Danh tướng Bát Nàn Công Chúa - Đại tướng quân Vũ Thị Thục Danh tướng Bát Nàn Công Chúa - Đại tướng quân Vũ Thị Thục Theo truyền thuyết dân gian vùng Phú Thọ thì Bát Nàn còn có tên khác là Thục Nương (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43), người trang Phượng Lâu (nay là xã Phượng Lâu, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) một trong 6 nữ tướng giỏi nhất trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sử sách truyền lại, Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục sinh tại thôn Phượng Lâu, thành phố Việt Trì. Sinh thời, Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc, đoan trang, văn võ song toàn. Bà là một trong 6 vị tướng giỏi dưới trướng Nhị Thánh vương Trưng Trắc – Trưng Nhị gồm: Nữ tướng Hồ Đề còn gọi là - Đề Nương công chúa, Nữ tướng Lê Chân; Nữ tướng Quách A Ni - Khâu Ni công chúa, Nữ tướng Tống Vĩnh Huy- Vĩnh Huy công chúa, Nữ tướng Thánh Thiên và Nữ tướng Thục nương - Bát Nàn Công chúa. Theo thần tích xã Phượng Lâu thì Bát Nàn là người nổi tiếng nết na và xinh đẹp. Lớn lên, Bà được gia đình hứa gả cho một chàng trai người cùng trang Phượng Lâu. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương (là con vị hào mục cai quản 13 trang ở Nam Chân, bên kia sông, quê chính ở Liệt Trang). Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai họa ập xuống đầu họ. Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, viên quan Thái thú Tô Định (nhà Hán) đang cai trị nước ta vốn tham tiền, háo sắc, lại tàn bạo. Biết tin Thục Nương là cô gái vẹn toàn, Tô Định cho quân lính bắt cha và chồng chưa cưới vào dinh ép buộc phải gả Thục Nương cho hắn. Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha và Phạm Danh Hương sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Được dân làng che chở, Thục Nương cùng vài người thân chạy thoát ra sông Hồng, họ vội lên thuyền xuôi mãi. Vài ngày sau họ dừng thuyền ở vùng đất Tiên La, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, bà đã lập căn cứ, tụ cờ khởi nghĩa, tổ chức cho nhân dân phát triển nông nghiệp, xây dựng lực lượng vững chắc. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã cho người về khuyến dụ hợp sức, bà đã cùng các tướng lĩnh kéo quân về Mê Linh dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Hán. Đất nước độc lập không lâu thì đến tháng 4 năm 42 sau Công nguyên, giặc Hán lại đem quân xâm chiếm nước ta, Hai Bà Trưng cùng nhiều tướng sỹ đã hy sinh anh dũng. Sau trận Cẩm Khê thất thủ, Vũ Thị Thục đem quân về cố thủ ở Tiên La Trang để tiếp tục kháng chiến. Tháng 8 năm 43 sau Công nguyên, giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng sức giặc quá mạnh không thể, danh tướng Vũ Thị Thục đã rút gươm tuẫn tiết tại gò Kim Quy. Người dân Tiên La đã lập đền thờ bà tại nơi hy sinh và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ. Các làng Phượng Lâu, Đức Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc thượng phong cho bà. Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần: + Triều đại Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa. + Triều đại Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. + Triều đại Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần. Đền Bát Nàn – điểm đến của các du khách hành hương Theo truyền ngôn, sau khi tử trận, nhân dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì đã lập đền thờ phụng Nữ tướng Bát Nàn. Ban đầu, đó chỉ là ngôi đền nhỏ bằng tranh tre, nứa lá, sau được dựng lại bằng gạch đá ong - loại vật liệu đặc trưng của vùng trung du. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Cách ngày nay khoảng 200 năm, khi sông Lô chưa đổi dòng, ngôi đền Bát Nàn được xây dựng ở vị trí phía ngoài gốc đa to. Qua thời gian và nhiều biến động của lịch sử, kiến trúc đền đã bị mai một. Sau năm 1975, nhân dân cùng nhau dựng lại đền trên vị trí cũ. Ngôi đền nhỏ trở thành điểm tựa tâm linh của đông đảo nhân dân trong vùng. Đến nay, trong đền vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật như ống hoa, mâm bồng, bát đĩa, bình vôi, bát hương có niên đại từ thế kỷ XIX, XX. Hàng năm, vào ngày 18 tháng 3 và ngày 15 tháng 8 (âm lịch) dân làng Phượng Lâu lại tổ chức tế lễ để tuởng nhớ công lao của bà với nhiều tích trò có ý nghĩa đặc sắc như: hát xoan, bơi chải, kéo co, đập niêu, đầu cờ…. Đây là một trong những hoạt động mang tính tưởng niệm đồng thời thế hiện đặc điểm chung của vùng dân cư sinh tụ ở cạnh các nguồn nước lớn. Hiện nay, Đền Bát Nàn đã được tu bổ, tôn tạo với các hạng mục kiến trúc rất chắc khoẻ, và được trông coi, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Nhất(-), trong một khuôn viên không rộng nhưng tương đối hài hoà với thiên nhiên. Đền rộng 45 mét vuông, gồm một tòa một gian 2 chái thờ dọc, nhìn theo hướng Đông Nam, quay mặt ra dòng sông Lô. Đây là vị thế đẹp vì trong tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp, những nơi có dòng nước như sông, suối, hồ, giếng… là nơi tụ nhân, tụ thủy, tụ phúc. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong khuôn viên bên phải đền có một phiến đá cao khoảng l,5m, một mặt được mài nhẵn khắc chữ quốc ngữ, có nội dung tóm tắt về tiểu sử của Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa Vũ Thị Thục Nương. Bên trái đền là một mương nhỏ, kết hợp với dòng sông Lô phía trước tạo thành hàng rào tự nhiên ôm lấy khuôn viên đền. Dưới sát bờ sông có bãi đất nhỏ, theo truyền ngôn là để tổ chức bơi chải trong các dịp hội làng. Trong đền, hệ thống khung cứng được làm bê tông cốt thép, tường xây đá hải lựu, mái tạo hai tầng tám mái dán ngói mũi hài. Hiện chính quyền và nhân dân địa phương đang tiến hành kè đoạn bờ sông phía trước đền, vừa bảo vệ cho di tích vừa là địa điểm sẽ tổ chức bơi chải trong lễ hội sau này. Di tích luôn mở cửa đón du khách đến tham quan và hành lễ. Đền Tiên La – nơi tưởng nhớ Bát Nàn tướng quân công chúa Vũ Thị Thục Nương Trong trận chiến cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng tướng sỹ của mình đồng hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bát Nạn tướng quân người dân nơi đây đã lập Đền Tiên La, tưởng nhớ công đức của Bà.Với quy mô lớn và kiên trúc đẹp đền Tiên La đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1986. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Di sản văn hóa phi vật thể đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đền được xây tại gò cao có tên Kim Quy. Lối kiến trúc “chồng diêm cổ các” có lưỡng long chầu nguyệt. Tổng thể kiến trúc theo nguyên mẫu cổ: tiền nhất, hậu đinh. Đền Tiên La được xây trên gò Kim Quy, theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ ngày xưa “Tiền nhất – Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái được uốn cong với kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Mặt trước đền hướng ra với dòng sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum suê, xanh tốt. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Đền Tiên La gồm có những công trình chính như: tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Qua tam quan ngoại, sân đền là đến tam quan nội, hai bên có Lầu cậu, Lầu cô. Đi tiếp sẽ đến nhà Tiền tế gồm 5 gian, được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu các họa tiết như “Long – Lân – Quy – Phượng” đan xen với “Thông – Trúc – Cúc – Mai”. Nơi đây còn có những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ đại tướng quân Bát Nạn Công chúa. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Khu nhà Trung tế của Đền Tiên La, được xây dựng theo kiểu nhà phương đình; kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như: hệ thống cột đá; xà đá, kèo đá… Các cột, kèo đều được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó có: 4 cột cái chạm tứ linh; 12 cột quân chạm long vân, 8 cột xà chạm “Thông – Trúc – Cúc – Mai”;đan xen với “Long – Lân – Quy – Phượng”; sườn cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện. Đi sâu vào bên trong là sẽ đến Hậu cung được xây dựng bằng gỗ tứ thiết; gồm 3 gian: trong đó gian giữa đặt một ban thờ; trên có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân; xung quanh là những bài vị thờ các tướng sỹ của Bà; cùng gian bên trái thờ thân phụ, và gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Phía trên mái cung có treo bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”. Cũng theo như tương truyền, đây còn là nơi đặt mộ của Bát Nạn tướng quân. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Hàng năm, Ban Quản lý đền Tiên La thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn theo ngày âm lịch, nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách như: từ ngày 1 - 4 tháng giêng tổ chức lễ Thượng Nguyên, 10/3 tổ chức lễ cáo yết khai hội, rước nước; 1 - 17 tháng 3 tổ chức lễ hội đền Tiên La (chính hội ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân, ngày 17/3 năm Quý Mão); 15/8 tổ chức đại lễ sinh nhật; 10/11 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bát Nạn tướng quân dấy binh khởi nghĩa. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong đó, lễ hội đền Tiên La được tổ chức theo quy mô lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo. Đến với lễ hội Tiên La, quý khách sẽ có nhiều ấn tượng đẹp với nhiều nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có lễ rước nước trên sông là loại hình văn hóa dân gian, một nghi thức tâm linh đặc biệt, biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của nhân dân sống với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nghi lễ rước nước với ý nguyện cầu mong tổ tiên trợ giúp cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đoàn rước nước có 3 thuyền rồng, trống rong, cờ mở, dàn nhạc bát âm tấu khúc hành lễ rộn ràng đi từ Đền Tiên La ra sông Luộc lấy nước vào chum. Đi cùng đoàn rước nước, trên bộ có 80 đoàn rước kiệu mang liệt vị Bát Nạn đại tướng quân Vũ Thị Thục Nương, kiệu ảnh Bác Hồ, kiệu Bát Cống và nhiều đoàn rước của các xã trong huyện và các đội múa lân. Không gian lễ hội vào buổi tối Ths Nguyễn Thy Nga tổng hợp Theo truyền thuyết dân gian vùng Phú Thọ thì Bát Nàn còn có tên khác là Thục Nương (Đinh Sửu 17 – Quí Mão 43), người trang Phượng Lâu (nay là xã Phượng Lâu, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) một trong 6 nữ tướng giỏi nhất trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sử sách truyền lại, Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục sinh tại thôn Phượng Lâu, thành phố Việt Trì. Sinh thời, Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc, đoan trang, văn võ song toàn. Bà là một trong 6 vị tướng giỏi dưới trướng Nhị Thánh vương Trưng Trắc – Trưng Nhị gồm: Nữ tướng Hồ Đề còn gọi là - Đề Nương công chúa, Nữ tướng Lê Chân; Nữ tướng Quách A Ni - Khâu Ni công chúa, Nữ tướng Tống Vĩnh Huy- Vĩnh Huy công chúa, Nữ tướng Thánh Thiên và Nữ tướng Thục nương - Bát Nàn Công chúa. Theo thần tích xã Phượng Lâu thì Bát Nàn là người nổi tiếng nết na và xinh đẹp. Lớn lên, Bà được gia đình hứa gả cho một chàng trai người cùng trang Phượng Lâu. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương (là con vị hào mục cai quản 13 trang ở Nam Chân, bên kia sông, quê chính ở Liệt Trang). Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai họa ập xuống đầu họ. Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, viên quan Thái thú Tô Định (nhà Hán) đang cai trị nước ta vốn tham tiền, háo sắc, lại tàn bạo. Biết tin Thục Nương là cô gái vẹn toàn, Tô Định cho quân lính bắt cha và chồng chưa cưới vào dinh ép buộc phải gả Thục Nương cho hắn. Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha và Phạm Danh Hương sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Được dân làng che chở, Thục Nương cùng vài người thân chạy thoát ra sông Hồng, họ vội lên thuyền xuôi mãi. Vài ngày sau họ dừng thuyền ở vùng đất Tiên La, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, bà đã lập căn cứ, tụ cờ khởi nghĩa, tổ chức cho nhân dân phát triển nông nghiệp, xây dựng lực lượng vững chắc. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã cho người về khuyến dụ hợp sức, bà đã cùng các tướng lĩnh kéo quân về Mê Linh dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Hán. Đất nước độc lập không lâu thì đến tháng 4 năm 42 sau Công nguyên, giặc Hán lại đem quân xâm chiếm nước ta, Hai Bà Trưng cùng nhiều tướng sỹ đã hy sinh anh dũng. Sau trận Cẩm Khê thất thủ, Vũ Thị Thục đem quân về cố thủ ở Tiên La Trang để tiếp tục kháng chiến. Tháng 8 năm 43 sau Công nguyên, giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng sức giặc quá mạnh không thể, danh tướng Vũ Thị Thục đã rút gươm tuẫn tiết tại gò Kim Quy. Người dân Tiên La đã lập đền thờ bà tại nơi hy sinh và lấy ngày bà tử nạn làm ngày lễ. Các làng Phượng Lâu, Đức Bát ở Vĩnh Phú cũng lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc thượng phong cho bà. Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần: + Triều đại Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa. + Triều đại Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần. + Triều đại Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần. Đền Bát Nàn – điểm đến của các du khách hành hương Theo truyền ngôn, sau khi tử trận, nhân dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì đã lập đền thờ phụng Nữ tướng Bát Nàn. Ban đầu, đó chỉ là ngôi đền nhỏ bằng tranh tre, nứa lá, sau được dựng lại bằng gạch đá ong - loại vật liệu đặc trưng của vùng trung du. Cách ngày nay khoảng 200 năm, khi sông Lô chưa đổi dòng, ngôi đền Bát Nàn được xây dựng ở vị trí phía ngoài gốc đa to. Qua thời gian và nhiều biến động của lịch sử, kiến trúc đền đã bị mai một. Sau năm 1975, nhân dân cùng nhau dựng lại đền trên vị trí cũ. Ngôi đền nhỏ trở thành điểm tựa tâm linh của đông đảo nhân dân trong vùng. Đến nay, trong đền vẫn còn lưu giữ nhiều cổ vật như ống hoa, mâm bồng, bát đĩa, bình vôi, bát hương có niên đại từ thế kỷ XIX, XX. Hàng năm, vào ngày 18 tháng 3 và ngày 15 tháng 8 (âm lịch) dân làng Phượng Lâu lại tổ chức tế lễ để tuởng nhớ công lao của bà với nhiều tích trò có ý nghĩa đặc sắc như: hát xoan, bơi chải, kéo co, đập niêu, đầu cờ…. Đây là một trong những hoạt động mang tính tưởng niệm đồng thời thế hiện đặc điểm chung của vùng dân cư sinh tụ ở cạnh các nguồn nước lớn. Hiện nay, Đền Bát Nàn đã được tu bổ, tôn tạo với các hạng mục kiến trúc rất chắc khoẻ, và được trông coi, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Nhất(-), trong một khuôn viên không rộng nhưng tương đối hài hoà với thiên nhiên. Đền rộng 45 mét vuông, gồm một tòa một gian 2 chái thờ dọc, nhìn theo hướng Đông Nam, quay mặt ra dòng sông Lô. Đây là vị thế đẹp vì trong tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp, những nơi có dòng nước như sông, suối, hồ, giếng… là nơi tụ nhân, tụ thủy, tụ phúc. Trong khuôn viên bên phải đền có một phiến đá cao khoảng l,5m, một mặt được mài nhẵn khắc chữ quốc ngữ, có nội dung tóm tắt về tiểu sử của Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa Vũ Thị Thục Nương. Bên trái đền là một mương nhỏ, kết hợp với dòng sông Lô phía trước tạo thành hàng rào tự nhiên ôm lấy khuôn viên đền. Dưới sát bờ sông có bãi đất nhỏ, theo truyền ngôn là để tổ chức bơi chải trong các dịp hội làng. Trong đền, hệ thống khung cứng được làm bê tông cốt thép, tường xây đá hải lựu, mái tạo hai tầng tám mái dán ngói mũi hài. Hiện chính quyền và nhân dân địa phương đang tiến hành kè đoạn bờ sông phía trước đền, vừa bảo vệ cho di tích vừa là địa điểm sẽ tổ chức bơi chải trong lễ hội sau này. Di tích luôn mở cửa đón du khách đến tham quan và hành lễ. Đền Tiên La – nơi tưởng nhớ Bát Nàn tướng quân công chúa Vũ Thị Thục Nương Trong trận chiến cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng tướng sỹ của mình đồng hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bát Nạn tướng quân người dân nơi đây đã lập Đền Tiên La, tưởng nhớ công đức của Bà.Với quy mô lớn và kiên trúc đẹp đền Tiên La đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1986. Di sản văn hóa phi vật thể đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đền được xây tại gò cao có tên Kim Quy. Lối kiến trúc “chồng diêm cổ các” có lưỡng long chầu nguyệt. Tổng thể kiến trúc theo nguyên mẫu cổ: tiền nhất, hậu đinh. Đền Tiên La được xây trên gò Kim Quy, theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ ngày xưa “Tiền nhất – Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái được uốn cong với kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Mặt trước đền hướng ra với dòng sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum suê, xanh tốt. Đền Tiên La gồm có những công trình chính như: tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Qua tam quan ngoại, sân đền là đến tam quan nội, hai bên có Lầu cậu, Lầu cô. Đi tiếp sẽ đến nhà Tiền tế gồm 5 gian, được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu các họa tiết như “Long – Lân – Quy – Phượng” đan xen với “Thông – Trúc – Cúc – Mai”. Nơi đây còn có những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ đại tướng quân Bát Nạn Công chúa. Khu nhà Trung tế của Đền Tiên La, được xây dựng theo kiểu nhà phương đình; kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như: hệ thống cột đá; xà đá, kèo đá… Các cột, kèo đều được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó có: 4 cột cái chạm tứ linh; 12 cột quân chạm long vân, 8 cột xà chạm “Thông – Trúc – Cúc – Mai”;đan xen với “Long – Lân – Quy – Phượng”; sườn cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện. Đi sâu vào bên trong là sẽ đến Hậu cung được xây dựng bằng gỗ tứ thiết; gồm 3 gian: trong đó gian giữa đặt một ban thờ; trên có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân; xung quanh là những bài vị thờ các tướng sỹ của Bà; cùng gian bên trái thờ thân phụ, và gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Phía trên mái cung có treo bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”. Cũng theo như tương truyền, đây còn là nơi đặt mộ của Bát Nạn tướng quân. Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá. Hàng năm, Ban Quản lý đền Tiên La thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn theo ngày âm lịch, nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách như: từ ngày 1 - 4 tháng giêng tổ chức lễ Thượng Nguyên, 10/3 tổ chức lễ cáo yết khai hội, rước nước; 1 - 17 tháng 3 tổ chức lễ hội đền Tiên La (chính hội ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân, ngày 17/3 năm Quý Mão); 15/8 tổ chức đại lễ sinh nhật; 10/11 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bát Nạn tướng quân dấy binh khởi nghĩa. Trong đó, lễ hội đền Tiên La được tổ chức theo quy mô lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo. Đến với lễ hội Tiên La, quý khách sẽ có nhiều ấn tượng đẹp với nhiều nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian độc đáo, trong đó có lễ rước nước trên sông là loại hình văn hóa dân gian, một nghi thức tâm linh đặc biệt, biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của nhân dân sống với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nghi lễ rước nước với ý nguyện cầu mong tổ tiên trợ giúp cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đoàn rước nước có 3 thuyền rồng, trống rong, cờ mở, dàn nhạc bát âm tấu khúc hành lễ rộn ràng đi từ Đền Tiên La ra sông Luộc lấy nước vào chum. Đi cùng đoàn rước nước, trên bộ có 80 đoàn rước kiệu mang liệt vị Bát Nạn đại tướng quân Vũ Thị Thục Nương, kiệu ảnh Bác Hồ, kiệu Bát Cống và nhiều đoàn rước của các xã trong huyện và các đội múa lân. Không gian lễ hội vào buổi tối Ths Nguyễn Thy Nga tổng hợp Trở về đầu trang Bát Nàn Công chúa Đại tướng quân Vũ thị Thục Nương Phú Thọ Thái Bình 8 Tổng số:4 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10