Danh tướng Nàng Quốc - Gia Hưng công chúa, Trung dũng đại tướng quân. Danh tướng Nàng Quốc - Gia Hưng công chúa, Trung dũng đại tướng quân. Nữ tướng Trần Quốc hay nàng Quốc - Gia Hưng công chúa Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Giặc Hán hung bạo và ngang ngược, đàn áp và bóc lột người dân đến tận xương tủy. Quan lại thống trị Hán tộc thả quân cướp bóc các làng. Bọn chúng thấy con gái đẹp là mắt diều mắt quạ tìm cách chiếm đoạt. Có lần giặc về trang Hạ Tốn càn quét. Chúng thấy nàng Quốc bèn hò nhau vây bắt, Quốc chạy vượt lên. Giặc đuổi theo. Nàng Quốc nhảy xuống sông lặn một hơi rồi ẩn thân lên bờ, cách làng một quãng khá xa nấp một chỗ kín. Khi giặc đã đi, Nàng Quốc trở về thấy con gái trong làng có người bị kẻ thù làm nhục đã đâm đầu xuống giếng tự vẫn. Máu căm hờn trong lòng Nàng Quốc sôi lên. Trong khi làm tang lễ cho người con gái xấu số, người làng từ già chí trẻ ai cũng bầm gan tím ruột. Quốc đứng trước huyệt mộ, kể tội giặc Hán. Người già nghe ai cũng khóc, còn bọn trẻ thì mím môi nghiến răng. Lúc ấy, chợt mẹ Nàng Quốc nói : " Bây giờ mẹ xin theo con, con bảo làm gì mẹ cũng làm để rửa nhục cho người con gái này ! ". Câu nói đơn giản như lửa châm vào giàn củi khô. Người già người trẻ, con gái con trai đều hăng hái nói : " Chúng tôi xin theo nàng để rửa nhục ! ". Mẹ cùng con gái đi tìm người giỏi vật, giỏi múa đao, đánh gậy về dạy con trai con gái ở làng. Dân các làng trong vùng dần về theo nàng Quốc. Đang lúc tình hình như lửa bắt đầu bốc thì mẹ nàng Quốc ốm nặng. Người mẹ đáng thương lúc hấp hối rất tỉnh. Bà xin sư thầy cho mình được mặc y phục nhà chùa, xin sư thầy làm lễ cầu cho mình được siêu sinh tịnh độ lên cõi Nát Bàn. Mọi người đến thăm bà mẹ không ai không ứa nước mắt. Chợt bà mẹ gắng gượng nói, tiếng nói nhỏ nhưng nghe rất rõ ràng : " Này các người, các người hãy vững lòng theo con tôi ! Nàng Quốc chính là con của Giao Long giang thần đấy ! ". Bà mẹ nói xong thì mất. Có lẽ bà mẹ nói mê sảng hoặc cũng có thể bà mẹ đã được Giao Long giang thần ứng mộng ? Nhưng dù thế nào thì mọi người cũng lại càng tin cậy nàng Quốc. Cũng từ đó, khắp vùng đều truyền đi câu chuyện về " Giao Long tiên nữ " ra đời để cứu dân khỏi ách áp bức bóc lột của bọn quan lại Hán tộc. Người theo về với " Giao Long tiên nữ " ngày càng đông. " Giao Long tiên nữ " chọn hai trăm tráng sĩ lập một đội thuỷ binh mạnh, có khả năng bơi thuyền như bay trên mặt nước. Các tráng sĩ đều xâm mình Giao Long ở ngực để tỏ lòng tôn phục " Giao Long tiên nữ ". Đội thuỷ binh được huấn luyện bơi lặn, tập thuỷ chiến, tập chiến đấu bằng lao bằnh lưới. Phép lấy "lưới làm binh khí " mà đánh địch ở thuỷ trận cũng là do " Giao Long tiên nữ " sáng tạo ra. " Giao Long tiên nữ " nghiêm trang mà dịu dàng, ai có công thì khen ngợi, ai có lỗi chỉ bảo ngay. Vì nàng ít nói cho nên khi phát ngôn, mọi người đều trân trọng lắng nghe. Mùa đông, Giặc Hán cử binh đến chinh phạt nghĩa quân của " Giao Long tiên nữ ", nghĩa quân phục binh đánh một trận thuỷ chiến, chém giết tơi bời, giặc Hán thảm bại. Từ đó, danh tiếng " Giao Long nữ " nổi lên như sóng cồn. Năm sau, có tin nữ tướng Lê Chân nổi lên ở vùng biển, nữ tướng Bát Nạn tụ nghĩa ở đồng bằng sông Hồng, Nàng Nội ở Bạch Hạc chém rụng đầu tướng quân của Tô Định. Nàng Quốc cho người đi các nơi để thăm dò tin tức, lại có tin Nhị bà Trưng Trắc Trưng Nhị đã truyền hịch khởi nghĩa. Anh thư hào kiệt Trần Quốc vui mừng cùng nghĩa quân thuỷ bộ gương cờ nghĩa, vẫy gươm chỉ giáo quét sạch các đồn trại quân Hán dọc sông Hồng rồi tiến về Mê Linh yết kiến và xin được đầu quân dưới trướng của Nhị thánh vương Hai Bà Trưng. Vua vui mừng ban cho tước Trung Dũng tướng quân, chức Trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Danh tướng Nàng Quốc có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Quét sạch giặc Hán ra khỏi bờ cõi, thu phục lại nước Nam, Trưng Vương lên ngôi báu phong thưởng chức tước cho các tướng sĩ. Bấy giờ Nàng Quốc tâu rằng : " Thần là một người con gái quê mùa, sinh ra không được biết mặt bố, nhờ mẹ của thần dạy dỗ mới nên người, thần đem chút tài hèn mà ứng nghĩa, may được bệ hạ thương mà cho theo, lập được chút công nhỏ. Thần không dám nhận phong chức tước, chỉ xin bệ hạ cho thần được trở về quê quán làm ăn, lập một ngôi đền nhỏ mà thờ mẹ, thế là thỏa cái chí của thần ". Trưng Vương khen ngợi rồi sắc phong cho nàng Quốc làm Gia Hưng công chúa - Trung Dũng đại tướng quân, ban cho vàng lụa, lại sắc phong cho mẹ nàng là Hoa nương phu nhân, truyền chỉ đưa về trang Hạ Tốn để nhân dân lập đền thờ tự. Mã Viện đem đại binh tái chiếm nước Lĩnh Nam. Nàng Quốc dẫn thủy quân bản bộ theo Trưng Vương đánh giặc. Trận đánh ở Lãng Bạc, quân Nam không cự nỗi Mã Viện. Nàng Quốc phò giá Vua Trưng xông xáo trong trận mở đường máu đưa Vua Trưng về Cấm Khê. Giặc đuổi tới Cấm Khê. Trong trận Cấm Khê quyết liệt và tuyệt vọng, Quốc một tay cầm mộc, một tay cầm đao, dẫn thân binh nhảy từ thuyền lên bờ tìm đón Trưng Vương rút theo đường thuỷ. Ba lần đột phá trận, ba lần Giao long Công chúa phải lui ra do lính giặc quá đông. Các dũng sĩ theo nàng chỉ còn hơn chục người đều liều chết mà đánh. Nàng Quốc ngã quỵ xuống đất vì kiệt sức, chiến bào đẫm máu. Các dũng sĩ của nàng vừa đánh vừa dìu nàng xuống thuyền. Lúc ấy nàng Quốc lại thấy hiện ra trước mắt chiến thuyền lớn với cờ xí và gươm giáo, với những bộ quần áo quái đản. Đoàn người nô lệ khốn khổ còng lưng kéo con thuyền tàn bạo, chiến thuyền bạo ngược đè trên dòng sông quê hương xông tới. Máu lại sôi lên, Giao long tiên nữ Trần Quốc Trung dũng tướng quân vùng đứng dậy, xông vào trận đánh. Lúc này quân giặc tràn đến chặn kín cả mặt sông. Giao long Tiên nữ Nàng Quốc ngửa mặt lên trời. Trời cao thăm thẳm, trên mặt sông. Những chiến thuyền lớn đầy cờ xí giặc Hán và tua tủa gươm giáo lừng lững trên mặt sóng, lực lượng thuỷ quân của tướng giặc Hán Lưu Long khống chế toàn bộ mặt sông! Các chiến binh lần lượt ngã xuống, một mình Trung Dũng tướng quân tả xung hữu đột. Đao nàng tới đâu giặc rạt tới đó nhưng giáo mác tua tủa không còn đường thoát. Quân Nam tan rồi nhưng Giao Long tiên nữ không chịu nhục. Gia Hưng công chúa – Trung Dũng tướng quân trúng thương, oanh liệt hy sinh trên dòng nước thân thương của Tổ Quốc. Hiện ở đình Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất linh hiển. Cổng tam quan của khu di tích Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ đang xuống cấp. Những công trình không hoàn thành Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ còn có tên nôm là Cầu Cậy. Vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) -Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa. Nghệ thuật kiến trúc của khu Di tích Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ vừa giản dị, khoáng đạt, vừa mang tính chất dân tộc đậm đà. Đặc biệt, các di vật trong Đình, Đền hiện còn 32 đạo sắc phong, sớm nhất là sắc Đức Long 1, đời Lê Thần Tông (1629), 3 cỗ kiệu bát cống mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII, XIX, khám thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ tự khác… Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di tích Lịch sử -Văn hoá năm 1996. Bước vào không gian của ngôi chùa thực sự rất im ắng. Chỉ có tiếng tụng kinh của sư thầy và các phật tử cứ vang mãi lên thinh không, khiến cụm di tích ngày càng trở nên vắng lặng. Các cấu kiện gỗ bị mối mọt xông gần hết. Có chỗ như nứt vỡ, có chỗ các vỉ kèo bị sụp xuống, nhìn cảnh tưởng đó khiến ai cũng phải cảm thẩy nuối tiếc, xót xa. Sư thầy Thích Đàm Khuê nói: “Trước nguy cơ ngôi chùa có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào, thầy mới đứng ra vận động các cơ quan, đoàn thể, huy động sức mạnh đoàn kết của các phật tử những mong cứu vãn tình thế nguy cấp của cụm di tích, nhưng sức thầy cũng chỉ có hạn”. Ngày ngày sống một mình trong chùa, đêm đêm tụng kinh, nghe tiếng nước mưa rột ngoài hiên, ngập cả trong hậu cung mà thầy buồn không xiết. Không thể để ngôi cổ tự rơi vào quên lãng, vào năm 2017-2018, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi chùa, Trụ trì chùa cùng chính quyền địa phương, nhân dân xã Kiêu Kỵ và khách thập phương đã quyên góp xây dựng, tu tạo phần thờ Tam Bảo tương đối khang trang với kinh phí gần 10 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Hồng-một phật tử tại gia tâm sự: “Chúng tôi hoang mang và lo lắng quá. Ngày ngày nhìn ngôi đình, chùa bị xuống cấp, mà thấy xót xa. Ngày nắng không nói làm gì, chứ ngày mưa thì khổ lắm. Có hôm, đêm 12h, có mưa lớn, chúng tôi ai lấy đều đầu đội nón lũ lượt chạy ra đình để xem có bị ngập không. Mưa lớn làm mục ruỗng nhiều chân cột, hỏng nhiều cấu kiện, nền chùa thấp nước ngập vào trong tận hậu cung. Để khắc phục chúng tôi chỉ biết thi nhau dùng xô chậu tát nước chống ngập, thậm chí chỉ dùng những tấm bạt tận dụng để che cho mái, nhưng cũng chỉ được một thời gian, bạt rách lỗ chỗ, nước mưa vẫn cứ thế tuôn xối xả vào trong khu đền. Chúng tôi bất lực rồi, chỉ mong cán bộ địa phương, những nhà chức trách quản lý văn hóa sớm nghiên cứu, khảo sát để có phương án trùng tu tôn tạo, chứ để một công trình văn hóa tâm linh chứ đựng nhiều giá trị như thế xuống cấp, thực sự chúng tôi rất đau lòng”. Cũng theo lời sư trụ trì Thích Đàm Khuê cho biết: Mới đây nhà chùa vừa phải cho phá dỡ hoàn toàn khu vực nhà thờ Tổ do một phần mái và tường của công trình này bị sập trong một trận mưa lớn đầu năm 2019. Ngoài ra, hiện nay phần mái và tường của gian thời Mẫu và gian phòng khách đã bị xô lệch, nứt, vỡ. Để đảm bảo an toàn, tránh bị đổ sập nhà chùa tạm thời cho gia cố lại. Mặc dù chùa Kiêu Kỵ có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa; tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức trong việc trùng tu, sửa chữa nên nhiều năm qua nên việc xây dựng cổng Tam quan vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này đã vô tình khiến ngôi chùa càng thêm phần nhếch nhác hơn. Không chỉ có chùa Kiêu Kỵ mà quần thể đền và đình bên cạnh cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ghi nhận của báo Đại Đoàn Kết cho thấy: quần thể di tích lịch sử bị xâm lấn, xập xệ, chắp ghép và đang bị xuống cấp hàng ngày, hiện nay xung quanh chùa là một đại công trình xây dựng, xung quanh khu di tích không có tường rào ngăn cách nên ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nơi thờ tự. Điều đáng nói, công trình xây dựng lớn đang được thi công ngay sát vách tường chùa Kiêu Kỵ, nếu không sớm có biện pháp thì sẽ ảnh hưởng lớn, thậm chí hủy hoại đến giá trị kiến trúc và ý nghĩa lịch sử của các công trình trong khu di tích này. " "720""="" height=""385"" src=""https://www.youtube.com/embed/qGYE-cgjV3M"" frameborder=""0"" allow=""accelerometer;" autoplay;="" encrypted-media;="" gyroscope;="" picture-in-picture"="" allowfullscreen=""> Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Ths Nguyễn Thy Nga tổng hợp Nữ tướng Trần Quốc hay nàng Quốc - Gia Hưng công chúa Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Giặc Hán hung bạo và ngang ngược, đàn áp và bóc lột người dân đến tận xương tủy. Quan lại thống trị Hán tộc thả quân cướp bóc các làng. Bọn chúng thấy con gái đẹp là mắt diều mắt quạ tìm cách chiếm đoạt. Có lần giặc về trang Hạ Tốn càn quét. Chúng thấy nàng Quốc bèn hò nhau vây bắt, Quốc chạy vượt lên. Giặc đuổi theo. Nàng Quốc nhảy xuống sông lặn một hơi rồi ẩn thân lên bờ, cách làng một quãng khá xa nấp một chỗ kín. Khi giặc đã đi, Nàng Quốc trở về thấy con gái trong làng có người bị kẻ thù làm nhục đã đâm đầu xuống giếng tự vẫn. Máu căm hờn trong lòng Nàng Quốc sôi lên. Trong khi làm tang lễ cho người con gái xấu số, người làng từ già chí trẻ ai cũng bầm gan tím ruột. Quốc đứng trước huyệt mộ, kể tội giặc Hán. Người già nghe ai cũng khóc, còn bọn trẻ thì mím môi nghiến răng. Lúc ấy, chợt mẹ Nàng Quốc nói : " Bây giờ mẹ xin theo con, con bảo làm gì mẹ cũng làm để rửa nhục cho người con gái này ! ". Câu nói đơn giản như lửa châm vào giàn củi khô. Người già người trẻ, con gái con trai đều hăng hái nói : " Chúng tôi xin theo nàng để rửa nhục ! ". Mẹ cùng con gái đi tìm người giỏi vật, giỏi múa đao, đánh gậy về dạy con trai con gái ở làng. Dân các làng trong vùng dần về theo nàng Quốc. Đang lúc tình hình như lửa bắt đầu bốc thì mẹ nàng Quốc ốm nặng. Người mẹ đáng thương lúc hấp hối rất tỉnh. Bà xin sư thầy cho mình được mặc y phục nhà chùa, xin sư thầy làm lễ cầu cho mình được siêu sinh tịnh độ lên cõi Nát Bàn. Mọi người đến thăm bà mẹ không ai không ứa nước mắt. Chợt bà mẹ gắng gượng nói, tiếng nói nhỏ nhưng nghe rất rõ ràng : " Này các người, các người hãy vững lòng theo con tôi ! Nàng Quốc chính là con của Giao Long giang thần đấy ! ". Bà mẹ nói xong thì mất. Có lẽ bà mẹ nói mê sảng hoặc cũng có thể bà mẹ đã được Giao Long giang thần ứng mộng ? Nhưng dù thế nào thì mọi người cũng lại càng tin cậy nàng Quốc. Cũng từ đó, khắp vùng đều truyền đi câu chuyện về " Giao Long tiên nữ " ra đời để cứu dân khỏi ách áp bức bóc lột của bọn quan lại Hán tộc. Người theo về với " Giao Long tiên nữ " ngày càng đông. " Giao Long tiên nữ " chọn hai trăm tráng sĩ lập một đội thuỷ binh mạnh, có khả năng bơi thuyền như bay trên mặt nước. Các tráng sĩ đều xâm mình Giao Long ở ngực để tỏ lòng tôn phục " Giao Long tiên nữ ". Đội thuỷ binh được huấn luyện bơi lặn, tập thuỷ chiến, tập chiến đấu bằng lao bằnh lưới. Phép lấy "lưới làm binh khí " mà đánh địch ở thuỷ trận cũng là do " Giao Long tiên nữ " sáng tạo ra. " Giao Long tiên nữ " nghiêm trang mà dịu dàng, ai có công thì khen ngợi, ai có lỗi chỉ bảo ngay. Vì nàng ít nói cho nên khi phát ngôn, mọi người đều trân trọng lắng nghe. Mùa đông, Giặc Hán cử binh đến chinh phạt nghĩa quân của " Giao Long tiên nữ ", nghĩa quân phục binh đánh một trận thuỷ chiến, chém giết tơi bời, giặc Hán thảm bại. Từ đó, danh tiếng " Giao Long nữ " nổi lên như sóng cồn. Năm sau, có tin nữ tướng Lê Chân nổi lên ở vùng biển, nữ tướng Bát Nạn tụ nghĩa ở đồng bằng sông Hồng, Nàng Nội ở Bạch Hạc chém rụng đầu tướng quân của Tô Định. Nàng Quốc cho người đi các nơi để thăm dò tin tức, lại có tin Nhị bà Trưng Trắc Trưng Nhị đã truyền hịch khởi nghĩa. Anh thư hào kiệt Trần Quốc vui mừng cùng nghĩa quân thuỷ bộ gương cờ nghĩa, vẫy gươm chỉ giáo quét sạch các đồn trại quân Hán dọc sông Hồng rồi tiến về Mê Linh yết kiến và xin được đầu quân dưới trướng của Nhị thánh vương Hai Bà Trưng. Vua vui mừng ban cho tước Trung Dũng tướng quân, chức Trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Danh tướng Nàng Quốc có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Quét sạch giặc Hán ra khỏi bờ cõi, thu phục lại nước Nam, Trưng Vương lên ngôi báu phong thưởng chức tước cho các tướng sĩ. Bấy giờ Nàng Quốc tâu rằng : " Thần là một người con gái quê mùa, sinh ra không được biết mặt bố, nhờ mẹ của thần dạy dỗ mới nên người, thần đem chút tài hèn mà ứng nghĩa, may được bệ hạ thương mà cho theo, lập được chút công nhỏ. Thần không dám nhận phong chức tước, chỉ xin bệ hạ cho thần được trở về quê quán làm ăn, lập một ngôi đền nhỏ mà thờ mẹ, thế là thỏa cái chí của thần ". Trưng Vương khen ngợi rồi sắc phong cho nàng Quốc làm Gia Hưng công chúa - Trung Dũng đại tướng quân, ban cho vàng lụa, lại sắc phong cho mẹ nàng là Hoa nương phu nhân, truyền chỉ đưa về trang Hạ Tốn để nhân dân lập đền thờ tự. Mã Viện đem đại binh tái chiếm nước Lĩnh Nam. Nàng Quốc dẫn thủy quân bản bộ theo Trưng Vương đánh giặc. Trận đánh ở Lãng Bạc, quân Nam không cự nỗi Mã Viện. Nàng Quốc phò giá Vua Trưng xông xáo trong trận mở đường máu đưa Vua Trưng về Cấm Khê. Giặc đuổi tới Cấm Khê. Trong trận Cấm Khê quyết liệt và tuyệt vọng, Quốc một tay cầm mộc, một tay cầm đao, dẫn thân binh nhảy từ thuyền lên bờ tìm đón Trưng Vương rút theo đường thuỷ. Ba lần đột phá trận, ba lần Giao long Công chúa phải lui ra do lính giặc quá đông. Các dũng sĩ theo nàng chỉ còn hơn chục người đều liều chết mà đánh. Nàng Quốc ngã quỵ xuống đất vì kiệt sức, chiến bào đẫm máu. Các dũng sĩ của nàng vừa đánh vừa dìu nàng xuống thuyền. Lúc ấy nàng Quốc lại thấy hiện ra trước mắt chiến thuyền lớn với cờ xí và gươm giáo, với những bộ quần áo quái đản. Đoàn người nô lệ khốn khổ còng lưng kéo con thuyền tàn bạo, chiến thuyền bạo ngược đè trên dòng sông quê hương xông tới. Máu lại sôi lên, Giao long tiên nữ Trần Quốc Trung dũng tướng quân vùng đứng dậy, xông vào trận đánh. Lúc này quân giặc tràn đến chặn kín cả mặt sông. Giao long Tiên nữ Nàng Quốc ngửa mặt lên trời. Trời cao thăm thẳm, trên mặt sông. Những chiến thuyền lớn đầy cờ xí giặc Hán và tua tủa gươm giáo lừng lững trên mặt sóng, lực lượng thuỷ quân của tướng giặc Hán Lưu Long khống chế toàn bộ mặt sông! Các chiến binh lần lượt ngã xuống, một mình Trung Dũng tướng quân tả xung hữu đột. Đao nàng tới đâu giặc rạt tới đó nhưng giáo mác tua tủa không còn đường thoát. Quân Nam tan rồi nhưng Giao Long tiên nữ không chịu nhục. Gia Hưng công chúa – Trung Dũng tướng quân trúng thương, oanh liệt hy sinh trên dòng nước thân thương của Tổ Quốc. Hiện ở đình Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất linh hiển. Cổng tam quan của khu di tích Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ đang xuống cấp. Những công trình không hoàn thành Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ còn có tên nôm là Cầu Cậy. Vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) -Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa. Nghệ thuật kiến trúc của khu Di tích Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ vừa giản dị, khoáng đạt, vừa mang tính chất dân tộc đậm đà. Đặc biệt, các di vật trong Đình, Đền hiện còn 32 đạo sắc phong, sớm nhất là sắc Đức Long 1, đời Lê Thần Tông (1629), 3 cỗ kiệu bát cống mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII, XIX, khám thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ tự khác… Đình - đền - chùa Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di tích Lịch sử -Văn hoá năm 1996. Bước vào không gian của ngôi chùa thực sự rất im ắng. Chỉ có tiếng tụng kinh của sư thầy và các phật tử cứ vang mãi lên thinh không, khiến cụm di tích ngày càng trở nên vắng lặng. Các cấu kiện gỗ bị mối mọt xông gần hết. Có chỗ như nứt vỡ, có chỗ các vỉ kèo bị sụp xuống, nhìn cảnh tưởng đó khiến ai cũng phải cảm thẩy nuối tiếc, xót xa. Sư thầy Thích Đàm Khuê nói: “Trước nguy cơ ngôi chùa có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào, thầy mới đứng ra vận động các cơ quan, đoàn thể, huy động sức mạnh đoàn kết của các phật tử những mong cứu vãn tình thế nguy cấp của cụm di tích, nhưng sức thầy cũng chỉ có hạn”. Ngày ngày sống một mình trong chùa, đêm đêm tụng kinh, nghe tiếng nước mưa rột ngoài hiên, ngập cả trong hậu cung mà thầy buồn không xiết. Không thể để ngôi cổ tự rơi vào quên lãng, vào năm 2017-2018, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi chùa, Trụ trì chùa cùng chính quyền địa phương, nhân dân xã Kiêu Kỵ và khách thập phương đã quyên góp xây dựng, tu tạo phần thờ Tam Bảo tương đối khang trang với kinh phí gần 10 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Hồng-một phật tử tại gia tâm sự: “Chúng tôi hoang mang và lo lắng quá. Ngày ngày nhìn ngôi đình, chùa bị xuống cấp, mà thấy xót xa. Ngày nắng không nói làm gì, chứ ngày mưa thì khổ lắm. Có hôm, đêm 12h, có mưa lớn, chúng tôi ai lấy đều đầu đội nón lũ lượt chạy ra đình để xem có bị ngập không. Mưa lớn làm mục ruỗng nhiều chân cột, hỏng nhiều cấu kiện, nền chùa thấp nước ngập vào trong tận hậu cung. Để khắc phục chúng tôi chỉ biết thi nhau dùng xô chậu tát nước chống ngập, thậm chí chỉ dùng những tấm bạt tận dụng để che cho mái, nhưng cũng chỉ được một thời gian, bạt rách lỗ chỗ, nước mưa vẫn cứ thế tuôn xối xả vào trong khu đền. Chúng tôi bất lực rồi, chỉ mong cán bộ địa phương, những nhà chức trách quản lý văn hóa sớm nghiên cứu, khảo sát để có phương án trùng tu tôn tạo, chứ để một công trình văn hóa tâm linh chứ đựng nhiều giá trị như thế xuống cấp, thực sự chúng tôi rất đau lòng”. Cũng theo lời sư trụ trì Thích Đàm Khuê cho biết: Mới đây nhà chùa vừa phải cho phá dỡ hoàn toàn khu vực nhà thờ Tổ do một phần mái và tường của công trình này bị sập trong một trận mưa lớn đầu năm 2019. Ngoài ra, hiện nay phần mái và tường của gian thời Mẫu và gian phòng khách đã bị xô lệch, nứt, vỡ. Để đảm bảo an toàn, tránh bị đổ sập nhà chùa tạm thời cho gia cố lại. Mặc dù chùa Kiêu Kỵ có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa; tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức trong việc trùng tu, sửa chữa nên nhiều năm qua nên việc xây dựng cổng Tam quan vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này đã vô tình khiến ngôi chùa càng thêm phần nhếch nhác hơn. Không chỉ có chùa Kiêu Kỵ mà quần thể đền và đình bên cạnh cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ghi nhận của báo Đại Đoàn Kết cho thấy: quần thể di tích lịch sử bị xâm lấn, xập xệ, chắp ghép và đang bị xuống cấp hàng ngày, hiện nay xung quanh chùa là một đại công trình xây dựng, xung quanh khu di tích không có tường rào ngăn cách nên ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nơi thờ tự. Điều đáng nói, công trình xây dựng lớn đang được thi công ngay sát vách tường chùa Kiêu Kỵ, nếu không sớm có biện pháp thì sẽ ảnh hưởng lớn, thậm chí hủy hoại đến giá trị kiến trúc và ý nghĩa lịch sử của các công trình trong khu di tích này. Ths Nguyễn Thy Nga tổng hợp Trở về đầu trang Danh tướng nàng Quốc Gia hưng Công chúa Trung Dũng tướng quân 2 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10