Danh tướng Nái Sơn An Bình Công Chúa Quý Lan - Nội thị tướng quân Danh tướng Nái Sơn An Bình Công Chúa Quý Lan - Nội thị tướng quân Theo thần tích đền Liễn Sơn (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) thì Nái Sơn còn có tên khác là nàng Quý Lan (Loan). Nàng vốn quê ở khu vực nay thuộc huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương), sau mới di cư đến trang Tinh Luyện (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Nái Sơn nổi tiếng xinh đẹp, nết na, hiểu biết nhiều và rất khoẻ mạnh, lại giỏi võ nghệ. Nghe tin Hai Bà Trưng đang chiêu mộ lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Hậu Hán, Nái Sơn đã hồ hởi vượt đường xa dặm dài tìm đến Mê Linh. Tại đây, Nái Sơn dược Hai Bà Trưng tiếp đãi rất ân cần và sau đó là kết nghĩa làm chị em. Hai Bà đã giao cho Nái Sơn chiêu dụ các bậc hào kiệt và tuyển mộ quân sĩ. Tương truyền Nái Sơn đã mời gọi dược bốn bậc hào kiệt và đã tuyển mộ được 500 nghĩa dũng. Trước khi khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã tin cậy trao cho Nái Sơn chức Nội Thị Tướng Quân, ngày đêm hầu cận Hai Bà. Sau khi Tô Định bị nghĩa quân ta đánh cho tan tác, chính Trưng Nữ Vương đã đứng ra tác hợp cho Nái Sơn với Đinh Tướng Quân nên vợ nên chồng, tình chị em kết nghĩa nữa Nái Sơn với Trưng Nữ Vương vì thế mà càng trở nên sâu sắc. Bấy giờ, Nái Sơn được Trưng Nữ Vương phong làm An Bình Công Chúa. Lúc Mã Viện đem quân tới đàn áp, Nái Sơn đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Trưng Nữ Vương ở Lãng Bạc rồi ở Cấm Khê và tương truyền, Nái Sơn là người đã chôn cất Trưng Nữ Vương trước khi đến lượt mình tuẫn tiết vì nước. Đến thờ Nái Sơn được dựng lên ở hầu khắp các địa phương Nái Sơn từng sống và chiến đấu. Cây đa trước miếu thờ nữ tướng Quý Lan Nương (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương) đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Kim Ly Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Một thần tích khác ghi lại: Quý Lan Nương được phong thực ấp ở huyện Lập Thạch. Khi quân Hán tiếp tục xâm lược, tiến đánh đến Lạng Sơn, Trưng Vương đem quân đánh chặn, nhưng do giặc mạnh nên đã hy sinh. Bị giặc bao vây, tự lựa sức mình không thoát, Lan Nương tự vẫn để giữ vững khí tiết. Về sau, nhân dân quanh vùng lập miếu, đền, đình phụng thờ để ghi nhớ công đức của bà, trong đó, có người dân làng Tĩnh Luyện. Miếu thờ bà Quý Lan Nương ở làng Tĩnh Luyện được làm theo hướng Tây Nam, phía trước là cây đa cổ thụ có tuổi đời gần 500 năm tuổi, cao khoảng 20 m, tỏa bóng xum xuê, được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 2008. Cây đa tạo cho ngôi miếu một cảnh quan cổ kính, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi có dịp đến xã Đồng Tĩnh, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Thần tích cổ: Vào thời nhà Đông Hán đô hộ nước ta, ở huyện Chí Linh bãi Lũng Động có hào trưởng Nguyên Hồ lấy vợ người cùng làng là Trần Thị Ý. Vợ chồng đều trung hậu được mọi người quý mến. Nhà có của mà không có con, tuổi đã gần năm mươi, hai vợ chồng vẫn không được vui vẻ. Chí Linh là nơi quan đô hộ thường quấy nhiễu, vơ vét, huyện lệnh tham tàn hống hách, nhân dân rất khổ cực ta thán không cùng. Vợ chồng Nguyên Hổ cũng không tránh khỏi bị giặc ức hiếp, gây phiền nhiễu, nay phải nộp tiền, mai dâng đồ quý, nên trong lòng bực bội. Một hôm, chồng bàn với vợ : " Đất Chí Linh người đông thóc nhiều, thật là nơi quý địa, nhưng cũng vì thế mà giặc càng ra tay vơ vét và hà hiếp dân lành, chúng ta ở đây cũng không thoát được sự trói buộc của chúng. Chi bằng chúng ta lánh tìm nơi non xa núi thẳm mà ở, một gánh ra đi chưa đa mang con bồng con bế nên cũng thật nhẹ nhàng. Hai vợ chồng ra tay làm hàm nhai đến đâu mà chả sống được ". Vợ gật đầu khen phải, bán rẻ vườn ruộng nhà cửa, làm lễ bái yết từ đường, chào biệt họ hàng làng xóm rồi cùng nhau cất bước. Hai vợ chồng ngày đi đêm nghỉ từ biển lên rừng, có khi ngắm trăng nơi điếm cỏ, có khi hứng gió chốn đồng không, chiều hôm đủng đỉnh bến đò ngang, rạng sáng chon von góc núi, mắt được ngắm cảnh đẹp non sông hùng vĩ thêm lòng phấn khích, lại được thấy bao nỗi lầm than của dân chúng, thêm dạ căm thù. Chẳng bao lâu, hai vợ chồng tới một nơi phong cảnh âm u, rừng lim xanh ngắt, khe nước quanh co, núi cao tiếp núi thấp, ruộng lượn chân gò, làng bản xa xa thấp thoáng, mới bàn nhau nơi đây hẳn là ở được. Hỏi thăm mới biết đó là trang Tinh Luyện, hai vợ chồng xin với các cụ và dân trang cho cư ngụ rồi dựng nhà làm nương, từ đó ở lại với núi rừng. Một đêm, Nguyên Hồ thiu thiu tựa án chợt thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy trúc lững thững đi tới, vỗ vai Nguyên Hồ. Nguyên Hồ choàng dậy. Cụ già vuốt râu cười, rút trong tay áo ra một cành lan bạch diệp trắng muốt trao cho Nguyên Hồ rồi biến mất. Nguyên Hồ tỉnh ra, biết là mộng, bàng hoàng vui sướng vội vào phòng trong thuật lại giấc mộng lạ cho vợ nghe. Bấy giờ trăng rọi qua song chiếu vào chiếc giường tre. Hai vợ chồng Nguyên Hồ vui vẻ chuyện trò câu to câu nhỏ. Ít lâu sau, Trần Thị Ý sinh một con gái đặt tên là Quý Lan. Quý Lan lớn lên xinh đẹp khác thường, đoan trang hoà nhã, được bố mẹ chiều chuộng coi như viên ngọc trên tay. Quý Lan được theo học chữ, học một biết mười, nét chữ bay bướm mềm mại, cũng đôi khi làm thơ vịnh phong cảnh và ngụ ý mình. Nguyên Hồ thấy con sáng dạ nên rất vui lòngnhưng ông nghỉ thời này gái cũng như trai, có văn tài không đủ mà còn phải biết binh thư vũ nghệ mới có thể chống được cường quyền đô hộ. Nghĩ như vậy nên Hồ công lại đón thầy võ về chỉ bảo Quý Lan. Quý Lan đến tuổi trưởng thành văn võ toàn tài, nhan sắc đằm thắm, ông bà Nguyên Hồ vui sướng khôn cùng chỉ mong con sớm thành gia thất cho ông bà có chút cháu bế. Nhưng khi ông bà mang chuyện chồng con ra nói với con gái, Quý Lan chỉ cười, xin bố mẹ chớ vội vàng. Họ Trưng ở Mê Linh cầu các bậc anh kiệt cùng hợp sức cứu nước, Quý Lan đến tìm Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng gặp Quý Lan như gặp người tri kỷ cùng nhau chuyện trò không biết chán. Bà Trưng kết nghĩa chị em với Quý Lan, giao cho đi chiêu dụ các gái tài để xung vào quân nội thị gần cận xung quanh Hai Bà và tìm người trí dũng ra cầm quân. Quý Lan đi một thời gian, chiêu dụ được : một người ở thôn Ngạnh huyện Từ Liêm, một người ở Mộ Chu huyện Bạch Hạc, một người ở Vân Thuỵ, một người ở Nhật Chiêu. Họ đều đem quân bản bộ về với Hai Bà. Sau đó Quý Lan lại được giao đi vận động các quan lang, phụ đạo. Quý Lan được về thăm bố mẹ rồi tụ họp dân binh năm trang Tinh Luyện, Thản Sơn, Liên Sơn, Ngọc Sơn, Liên Hồ lập thành quân bản bộ được 500 người. Hai Bà Trưng có chín chi quân mã, họp với quân các nơi được sáu vạn người khí thế mạnh như nước triều dâng, mới định ngày tế cờ khởi nghĩa. Quý Lan được giao ấn Nội thị tướng quân ngày đêm gần cận Trưng nữ chủ. Dẹp xong Tô Định, quét giặc khỏi bờ cõi, Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Quý Lan được phong là An Bình công chúa. Vua Trưng cho phép An Bình công chúa về thăm bố mẹ và cho lập cung ở Thản Sơn. Có ngày tiết xuân thư thả, Vua Trưng cho vời An Bình công chúa vào triều cùng bàn việc nước rồi giữ An Bình nghỉ lại nơi cung hàng ngày trò chuyện. Một hôm Vua Trưng nói với An Bình rằng : " Nay em đã lớn tuổi, nước được thanh bình, sao không nghỉ tới việc lập gia đình để nối dõi tông đường, báo hiếu cho bố mẹ ? ". An Bình công chúa mặt đỏ như gấc chín cúi đầu không biết nói sao. Vua Trưng gọi em là Bình Khôi công chúa bảo rằng : " Em có biết trang nam tử nào xứng đáng sánh đôi cùng An Bình công chúa hay không ? " Bình Khôi vui vẻ cười nói : " Kể ra thì cũng có nhiều trang hào kiệt đã từng cùng chúng ta vào sinh ra tử cứu nạn nước, lập công to nhưng cứ theo ý em, em xin làm mối cho An Bình một người này, chẳng biết em An Bình có ưng ý hay không ? ". Sau đó Trưng Vương đứng ra làm chủ hôn cho An Bình hợp duyên cùng tướng quân họ Đinh quê trang Đào Khê bên sông Đà, nhà nối đời làm quan lang phụ đạo. Mã Viện vâng lệnh Hán đế mang ba vạn quân sang xâm lược nước Nam. Được tin cấp báo, Quý Lan nương mang quân bản hộ ngày đêm đi gấp đến Mê Linh hội cùng Trưng Vương. Mã Viện tiến quân qua cửa ải Lạng Sơn. Trưng Vương chia quân các ngả chống đánh. Mã Viện vây Vua Trưng ở Lãng Bạc. Vua Trưng rút quân về Cấm Khê. Quý Lan ngày đem theo sát Vua, giữa đội nữ vệ quân, đêm thường không ngủ. Giặc tiến đánh. Hai Bà đón đánh quân Mã Viện ở ngã ba Bạch Hạc. Hai quân đánh nhau một trận lớn. Quý Lan nương hai tay hai kiếm, máu giặc nhuộm đỏ cả áo giáp quyết bảo vệ Vua Trưng không cho giặc phạm đến. Giặc vây kín bốn mặt, quân Nam tan. Vua Trưng cùng Quý Lan chạy tới gò Mai xuống ngựa ngồi nghỉ ở gốc cây, lắng nghe quân Mã Viện hò reo khắp các ngả. Biết việc lớn đã hỏng, Vua cầm tay Quý Lan nương ứa nước mắt mà rằng : " Ta với em, nghĩa là vua tôi, tình là chị em, nay gặp lúc thế cùng việc ngặt nói sao cho xiết ! ". Hai chị em đang lúc bối rối, giặc đã ập đến. Vua Trưng nhìn Quý Lan mà cười rồi tắt thở. Lúc đó chỉ có Quý Lan nương và hai mươi nữ cấm quân ở bên cạnh Vua. Giặc xông vào cướp xác Vua. Quý Lan đặt thi hài Vua lên ngựa cùng các nữ cấm quân quyết chiến mở đường máu chạy về phía núi Hùng. Giặc hò hét rượt theo. Đang cơn nguy cấp, Quý Lan chợt thấy có một đạo quân kéo đến đi đầu là chồng mình. Đinh tướng quân nói với Quý Lan : " Ta cũng bị thương nặng khó sống nổi. Nay ta quyết chặn đứng địch lại đây. Nàng đưa Vua về Hy Sơn an táng rồi tìm nơi sinh đẻ, nuôi con khôn lớn sẽ mưu việc lâu dài ". Quý Lan nương ứa nước mắt không nói được lời nào, thúc ngựa phóng nhanh. Tới Hy Sơn đắp mộ Vua, Quý Lan nương vừa rút khỏi Hy Sơn một quãng thì giặc ập đến. Quý Lan ngoảnh lại chỉ còn mười một nữ hào kiệt cầm quân, người nào quần áo cũng đẫm máu với mồ hôi, dung nhan phờ phạc. Quý Lan bảo các tướng quân : " Nay ta cố đánh, em nào chạy được thì cứ tự tìm đường chạy, mưu việc về sau, nếu chạy không thoát chỉ có một cái chết, quyết không để giặc làm ô nhục ! ". Các nữ hào kiệt đều không nói, vây quanh Quý Lan chờ giặc. Giáp chiến hồi lâu, Quý Lan bị thương nặng ở sườn, thai trong bụng cựa quậy, bụng đau như dùi đâm, tưởng đã ngã ngay tại trận tiền. Tướng giặc thấy Quý Lan xinh đẹp muốn bắt sống để lập công, hô quân chỉ vây bắt mà không được dùng đến cung tên. Nhờ giặc đắc chí trễ tràng, Quý Lan lia gươm thoát được vòng vây cùng các nữ binh vượt sông Lô rút về Thản Sơn. Dân năm trang mừng rỡ đón An Bình công chúa. Công chúa cùng các cụ và dân trang trò chuyện hồi lâu rồi đi nghỉ. Vài hôm sau, giặc dò biết đem quân đến vây trang. An Bình công chúa cưỡi ngựa trắng, múa hai kiếm cùng dân đinh ra trận. Đánh được hồi lâi, An Bình công chúa thấy bụng quặn đau bèn ngồi nghỉ dưới bóng một cây gạo lớn. Một lúc nàng đứng dậy nhìn xuống thấy chỗ ngồi có máu, tự thấy trong người mệt mỏi khôn cùng. Nương nương biết là động thai, bèn hạ lệnh cho quân dồn giặc ra xa rồi cùng vài nữ binh thân tín tìm lối tránh vào núi. Nghe tiếng quân giặc reo vang xa xa, biết thế đã hết lực đã tận, nghĩ tiếc Vua, thương chồng, xót hòn máu trong bụng không được làm người, Quý Lan thổn thức bồi hồi, truyền cho các nữ binh lui về, Quý Lan nương thả ngựa bên suối xuống tắm rửa rồi lên núi ngửa mặt kêu trời, quay kiếm tuẫn tiết, hồn bay tìm Vua Trưng và Đinh tướng quân (1). 1. Nữ tướng Quý Lan được thờ phụng hương khói với lòng tưởng nhớ anh hùng ở xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú. Đó chính là trang Tinh Luyện, nơi nàng đã sinh ra và đã hy sinh oanh liệt. Quý Lan được thờ ở các miếu Khuôn, Đáp, Cầu và đĩnh Thản Sơn. Nơi Quý Lan tắm trước khi lên núi, theo các cụ, là con suối Mả Mèo. Ngọn núi mà Quý Lan tử tiết sau được đặt tên là núi Nái cũng được gọi là núi Mồ. Quý Lan cũng còn được nhân dân địa phương gọi là Nái Sơn công chúa. Theo thần tích, Quý Lan sinh ngày mồng mười tháng hai âm lịch và mất ngày mười bốn tháng bảy âm lịch. Tại địa phận xã Bắc Bình, giáp giới xã Liễu Sơn có Đền Bà, thờ một nữ tướng của Nhị vị Thánh vương Hai Bà Trưng, cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc ghi là đền Vị Thanh, nhưng đây không phải là xã Thanh Trù, do đó có nhiều khả năng đây là đền thờ của An Bình Công Chúa Quý Lan - Nội thị tướng quân. Tổng hợp và biên tập: Ths Nguyễn Thy Nga Theo thần tích đền Liễn Sơn (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) thì Nái Sơn còn có tên khác là nàng Quý Lan (Loan). Nàng vốn quê ở khu vực nay thuộc huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương), sau mới di cư đến trang Tinh Luyện (nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Nái Sơn nổi tiếng xinh đẹp, nết na, hiểu biết nhiều và rất khoẻ mạnh, lại giỏi võ nghệ. Nghe tin Hai Bà Trưng đang chiêu mộ lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Hậu Hán, Nái Sơn đã hồ hởi vượt đường xa dặm dài tìm đến Mê Linh. Tại đây, Nái Sơn dược Hai Bà Trưng tiếp đãi rất ân cần và sau đó là kết nghĩa làm chị em. Hai Bà đã giao cho Nái Sơn chiêu dụ các bậc hào kiệt và tuyển mộ quân sĩ. Tương truyền Nái Sơn đã mời gọi dược bốn bậc hào kiệt và đã tuyển mộ được 500 nghĩa dũng. Trước khi khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã tin cậy trao cho Nái Sơn chức Nội Thị Tướng Quân, ngày đêm hầu cận Hai Bà. Sau khi Tô Định bị nghĩa quân ta đánh cho tan tác, chính Trưng Nữ Vương đã đứng ra tác hợp cho Nái Sơn với Đinh Tướng Quân nên vợ nên chồng, tình chị em kết nghĩa nữa Nái Sơn với Trưng Nữ Vương vì thế mà càng trở nên sâu sắc. Bấy giờ, Nái Sơn được Trưng Nữ Vương phong làm An Bình Công Chúa. Lúc Mã Viện đem quân tới đàn áp, Nái Sơn đã sát cánh chiến đấu bên cạnh Trưng Nữ Vương ở Lãng Bạc rồi ở Cấm Khê và tương truyền, Nái Sơn là người đã chôn cất Trưng Nữ Vương trước khi đến lượt mình tuẫn tiết vì nước. Đến thờ Nái Sơn được dựng lên ở hầu khắp các địa phương Nái Sơn từng sống và chiến đấu. Cây đa trước miếu thờ nữ tướng Quý Lan Nương (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương) đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Kim Ly Một thần tích khác ghi lại: Quý Lan Nương được phong thực ấp ở huyện Lập Thạch. Khi quân Hán tiếp tục xâm lược, tiến đánh đến Lạng Sơn, Trưng Vương đem quân đánh chặn, nhưng do giặc mạnh nên đã hy sinh. Bị giặc bao vây, tự lựa sức mình không thoát, Lan Nương tự vẫn để giữ vững khí tiết. Về sau, nhân dân quanh vùng lập miếu, đền, đình phụng thờ để ghi nhớ công đức của bà, trong đó, có người dân làng Tĩnh Luyện. Miếu thờ bà Quý Lan Nương ở làng Tĩnh Luyện được làm theo hướng Tây Nam, phía trước là cây đa cổ thụ có tuổi đời gần 500 năm tuổi, cao khoảng 20 m, tỏa bóng xum xuê, được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 2008. Cây đa tạo cho ngôi miếu một cảnh quan cổ kính, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi có dịp đến xã Đồng Tĩnh, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thần tích cổ: Vào thời nhà Đông Hán đô hộ nước ta, ở huyện Chí Linh bãi Lũng Động có hào trưởng Nguyên Hồ lấy vợ người cùng làng là Trần Thị Ý. Vợ chồng đều trung hậu được mọi người quý mến. Nhà có của mà không có con, tuổi đã gần năm mươi, hai vợ chồng vẫn không được vui vẻ. Chí Linh là nơi quan đô hộ thường quấy nhiễu, vơ vét, huyện lệnh tham tàn hống hách, nhân dân rất khổ cực ta thán không cùng. Vợ chồng Nguyên Hổ cũng không tránh khỏi bị giặc ức hiếp, gây phiền nhiễu, nay phải nộp tiền, mai dâng đồ quý, nên trong lòng bực bội. Một hôm, chồng bàn với vợ : " Đất Chí Linh người đông thóc nhiều, thật là nơi quý địa, nhưng cũng vì thế mà giặc càng ra tay vơ vét và hà hiếp dân lành, chúng ta ở đây cũng không thoát được sự trói buộc của chúng. Chi bằng chúng ta lánh tìm nơi non xa núi thẳm mà ở, một gánh ra đi chưa đa mang con bồng con bế nên cũng thật nhẹ nhàng. Hai vợ chồng ra tay làm hàm nhai đến đâu mà chả sống được ". Vợ gật đầu khen phải, bán rẻ vườn ruộng nhà cửa, làm lễ bái yết từ đường, chào biệt họ hàng làng xóm rồi cùng nhau cất bước. Hai vợ chồng ngày đi đêm nghỉ từ biển lên rừng, có khi ngắm trăng nơi điếm cỏ, có khi hứng gió chốn đồng không, chiều hôm đủng đỉnh bến đò ngang, rạng sáng chon von góc núi, mắt được ngắm cảnh đẹp non sông hùng vĩ thêm lòng phấn khích, lại được thấy bao nỗi lầm than của dân chúng, thêm dạ căm thù. Chẳng bao lâu, hai vợ chồng tới một nơi phong cảnh âm u, rừng lim xanh ngắt, khe nước quanh co, núi cao tiếp núi thấp, ruộng lượn chân gò, làng bản xa xa thấp thoáng, mới bàn nhau nơi đây hẳn là ở được. Hỏi thăm mới biết đó là trang Tinh Luyện, hai vợ chồng xin với các cụ và dân trang cho cư ngụ rồi dựng nhà làm nương, từ đó ở lại với núi rừng. Một đêm, Nguyên Hồ thiu thiu tựa án chợt thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy trúc lững thững đi tới, vỗ vai Nguyên Hồ. Nguyên Hồ choàng dậy. Cụ già vuốt râu cười, rút trong tay áo ra một cành lan bạch diệp trắng muốt trao cho Nguyên Hồ rồi biến mất. Nguyên Hồ tỉnh ra, biết là mộng, bàng hoàng vui sướng vội vào phòng trong thuật lại giấc mộng lạ cho vợ nghe. Bấy giờ trăng rọi qua song chiếu vào chiếc giường tre. Hai vợ chồng Nguyên Hồ vui vẻ chuyện trò câu to câu nhỏ. Ít lâu sau, Trần Thị Ý sinh một con gái đặt tên là Quý Lan. Quý Lan lớn lên xinh đẹp khác thường, đoan trang hoà nhã, được bố mẹ chiều chuộng coi như viên ngọc trên tay. Quý Lan được theo học chữ, học một biết mười, nét chữ bay bướm mềm mại, cũng đôi khi làm thơ vịnh phong cảnh và ngụ ý mình. Nguyên Hồ thấy con sáng dạ nên rất vui lòngnhưng ông nghỉ thời này gái cũng như trai, có văn tài không đủ mà còn phải biết binh thư vũ nghệ mới có thể chống được cường quyền đô hộ. Nghĩ như vậy nên Hồ công lại đón thầy võ về chỉ bảo Quý Lan. Quý Lan đến tuổi trưởng thành văn võ toàn tài, nhan sắc đằm thắm, ông bà Nguyên Hồ vui sướng khôn cùng chỉ mong con sớm thành gia thất cho ông bà có chút cháu bế. Nhưng khi ông bà mang chuyện chồng con ra nói với con gái, Quý Lan chỉ cười, xin bố mẹ chớ vội vàng. Họ Trưng ở Mê Linh cầu các bậc anh kiệt cùng hợp sức cứu nước, Quý Lan đến tìm Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng gặp Quý Lan như gặp người tri kỷ cùng nhau chuyện trò không biết chán. Bà Trưng kết nghĩa chị em với Quý Lan, giao cho đi chiêu dụ các gái tài để xung vào quân nội thị gần cận xung quanh Hai Bà và tìm người trí dũng ra cầm quân. Quý Lan đi một thời gian, chiêu dụ được : một người ở thôn Ngạnh huyện Từ Liêm, một người ở Mộ Chu huyện Bạch Hạc, một người ở Vân Thuỵ, một người ở Nhật Chiêu. Họ đều đem quân bản bộ về với Hai Bà. Sau đó Quý Lan lại được giao đi vận động các quan lang, phụ đạo. Quý Lan được về thăm bố mẹ rồi tụ họp dân binh năm trang Tinh Luyện, Thản Sơn, Liên Sơn, Ngọc Sơn, Liên Hồ lập thành quân bản bộ được 500 người. Hai Bà Trưng có chín chi quân mã, họp với quân các nơi được sáu vạn người khí thế mạnh như nước triều dâng, mới định ngày tế cờ khởi nghĩa. Quý Lan được giao ấn Nội thị tướng quân ngày đêm gần cận Trưng nữ chủ. Dẹp xong Tô Định, quét giặc khỏi bờ cõi, Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Quý Lan được phong là An Bình công chúa. Vua Trưng cho phép An Bình công chúa về thăm bố mẹ và cho lập cung ở Thản Sơn. Có ngày tiết xuân thư thả, Vua Trưng cho vời An Bình công chúa vào triều cùng bàn việc nước rồi giữ An Bình nghỉ lại nơi cung hàng ngày trò chuyện. Một hôm Vua Trưng nói với An Bình rằng : " Nay em đã lớn tuổi, nước được thanh bình, sao không nghỉ tới việc lập gia đình để nối dõi tông đường, báo hiếu cho bố mẹ ? ". An Bình công chúa mặt đỏ như gấc chín cúi đầu không biết nói sao. Vua Trưng gọi em là Bình Khôi công chúa bảo rằng : " Em có biết trang nam tử nào xứng đáng sánh đôi cùng An Bình công chúa hay không ? " Bình Khôi vui vẻ cười nói : " Kể ra thì cũng có nhiều trang hào kiệt đã từng cùng chúng ta vào sinh ra tử cứu nạn nước, lập công to nhưng cứ theo ý em, em xin làm mối cho An Bình một người này, chẳng biết em An Bình có ưng ý hay không ? ". Sau đó Trưng Vương đứng ra làm chủ hôn cho An Bình hợp duyên cùng tướng quân họ Đinh quê trang Đào Khê bên sông Đà, nhà nối đời làm quan lang phụ đạo. Mã Viện vâng lệnh Hán đế mang ba vạn quân sang xâm lược nước Nam. Được tin cấp báo, Quý Lan nương mang quân bản hộ ngày đêm đi gấp đến Mê Linh hội cùng Trưng Vương. Mã Viện tiến quân qua cửa ải Lạng Sơn. Trưng Vương chia quân các ngả chống đánh. Mã Viện vây Vua Trưng ở Lãng Bạc. Vua Trưng rút quân về Cấm Khê. Quý Lan ngày đem theo sát Vua, giữa đội nữ vệ quân, đêm thường không ngủ. Giặc tiến đánh. Hai Bà đón đánh quân Mã Viện ở ngã ba Bạch Hạc. Hai quân đánh nhau một trận lớn. Quý Lan nương hai tay hai kiếm, máu giặc nhuộm đỏ cả áo giáp quyết bảo vệ Vua Trưng không cho giặc phạm đến. Giặc vây kín bốn mặt, quân Nam tan. Vua Trưng cùng Quý Lan chạy tới gò Mai xuống ngựa ngồi nghỉ ở gốc cây, lắng nghe quân Mã Viện hò reo khắp các ngả. Biết việc lớn đã hỏng, Vua cầm tay Quý Lan nương ứa nước mắt mà rằng : " Ta với em, nghĩa là vua tôi, tình là chị em, nay gặp lúc thế cùng việc ngặt nói sao cho xiết ! ". Hai chị em đang lúc bối rối, giặc đã ập đến. Vua Trưng nhìn Quý Lan mà cười rồi tắt thở. Lúc đó chỉ có Quý Lan nương và hai mươi nữ cấm quân ở bên cạnh Vua. Giặc xông vào cướp xác Vua. Quý Lan đặt thi hài Vua lên ngựa cùng các nữ cấm quân quyết chiến mở đường máu chạy về phía núi Hùng. Giặc hò hét rượt theo. Đang cơn nguy cấp, Quý Lan chợt thấy có một đạo quân kéo đến đi đầu là chồng mình. Đinh tướng quân nói với Quý Lan : " Ta cũng bị thương nặng khó sống nổi. Nay ta quyết chặn đứng địch lại đây. Nàng đưa Vua về Hy Sơn an táng rồi tìm nơi sinh đẻ, nuôi con khôn lớn sẽ mưu việc lâu dài ". Quý Lan nương ứa nước mắt không nói được lời nào, thúc ngựa phóng nhanh. Tới Hy Sơn đắp mộ Vua, Quý Lan nương vừa rút khỏi Hy Sơn một quãng thì giặc ập đến. Quý Lan ngoảnh lại chỉ còn mười một nữ hào kiệt cầm quân, người nào quần áo cũng đẫm máu với mồ hôi, dung nhan phờ phạc. Quý Lan bảo các tướng quân : " Nay ta cố đánh, em nào chạy được thì cứ tự tìm đường chạy, mưu việc về sau, nếu chạy không thoát chỉ có một cái chết, quyết không để giặc làm ô nhục ! ". Các nữ hào kiệt đều không nói, vây quanh Quý Lan chờ giặc. Giáp chiến hồi lâu, Quý Lan bị thương nặng ở sườn, thai trong bụng cựa quậy, bụng đau như dùi đâm, tưởng đã ngã ngay tại trận tiền. Tướng giặc thấy Quý Lan xinh đẹp muốn bắt sống để lập công, hô quân chỉ vây bắt mà không được dùng đến cung tên. Nhờ giặc đắc chí trễ tràng, Quý Lan lia gươm thoát được vòng vây cùng các nữ binh vượt sông Lô rút về Thản Sơn. Dân năm trang mừng rỡ đón An Bình công chúa. Công chúa cùng các cụ và dân trang trò chuyện hồi lâu rồi đi nghỉ. Vài hôm sau, giặc dò biết đem quân đến vây trang. An Bình công chúa cưỡi ngựa trắng, múa hai kiếm cùng dân đinh ra trận. Đánh được hồi lâi, An Bình công chúa thấy bụng quặn đau bèn ngồi nghỉ dưới bóng một cây gạo lớn. Một lúc nàng đứng dậy nhìn xuống thấy chỗ ngồi có máu, tự thấy trong người mệt mỏi khôn cùng. Nương nương biết là động thai, bèn hạ lệnh cho quân dồn giặc ra xa rồi cùng vài nữ binh thân tín tìm lối tránh vào núi. Nghe tiếng quân giặc reo vang xa xa, biết thế đã hết lực đã tận, nghĩ tiếc Vua, thương chồng, xót hòn máu trong bụng không được làm người, Quý Lan thổn thức bồi hồi, truyền cho các nữ binh lui về, Quý Lan nương thả ngựa bên suối xuống tắm rửa rồi lên núi ngửa mặt kêu trời, quay kiếm tuẫn tiết, hồn bay tìm Vua Trưng và Đinh tướng quân (1). 1. Nữ tướng Quý Lan được thờ phụng hương khói với lòng tưởng nhớ anh hùng ở xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phú. Đó chính là trang Tinh Luyện, nơi nàng đã sinh ra và đã hy sinh oanh liệt. Quý Lan được thờ ở các miếu Khuôn, Đáp, Cầu và đĩnh Thản Sơn. Nơi Quý Lan tắm trước khi lên núi, theo các cụ, là con suối Mả Mèo. Ngọn núi mà Quý Lan tử tiết sau được đặt tên là núi Nái cũng được gọi là núi Mồ. Quý Lan cũng còn được nhân dân địa phương gọi là Nái Sơn công chúa. Theo thần tích, Quý Lan sinh ngày mồng mười tháng hai âm lịch và mất ngày mười bốn tháng bảy âm lịch. Tại địa phận xã Bắc Bình, giáp giới xã Liễu Sơn có Đền Bà, thờ một nữ tướng của Nhị vị Thánh vương Hai Bà Trưng, cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc ghi là đền Vị Thanh, nhưng đây không phải là xã Thanh Trù, do đó có nhiều khả năng đây là đền thờ của An Bình Công Chúa Quý Lan - Nội thị tướng quân. Tổng hợp và biên tập: Ths Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Danh tướng Hai Bà Trưng Quý Lan An Bình Công chúa Nội thị tướng quân 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10