên ngôi hoàng đế,
đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong Đinh Toàn làm Vệ vương.
Lê Hoàn còn truy phong cha làm Trường Hưng vương và mẹ họ Đặng làm Hoàng thái hậu.
Chiến tranh với Bắc Tống (981)
Vua Lê Hoàn đại phá quân Tống năm 981.
Ngoại giao
Tháng 8 năm 980, vua Tống xuống chiếu đem quân xâm lược Đại
Cồ Việt, sai Lư Đa Tốn mang thư sang. Tháng 10 cùng năm, vua Lê Hoàn sắp phát
binh, sai Nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang Tống giả làm
thư Vệ vương Đinh Toàn thỉnh cầu Lê Hoàn nối ngôi cha, ban cho mệnh lệnh chính
thức; ý muốn hoãn binh nhà Tống.
Nhà Tống sai Trương Tông Quyền mang thư trả lời rằng: Họ
Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh làm phó. Nếu
Toàn tướng tài chẳng có, vẫn còn trẻ con, thì nên bảo cả mẹ con cùng thân thuộc
sang quy phụ. Đợi khi bọn họ vào chầu ắt sẽ có điển lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết
cho khanh. Nay có hai đường, khanh nên chọn một. Vua Lê Hoàn không nghe.
Nhà Tống liền thảo chiếu chỉ chinh phạt Đại Cồ Việt, nội
dung lời chiếu chỉ như sau:
Thanh giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần
đây đất Diên Chỉ (chỉ Đại Cồ Việt) chưa sáp nhập vào địa đồ Trung-Quốc, chúng ở
một phương, gần nơi Ngũ Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia sẻ đất đai, rồi
chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh giáo thành ra phong tục như đứa mù
đứa điếc.
Kịp khi Phiên-Ngung
đã bình định, mới ban cho chính sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm
phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước
trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian ngụy để cứu dân, phải
cử binh qua đánh để khai hóa xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn Toàn Hưng xuất quân qua
đánh.
Diễn biến
Nhà Tống dùng Lan Châu Đoàn luyện sứ là Tôn Toàn Hưng, Bát tắc
sứ là Thích Hậu, Tả Giám môn vệ Đại tướng quân là Thôi Lượng làm chức Lục lộ
Binh mã Tổng quản, từ đường Ung Châu tiến quân; Ninh Châu Thứ sử là Lưu Trừng,
Án bí Khố sứ là Giả Thực, Cung phụng Quan Các môn Chi hậu là Vương Soạn làm chức
Thủy quân Binh mã Tổng quản do đường Quảng Châu tiến quân.
Lại dùng Ngọ Xương Duệ làm chức Tri Giao châu Hành doanh
Thông tục. Hầu Nhân Bảo chỉ huy. Nhóm Toàn Hưng từ giã; vua nhà Tống là Thái
Tông lại hạ chiếu cho dẫn tiến, khiến Lương Quýnh thiết tiệc ở vườn Ngọc Tân để
tống tiễn.
Mùa thu năm 980, quân Tống khởi hành; tháng 12 năm 980, quân
Tống phá được hơn 1 vạn quân Đại Cồ Việt.
Mùa xuân, tháng 2 năm 981, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng
Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua Lê Hoàn đích
thân làm tướng, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Chi Lăng. Sách Việt sử tiêu án
chép: Vua tự làm tướng ra chống đánh, sai sĩ tốt cắm gỗ, đầu bịt sắt để ngăn cửa
sông.
Vua Lê Hoàn đã cho xây dựng một tòa thành có tên là Bình Lỗ
để chống quân Tống. (Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có nhắc
đến thành này trong lời dặn lúc ông sắp mất: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước,
hoàng đế nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm
Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.
Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới
mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa,
xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống...")
Mùa hạ năm 981, quân Tống giao chiến với quân Việt, quân Tống
chém được hơn 1000 người, bắt được hơn 200 thuyền chiến. Phạm Cự Lạng xin Lê
Hoàn rút quân tại Ba Bộ. Chuyển vận sứ nhà Tống là Hầu Nhân Bảo cùng đạo tiền
quân tiến sâu vào, bị thất bại luôn. Cánh quân Tôn Toàn Hưng do đường thủy và
đường bộ tới làng Đa-La, không gặp Hầu Nhân Bảo, bèn trở về Ba Bộ.
Vua Lê Hoàn sai quân sĩ trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo, đem
chém. Sách Việt sử tiêu án chép: sai người trá hàng, bắt được Nhân Bảo. Sách An
Nam chí lược chép: Lê Hoàn giả đầu hàng để dụ địch, Nhân – Bữu bèn trúng kế mà
bị hại.
Trần Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫn quân về. Vua
Lê Hoàn thừa thắng đuổi đánh, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây
chết đầy đồng; bắt sống đại tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đưa về
Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên.
Hậu chiến
Sau chiến tranh, nước Việt an bình, bầy tôi dâng tôn hiệu
cho vua Lê Hoàn là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu
Hoàng Đế. Vua sai sứ sang nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi.
Giang Nam Chuyển vận sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua
chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng,
Giả Thực, Vương Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng
cũng bị giết bêu ở chợ.
Chiến tranh với Chiêm Thành
Khi người Việt nội thuộc triều đình ở Trung nguyên thì ở
phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được một quốc gia độc lập tự chủ từ
năm 192. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm
Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những
miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến
hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt.
Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm
phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm được Ngô Nhật
Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thủy quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường
biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa biển Thần Phù.
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành
bị vua Chiêm là Bê Mi Thuế (Paramesvaravarman) bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, sai
đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận.
Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng
là tài nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý
đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy
tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư. Tống sử cho biết Lê Hoàn đã sai sứ
dâng 93 tù binh Chiêm Thành cho vua Tống nhằm chứng tỏ thực lực của Đại Cồ Việt.
Khi nhà vua đi đánh Chiêm, qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hòa,
đường núi hiểm trở khó đi, bèn sai đào hải cảng mới, đào xong, công và tư đều
tiện lợi.
Cũng theo Tống sử, năm 990, Lê Hoàn lại đem quân đánh vào
châu Địa Lý (Chiêm Thành), bắt được nhiều quân dân và tịch thu nhiều của cải. Đến
các năm 995 và 997, quân Chiêm kéo sang đánh phá biên giới Đại Cồ Việt, Lê Hoàn
phải cho quân đánh đuổi.
Chính quyền
Triều nhà Đinh, vua Đinh Bộ Lĩnh chia nước làm mười đạo; Lê
Hoàn lập ra nhà Tiền Lê, đổi mười đạo làm lộ, phủ, châu. Hiện không rõ các tên
hiệu và vị trí của các lộ, phủ châu như thế nào, sử cũ vẫn dùng các tên châu cũ
do nhà Đường xâm lược nước Việt đặt ra.
Lê Hoàn vẫn đóng đô ở thành Hoa Lư, theo sách Cương mục Hoa
Lư là sơn phận hai xã Uy Viễn và Uy Tế, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; theo
sách An Nam chí lược Hoa Lư ở huyện Lê Bình, nay là huyện Gia Viễn.
Lê Hoàn lên ngôi năm đầu, đặt các chức quan Thái sư, Thái
úy, Tổng quản, Đô chỉ huy sứ. Nhà vua phong quân sư người Tống là Hồng Hiến làm
Thái sư,[16] Phạm Cự Lạng làm Thái úy, Từ Mục làm Đại Tổng quản tri quân dân,
Đinh Thừa Chính làm Nha nội Đô Chỉ huy sứ.
Về việc quân sự, năm 986 đặt binh Túc vệ, gọi là Thân quân,
trên trán đều thích chữ Thiên Tử Quân, về sau lệ cấm quân thích chữ ở trán, bụng,
đùi bắt đầu từ đây. Năm 988, định ngũ quân, chia tướng hiệu làm hai ban.
Lê Hoàn phong cho các con ra các trấn địa phương; năm 989
phong cho Thái tử Thâu làm Kình Thiên Đại vương ở kinh đô Hoa Lư; con thứ hai
tên Ngân Tích làm Đông Thành vương, theo suy đoán của Đào Duy Anh có lẽ cho đất
ở phía đông kinh thành; con thứ ba tên Việt làm Nam Phong vương.
Năm 991 phong cho con thứ tư tên Đinh làm Ngự Man vương,
đóng ở Phong Châu; cho con thứ sáu là Cân làm Ngự Man vương, đóng ở trại Phù
Lan (nay là xã Phù Vệ, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương).
Năm 922 phong cho con thứ năm là Đĩnh làm Khai Minh vương,
đóng ở Đằng Châu (Hưng Yên ngày nay); cho con thứ bảy là Tung làm Định phiên
vương, đóng ở thành Tử Dinh trên sông Ngũ Huyện - con sông chảy qua các huyện
Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du vào sông Cầu; cho con thứ tám
là Tương làm Phó vương, đóng ở sông Đỗ Động, tức sông Nhuệ; cho con thứ chín là
Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, huyện Liên Mạt, nay là Tiên Lữ, Hưng
Yên.
Năm 994 phong cho con thứ mười hai tên Mang làm Nam Quốc
vương, đóng ở châu Vũ Lang, thuộc Thanh Hóa. Năm 995 phong cho con thứ mười một
tên Đề làm Hành Quân vương, đóng ở châu Cổ Lãm, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, cho con
nuôi là Phù Đới vương, đóng ở Phù Đới hương, thuộc Hải Dương.
Quân sự
Ngoài các chiến thắng quân sự đối với nhà Tống, nước Chiêm,
Lê Hoàn còn phải đối phó với các cuộc phản loạn trong nước và nhà vua thực hiện
nhiều cuộc chinh phạt nhằm mở mang bờ cõi. Năm 989, vua Lê Hoàn sai viên Quảng
giáo là Dương Tiến Lộc đi thu thuế ở châu Hoan, châu Ái; Tiến Lộc làm phản, đem
người hai châu ấy xin theo về với Chiêm Thành. Chiêm Thành không nhận.
Lê Hoàn nghe tin, đem quân đánh châu Hoan, Ái đuổi bắt được
Dương Tiến Lộc và giết người hai châu ấy không biết bao nhiều người mà kể.
Năm 995, vua Lê Hoàn cho quân vào trấn Như Hồng thuộc Khâm
Châu (nước Tống), đánh phá cư dân, cướp bóc lương thực, rồi bỏ đi. Mùa hạ cùng
năm, vua Lê Hoàn lại dẫn 5.000 binh Tô Châu vào cướp Lộc-Châu, thuộc huyện của
Ung Châu, giao chiến với quân Tống do Tuần kiểm Dương Văn Kiệt chỉ huy, sau đó
phải trở về.[20] Năm 996, vua Lê Hoàn đem quân đi đánh được bốn động Đại, Phát,
Đan, Ba ở Ma Hoàng. Tháng 7, năm 996 vua Lê Hoàn thân đi đánh quân làm phản ở
Đỗ Động Giang, bắt được đồ đảng đem về kinh sư.
Năm 999, vua Lê Hoàn thân đi đánh Hà Động..., tất cả 49 động
và phá được động Nhật Tắc, châu Định Biên. Từ đó các châu động đều quy phục.
Năm 1000, Lê Hoàn xuống chiếu đi đánh người ở châu Phong là Trịnh Hàng, Trường
Lệ, Đan Trường Ôn, khiến cho nhóm người này phải chạy vào vùng núi Tản Viên.
Năm 1001, Lê Hoàn thân đi đánh quân Cử Long. Quân Cử Long thấy
vua Lê Hoàn, giương cung nhắm bắn thì tên rơi, lại giương cung thì dây đứt, tự
lấy làm sợ mà rút lui. Vua Lê Hoàn bèn đi thuyền vào Cùng Giang để đuổi. Quân Cử
Long bày trận hai bên bờ chống lại, quan quân bị hãm ở giữa sông, vua cũ nhà
Đinh là Vệ vương Toàn trúng tên chết tại trận. Vua Lê Hoàn kêu trời ba tiếng rồi
thúc quân đánh, quân Cử Long tan vỡ. Năm 1003, vua Lê Hoàn đi Hoan Châu, vét
kinh Đa Cái thẳng đến Tư Củng trường ở Ái châu. Người Đa Cái làm phản, chém đầu
để rao.
Kinh tế
Lê Đại Hành khi cai trị đã cho xây dựng nhiều công trình, đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị
vua mở đầu cho lễ Tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ
phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp
tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.
Mùa xuân năm 987, vua Lê Hoàn lần đầu cày ruộng Tịch điền ở
núi Đọi[d] được một hũ nhỏ vàng; lại cày ở núi Bàn Hải được một hũ nhỏ bạc,
nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân.[1] Năm 1003, vua Lê Hoàn đi Hoan Châu, vét
kinh Đa Cái thông thẳng đến Tư Củng trường ở Ái châu.
Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công
trình đào sông Nhà Lê (hiện được nối liền 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh và là một di tích lịch sử) do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông
thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam.
Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động
của các thời Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn sau này. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai
phá trên đất Thanh Hóa, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc
Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời
Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt Nam.
Ngoại giao
Theo Phan Huy Chú, nước Việt ở cõi Nam nuôi dân dựng nước có
quy mô riêng, bên trong xưng đế, bên ngoài xưng vương, vẫn chịu phong hiệu của
Trung Quốc. Năm 980, vua Tống sai Lư Tập đi sứ Đại Cồ Việt, lúc này Lê Hoàn đã
nắm quyền bính, đã đại diện cho Đinh Toàn để đứng ra tiếp sứ, tiến cống châu
báu, đồng thời gửi biểu nói rằng triều đình đã tự nguyện tôn Lê Hoàn lên làm
vua.
Nhưng vua Tống không chịu đòi Đinh Phế Đế nắm giữ cai trị đất
Giao Chỉ, hoặc 2 mẹ con họ Đinh đến chầu Thiên triều thì Lê Hoàn sẽ được nắm
quyền cai trị. Lê Hoàn không nghe, hai bên đánh nhau, nhà Tống thua; để giảng
hòa Lê Hoàn vẫn sai sứ giả sang Trung Quốc thông hiếu.
Vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Hoàn lần lượt các chức như
Đặc Tiến, Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương kiêm trị trung. Tháng 10 âm lịch
năm 986, Lê Hoàn trao trả các tướng Tống bị bắt năm 981 là Quách Quân Biện, Triệu
Phụng Huân về nước.
Về nghi thức tiếp đãi sứ giả, năm 987 nhà Tống sai Lý Giác
sang Đại Cồ Việt. Khi Giác đến chùa Sách Giang, vua Lê Hoàn sai Thiền sư Đỗ
Pháp Thuận giả làm người chèo đò ra đón. Lý Giác vốn hay văn thơ, ngâm một bài
thơ, nhà sư cũng họa theo, Giác lấy làm lạ. Khi ra về, Lý Giác làm thơ có ý
khen Lê Hoàn như vua Tống, Lê Hoàn khen ý tốt, cho rất hậu, lại sai người làm
thơ tặng sứ giả.
Năm 990, nhà Tống sai người sang sách phong, Lê Hoàn sai người
đem thủy quân đi đón. Bây giờ sứ thần sang phong cũng giản dị nên nhà vua coi
thường, sự đón tiếp làm ra vẻ sơ sài, kiêu ngạo. Nơi sứ quán, đồ cung tiếp
không đầy đủ. Khi sứ sắp đến, Lê Hoàn mới làm gian nhà lợp tranh đề chữ Mao
kính dịch, nghĩa là trạm qua đường lợp cỏ tranh.
Đến khi Lê Hoàn ra đón ngoài thành thì quân dung lộng lẫy, cờ
đàn bay khắp nơi. Vua cùng với sứ giả giong cương ngựa cùng đi. Đến cửa điện
Minh Đức, Lê Hoàn nhận tờ chế đặt trên điện, không lạy, nói khéo rằng do đánh
nhau với quân Man nên bị ngã ngựa, đau chân. Hôm sau lại bày trò vui tiếp sứ giả,
nhân đấy nói sứ giả: đường sá xa xôi, núi sông hiểm trở, sau này nếu có thư tín
gì về việc nước, thì nên giao cho đầu biên giới, khỏi phiền sứ quân đến đây. Sứ
thần về tâu lại, vua Tống nghe theo.
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Theo sách Lĩnh Nam chích quái:
Năm Thiên Phúc nguyên niên hiệu vua Lê Đại Hành, Tống Thái Tổ
sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân xâm lược nước Nam. Hai bên đối lũy
cùng cầm cự với nhau ở sông Đồ Lỗ. Vua Lê Đại Hành mộng thấy hai vị thần nhân ở
trên sông vái mà nói rằng họ là Trương Hống, Trương Hát xưa theo Triệu Việt
Vương; nay xin cùng nhà vua đánh giặc để cứu sinh linh.
Vua Lê Đại Hành tỉnh dậy liền đốt hương khấn cầu thần giúp.
Đêm ấy thấy một người dẫn đoàn âm binh áo trắng và một người dẫn đoàn âm binh
áo đỏ từ phía Bắc sông Như Nguyệt mà lại cùng xông vào trại quân Tống mà đánh.
Quân Tống kinh hoàng, thần nhân tàng hình trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau chạy tan tác, đại bại
mà về. Vua Lê Đại Hành trở về lễ mừng chiến thắng, truy phong cho hai vị thần
nhân, một là Tinh Mẫn Đại vương lập miếu thờ tại ngã ba sông Long Nhãn, hai là
Khước Mẫn Đại vương lập miếu thờ ở ngã ba sông Nguyệt.
PGS TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản
tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không
phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà
là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định.
Mùa xuân, ngày 8 tháng 3 âm lịch năm Ất Tỵ (18 tháng 4 năm
1005), Lê Hoàn mất ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó
dùng làm miếu hiệu mà không đổi, triều đình chôn ở sơn lăng châu Trường Yên. Lê
Long Việt, Đông Thành vương, Trung Quốc vương, Khai Minh vương là những người
con ông, tranh ngôi tám tháng khiến nước không có chủ.