Đền Sa Lãng, còn gọi là đền Nhà Bà như một bảo tàng truyền thống văn hóa dân tộc. Đền ở thôn Thượng, xã Liên Hà , huyện Đan Phượng - thâm nghiêm trầm mặc, hướng ra mặt sông Hồng. Phía bên kia sông là huyện Mê Linh, đất đê đô cũ của Nhị vua Hai Bà Trưng.
Thần tích đền
Sa Lãng kể rằng: Cuối mùa xuân năm 20 của thế kỷ thứ nhất có một vị quan ở đất
Nam Hải sinh được một người con gái đặt tên là Sa Lãng. Sa Lãng nhan sắc,
lại có tài võ nghệ. Bà thường cùng anh trai là Hùng Lĩnh ngày đêm
luyện tập kiếm cung, nặng lòng yêu nước và căm thù giặc.
Khi đó,
nhà Đông Hán xâm chiếm và nước Nam. Thái thú Tô Định khét tiếng tàn ác,
bạo ngược. Nghe tin Sa Lãng trẻ đẹp, lại có tài thao lược, hắn đòi ông quan
phải nộp Sa Lãng làm thê thiếp. Tin ấy đến với gia đình, mọi người đều phẫn nộ
và cự tuyệt. Tô Định gọi Hùng Lĩnh lên phủ đườ ng dọa nạt và bắt gả
em gái cho hắn, ông một mực không nghe nên bị chúng giết. Tô Định cho quân vây
bắt hai mẹ con Sa Lãng. Trong cơn nguy hiểm, Sa Lãng được thị nữ cứu thoát, Bà
trốn được về vùng đất bãi Hạ Trì nương náu. Từ đó anh thư hào kiệt Sa Lãng quyết
tâm nuôi chí phục thù và được nhân dân xa gần tin theo ngày càng đông.
Khi Nhị vua Hai
Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Sa Lãng đem quân về tụ nghĩa, được Nhị vua
Hai Bà Trưng giao cho trọng trách chỉ huy nghĩa quân bản bộ đánh giặc.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng lên ngôi vua, ban thưởng cho các
tướng sĩ. Sa Lãng được phong tước lộc và cấp quân lương để trở về vùng
đất bãi thăm dân.
Bà về đến
bến sông Hạ Trì, nhân dân vui mừng nghênh đón. Một thời gian sau, Bà hóa
ở đây, lúc ấy mới ngoài hai mươi tuổi. Tưởng nhớ công lao của bà , nhân
dân lập đền thờ ở thôn Thượng gọi là đền Nhà Bà. Ngôi đình bến
sông Hạ Trì gọi là đình Dày, tôn vinh Sa Lãng là thành hoàng làng.
Đền thờ nữ tướng Sa Lãng ở làng Trung, xã Liên Trung thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Cổng làng Trung trong ngày Lễ hội nữ tướng Sa Lãng
Lễ hội kỷ niệm
nữ tướng Sa Lãng có quy mô lớn nhất trong vùng, xưa cả xã Hạ Trì, nay bao gồm
hai xã Liên Hà và Liên Trung. Hội chính vào ngày 8-3 âm lịch. Sáng
ngày mồng 7 các lực lượng tham gia lễ hội tập trung đông đủ tại đình và đền.
Mọi người bao sái, lau chùi đồ tế khí, chồng kiệu và o nơi quy định rồi
tiến hành lễ nhập tịch.
Quan viên tế
gồm 12 người có vị thế trong là ng xã tế trước. Đ ặc biệt cử ra một
thiếu nữ trẻ, đẹp, chưa có chồng, con nhà gia giáo, mặc quần áo dài trắng,
vác tấm biển đề hai chữ Túc Tĩnh , nghĩa là luôn giữ thái độ
nghiêm túc và yên tĩnh trong việc tế lễ.
Đây là vinh
dự lớn cho gia đình có con gái được chọn cử tham gia nghi lễ này, ý nghĩa
không kém vị thế của ông chủ tế. Phải chăng đây cũng là biểu trưng của nữ
tướng Sa Lãng uy nghiêm và son trẻ.
Trò nghiệm quân
(điểm binh)
Chiử u mồng 7
diễn ra cuộc nghiử m quân tại đình Dà y. Nghiử m quân là cuộc tổng
duyệt, kiểm tra, thi tà i các lực lượng tham gia lễ hội, cũng là
biểu dương sức mạnh của nghĩa quân do nữ tướng Sa Lãng chỉ huy đánh giặc lúc
đương thời. Tiết mục đầu tiên là duyệt đánh trống cái. Một trống lớn do
hai người mặc áo nậu khiêng đứng giữa sân đình. Bốn thôn Thượng thôn, Trung
thôn, Hạ thôn, mỗi thôn cử một người dự thi đánh trống.
Người vào đánh
trống trước được ưu tiên cho thôn đăng cai lễ hội. Có một ban giám khảo chấm
điểm. Người thi đánh trống mặc áo the, khăn xếp, thắt lưng đỏ , đi một vòng vào
sân theo hướng xuất đông, nhập tây theo chiêu ngược kim đồng hồ,
dõng dạc đánh ba hồi, ba tiếng trống. Không khí lễ hội trang nghiêm, tĩnh lặng,
chỉ nghe những tiếng trống đổ hồi. Lần lượt 4 người thi đánh trống xong, ban
giám khảo chấm giải, thưởng cho cơi trầu có 12 miếng cau tươi. Người nhận
thưởng coi được ân phúc lớn.
Cuộc thi duyệt
trống cái mở đầu trò nghiêm quân ở hội đền Sa Lãng. Tiếp theo là cuộc
thi trống dền. Cũng 4 đội thi, mỗi đội 10 người, 6 trống, 1 thanh la, 1 trống
khẩu và 1trống cơm. Đội trống đi hàng hai, từ trong đình ra theo
chữ nhị. Đến giữa sân người dự thi lắng nghe tiếng trống khẩu, nhảy đều một
bước sang hai bên, hướng mặt vào trong đình.
Phần thứ hai
cuộc nghiệm quân là các lực lượng đô tùy khênh kiệu. Một kiệu lớn mui
luyện cao 3 tầng, do 24 đô tùy nghênh giá, 5 chiếc kiệu giá văn kiểu bát cống
và 1 kiệu võng đào do 8 người đảm nhiệm. Đoàn người che
tàn, vác lọng, binh khí, bát bửu... khoảng trên 200 người, ăn mặc chỉnh
tề khênh kiệu từ sân đình lên mặt đê rồi hạ xuống đặt đúng vị trí trước sân
đình.
Buổi tối có hát
ca trù hầu thánh ở đình Dày và đền Sa Lãng, nhưng tuyệt đối không
được hát chèo ở trước cửa đình và đền. Nếu có thì diễn ra ở phía sau
hoặc bên ngoài, vì truyền thống quan niệm như thế mới đảm bảo tính nghiêm túc trong
những ngà y lễ hội.
Tế thần
Ngà y 8
tháng 3 chính hội đền Sa Lãng, mở đầu bằng nghi lễ tế thần. Chủ tế giữ vai
trò con trưởng của thánh Mẫu mặc áo tím, 12 quan viên tế mặc áo xanh lam
sẫm.
Năm nào
chủ tế là người có chức sắc từ cửu phẩm trở lên thì được đội mũ cánh
chuồn, cân đai và đi hia. Trước tiên là lễ tuyên sắc phong của các
triều vua đã ban tặng. Từ trong hậu cung, hai ông bê hòm sắc đi ra trong không
khí trang nghiêm tĩnh lặng. Ông chủ văn tuyên đọc, chủ tế lùi một bước quỳ
xuống chiếu. Lễ vật cúng trong đền chỉ có xôi và chè. Suốt 3 tuần tế dẫn
dâng nước, dâng rượu, dâng hoa... đều có phườ ng bát âm hòa theo bước chân
quan viên tế. Phường trống dền hòa nhịp phía ngoà i sân.
Khi đọc văn tế,
mọi người yên lặng lắng nghe rành rõ từng lời. Bài văn tế được hóa
trước bàn thờ . Quan viên tế cùng dân chúng lễ tạ. Tiếp theo các
ngà y 9, 10,11 quan viên các thôn lần lượt vào tế theo từng thôn.
Rước kiệu
Chiều
ngà y 8 tháng 3 cuộc rước lớn từ đên Sa Lãng xuống đình chợ Dày đi
trên đê sông Hồng. Các chức sắc trong làng, xã nghênh bức phù điêu
thánh Mẫu từ trong khán thờ chuyển lên kiệu lớn nhất hình mui luyện. Buông rèm
gấm thêu kín 3 mặt tầng trên của kiệu. 24 đô tùy là nữ mặc áo trắng, quần
đen, đầu và lưng quấn khăn đỏ khiêng kiệu. Đi bên cạnh có 24 đô tùy dự
phòng để khiêng thay nhau. 4 người vác tàn, lọng che mát hai bên kiệu. Đ
i đầu đoàn rước là hàng cờ ngũ sắc bay phấp phới. Tiếng
trống, tiếng chiêng, tiếng tù và vang động một vùng.
Đám rước như
con rồng khổng lồ, chầm chậm theo con đê sông Hồng uốn lượn, đi đến sẩm tối mới
đến cổng đình chợ. Nhân dân nô nức thắp đèn, đốt đuốc đứng hai bên đườ ng đón
đợi, rước thánh vào đình. Buổi tối, hát ca trù hầu thánh Mẫu. Ban
ngày đám rước sôi động bao nhiêu, ban đêm không gian tĩnh lặng thâm trầm
bấy nhiêu. Một sự cân bằng của âm và dương, của đời và đạo... mới
hay tài hoa của ông cha ta mở lễ hội cổ truyền.
Rước sắc
Điều đặc biệt
ở lễ hội đình Dày là tục rước sắc. Ngà y xưa, mỗi làng
xây một nhà thử vọng thủ, đặt ở giữa làng. Đ ây là nơi trông
giữ sắc phong sau ngà y giã hội. Lần lượt từng là ng được cử giữ sắc
phong của thánh một năm. Đó là vinh hạnh cho cả làng. Họ quan niệm
rằng năm ấy được hầu thánh, làm ăn sẽ thịnh đạt hơn.
Đám rước sắc
về làng, người người hồ hởi trải chiếu hoa suốt từ đền đến nhà
vọng thủ. Hai bên đường cắm những cây bông, cây lộc, nhiều con giống chim,
cá, ếch, nhái đan bằng tre, giang nhuộm phẩm xanh đỏ treo dọc đườ g đi từ cây
bông này đến cây bông kia rất đẹp mắt. Đ ó là biểu hiện của sự phồn
thực, cầu mong mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi đơm hoa kết quả. Nét văn
hóa của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đ êm về, nhà vọng thủ sáng đèn tế
lễ yên vị, mọi người cảm thấy sự tốt lành yên ổn dẫn đến sự phồn thịnh.
Hội bơi
trải
Lễ hội đền Sa
Lãng năm nào cũng có bơi chải. Khúc sông Hồng trước cửa đình chợ
Dày là địa điểm cuộc bơi thi. Trong đền cứ tế lễ, ngoà i sông
bơi chải cuốn hút rất đông người xem (trong lễ, ngoà i hội). Mỗi
làng chuẩn bị một thuyền nan dà i 6m để dự thi và một thuyền nhỏ
để chèn phá đội bạn. Thuyền thi có 6 người: một người lái ở phía đuôi thuyền,
một người bơi chèo ở mũi thuyền, hai người bơi hai bên, một người đánh trống
khẩu thúc giục và một người vừa gõ thanh la vừa phất cờ đuôi nheo cổ vũ.
Người thi bơi
là nam giới khỏe mạnh, cởi trần, đóng khố, đầu chít khăn đỏ . Nhịp điệu
bơi trải hối hả theo tiếng trống, thanh la và tiếng hô to:
Tông! (trống), beng! (thanh la) bơi! những mái chèo đẩy
mạnh nước và đúng tiếng: bơi! những tiếng: Tông! Beng! Bơi! dồn dập, mau
dần khi thuyền lao tới đích. Cuộc thi bơi trải vòng ba lần qua sông nước chảy.
Trong cuộc thi, mỗi là ng dùng một thuyền nan nhỏ 3m được phép luồn lách
chèn phá thuyền thi của đội bạn, gây khó khăn cho thuyền đối thủ, tạo thuận
lợi cho thuyền thi để đội nhà thắng cuộc. Trò bơi trải diễn ra hào
hứng đẹp mắt dưới dòng sông. Trên bờ đê hàng nghìn người xem reo hò, cổ
vũ.
Hội đền Sa
Lãng còn có đấu vật, vật thờ thánh và vạt giành giải thưởng. Thổi
cơm thi trên cạn và đánh cờ người... Có lẽ, thi bơi trải là đông
vui và hối hả nhất. Bởi thế có câu: Hối hả xem bơi, tả tơi xem hội
. Các trò bơi trải, thổi cơm thi, cử người... diễn ra liên tục trong những
ngà y lễ hội. Hội đền Sa Lãng có quy mô hội vùng, hội lớn nhất ở huyện Đan Phượng ngày nay.
Lễ hội đền Bà, nữ tướng Sa Lãng năm 2013
Lễ hội đền Bà, nữ tướng Sa Lãng năm 2019
Dàn trống trong Lễ hội Đền Bà, nữ tướng Sa Lãng năm 2019
Ths Nguyễn Thy Nga tổng hợp