Danh tướng thần thoại người Hà Nội Ả Lã Nàng Đê của nhị vua Hai Bà Trưng Danh tướng thần thoại người Hà Nội Ả Lã Nàng Đê của nhị vua Hai Bà Trưng Theo thống kê gần đây nhất, thành phố Hà Nội có 45 di tích thờ Hai Bà Trưng và các tướng, trong đó, tướng ả Lã Nàng Đê được thờ tại 14 di tích gồm: Đình Lý Nhân, đình Tằng My, đình Nhạn Tái, đình Xuân Nộn (Đông Anh); Đình thôn Cam, đình Ngoài Đề Trụ, đình Nhân Lễ, đình Viên Ngoại, đình thôn Lở (Gia Lâm); Đền Hàm Rồng, đình Đại Mỗ, Đình Ngọc Trục, đình Phú Mỹ, đình Phú Thứ (Từ Liêm). 1. Truyền thuyết, thần tích về Ả Lã Nàng Đê Thư tịch ghi lại sự tích Ả Lã Nàng Đê được thờ ở Hà Nội khá phong phú. Tại đình thôn Cam, Cổ Bi, Gia Lâm, cuốn thần tích do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính (Loan) soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) cho biết: Bấy giờ ở trang Phả Lại huyện Quế Dương phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc có người họ Lã tên là Tiến, vợ tên là Triệu Thị Phụng, làm nghề đánh cá kiếm ăn ở thượng lưu sông Nguyệt Đức từ làng An Phú cho đến làng Hương La. Khi đến nơi này ông bà nghỉ lại gần ngôi miếu thờ và đều mộng thấy có thần nữ xuống giúp dân. Sau đó bà mang thai đến ngày thứ hai, tháng 2 năm Quý Mùi sinh một người con gái thiên tư đĩnh dị, tướng mạo khôi kỳ bèn đặt tên là Ả Lã. Năm 16 tuổi Ả Lã rất sáng ý, học lực ngày càng tinh thông, lại thêm có chí dũng khí phách độ lượng hơn người. Hơn nữa các thức cầm kỳ thi hoạ không có thứ nào không tinh thông... Khi ấy nào ngờ trong một đêm cả cha và mẹ nàng đều qua đời. Nàng làm lễ mai táng xong cũng là khi Trưng nữ chúa Mê Linh dấy quân phục thù dẹp giặc Tô Định. Khi Nữ chúa Trưng Trắc truyền lệnh kêu gọi tiến cử người hiền tài tinh thông văn võ tham gia quân ngũ giết giặc. Được tin này anh thư hào kiệt Ả Lã liền tuyển mộ binh mã được ngàn người, riêng ở bản trang có hơn 50 người xin theo làm gia thần. Thế rồi quan quân làm lễ tế trời đất, lễ yết bách thần, sau đó đem quân xông ra trận, quân lính kéo đi cờ xí bay rợp đường, trống chiêng dậy đất vang động như sấm. Quân bản bộ của Bà tiến đến vùng Hiệp Ký huyện Chu Diên đạo Sơn Tây để hợp quân và bàn kế tiến đánh quân địch. Bà Ả Lã mặc áo màu sặc sỡ, rồi xin với Trưng Vương cho mình làm phép tàng hình đi vào trại giặc để dò xét tình hình quân giặc Tô Định ở các thành như thế nào, sẽ quay về cấp báo. Theo thần tích của Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, Trưng nữ chúa cùng với em gái là Trưng Nhị đem quân đánh với Tô Định, chỉ một trận là bắt được Tô Định, liền đem ra chém đầu ở Ngũ Lĩnh. Sau khi Tô Định chết, quân giặc tan tác, quân ta chiếm được 65 thành trì, Trưng Vương lên ngôi vua và ban chiếu mời các tướng lĩnh về triều mở tiệc linh đình, tặng phong cho các tướng sĩ theo thứ bậc khác nhau. Trưng Nữ Vương ban cho bà Ả Lã thực ấp ở huyện Đông Ngàn. Sau đó nữ Thần tướng bái tạ trở về, cho dựng doanh sở ở trang Đường An. Một hôm bà cho mở yến tiệc rồi mời dân trang Đường An đến dự. Trong lúc đang yến ẩm, chợt thấy có một đám mây vàng từ trên trời sà xuống trước doanh sở. Bà mất ngày 2 tháng 11. Sau khi bà mất, Trưng Vương lệnh ban chiếu cho phép trang Đường An phụng thờ bà. Điện thờ danh tướng Ả Lã Nàng Đê ở đình Vân Côn Câu đối ở nghi môn đình Vân Côn: 奮莪興兵輔借徵朝忠烈將 父讎不共権威大鎮喝江門 Phấn nga hưng binh, phụ tá Trưng triều trung liệt tướng Phụ thù bất cộng, quyền uy đại trấn Hát giang môn. Dịch: Nữ dũng dấy binh, triều Trưng phò tá tướng trung liệt Thù cha không đội, trấn áp uy quyền cửa Hát giang. Câu đối khác ở đình Vân Côi: 鎮國威靈良相徴朝明大義 護民惠徳平蘇伐漢史青留 Trấn quốc uy linh, lương tướng Trưng triều minh đại nghĩa Hộ dân huệ đức, bình Tô phạt Hán sử thanh lưu. Dịch: Trấn quốc oai linh, lương tướng triều Trưng sáng đại nghĩa Hộ dân ơn đức, bình Tô đánh Hán sử xanh lưu. Sau này vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân có đến đền bà bái yết thấy hiển ứng linh dị do vậy từ đó về sau hằng năm đều được tế lễ, tặng phong là Ả Lã Nàng Đê công chúa, gia tặng là Tuệ Tĩnh phu nhân. Các sắc phục vàng, tía, đỏ, trắng đều cấm. Từ đó về sau thần rất linh ứng nên các đời vua sau đó đều phong thêm mỹ tự. Đến đời nhà Trần, quân Nguyên kéo sang xâm lược, kinh thành bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn vâng mệnh đi cầu đảo bách thần, kính xin chư vị thần linh phù trợ, khi đến đền thờ bà công chúa, thấy rất linh ứng. Sau khi dẹp xong Ô Mã Nhi, vua Trần Thái Tông bèn phong cho mĩ hiệu là Diệu Quang linh ứng. Đến khi vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa phá tan quân giặc Minh là Liễu Thăng nhà vua lại phong cho thần là: Nhan Uyển cương nghị anh linh, sắc chỉ cho trang Đường An xây miếu thờ phụng ngài, các trang ấp quanh vùng cũng lập đền thờ vọng. Đình thôn Cam còn thờ vị thái tử Chiêu Dương nhà Lý, có công dẹp giặc, làm thành hoàng cùng bà ả Lã Nàng Đê. Tại huyện Gia Lâm, đình Nhân Lễ, xã Đặng Xá, và đình ngoài thôn Đề Trụ, xã Dương Quang, từ xưa tới nay chỉ thờ duy nhất một vị thần hoàng làng là bà Ả Lã đệ nhị công chúa. Đình thôn Lở, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thờ Ả Lã Nàng Đê và Chiêu Dương Thái tử là người có công đánh đuổi giặc Xiêm xâm lược. Đình Lý Nhân, xã Dục Tú, huyện Đông Anh thờ hai chị em bà Ả Lã Nàng Đê, đại vương A Lự (Thánh Ông, Thánh Bà) và một vị hậu thần là Cao Biền làm thành hoàng. Huyện Đông Anh có đình Tằng My thuộc xã Nam Hồng, thờ 4 vị thành hoàng, trong đó 3 vị là Cao Sơn, Quý Minh, Cao Thanh thời Hùng Vương. Đình có 5 bản thần tích khác nhau, nét chung nhất của các bản thần tích này khi nói về Ả Lã Nàng Đê có thể tóm lược như sau: Ông Nguyễn Viên quê ở châu ái (Thanh Hóa - Hoằng Hóa), được giữ chức quan trưởng doanh ở Cổ Châu, Thanh Oai, có vợ là bà Trần Thị Lãm người làng Nghĩa Lộ (Hoài Đức). Ông bà sinh được một người con gái đặt tên là ả Lã (sau đổi là Đê) và một người con trai đặt tên là chàng Quốc. Hai chị em theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán, sau chết ở Cấm Khê. Thi hài ả lã theo dòng sông Hát trôi về Phú Hạng thì được dân vớt lên chôn cất và lập đền thờ. Đình Nhạn Tái Đình Nhạn Tái thuộc thôn Nhạn Tái xã Xuân Nộn, Đông Anh, đình thờ 6 vị thành hoàng là Cao Sơn đại vương, quốc vương thiên tử Nhã Lang, tiến sĩ Đỗ Nhuận, 2 vị phúc thần không rõ tên chính và bà Ả Lã Nàng Đê. Lịch sử lập làng Nhạn Tái đến nay không còn rõ, song dựa theo truyền tích dân gian và hệ thống di tích hiện còn thì có thể đoán định rằng làng Nhạn Tái đã ra đời từ rất lâu. Đình Nhạn Tái hiện nay thờ 6 vị thành hoàng làng gồm Cao Sơn Đại Vương, Quốc Vương thiên sứ Nhã Lang, Ả Lã Nàng Đê, Tiến sĩ Đỗ Nhuận, Hai vị phúc thần mỹ tự là Sùng Nghiệp An dân Đại vương và Cảm ứng Uy linh Đại vương. Đình Nhạn Tái là di tích tôn giáo tín ngưỡng truyền thống thờ các vị thần thành hoàng làng có công với dân với nước. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng, có quy mô bề thế với kiểu mái làm kiểu 4 mái, các mái trải dài và lợp ngói mũi hài. Bốn góc đao uốn cong vút nhẹ nhàng với hai mũi ngắn dài đắp nổi hai linh vật là quy, phượng. Chính giữa nóc mái đáp nổi đôi rồng lưng uốn cong mềm mại, chầu mặt trời. Đại đình gồm 5 gian 2 chái với bộ khung gỗ bề thế vững chắc. Hậu cung nối với hai gian giữa chạy dọc tạo nên kiến trúc lối chữ “Đinh”. Trang trí trên kiến trúc phong phú đa dạng với hệ thống đầu dư, đầu nghé được chạm lộng trong một khối chắc khỏe với hình đầu rồng ngậm ngọc được tạo tác công phu tỷ mỉ. Trên mỗi bộ vì đều trang trí hoa lá, vân mây mềm mại chau chuốt. Các bức cốn của đình được trang trí đậm đặc với đề tài truyền thống như tứ linh, phượng vũ, thần quy lạc thư, long mã, hà đồ, rồng cuốn thủy, sư tử hý cầu. Mặt sau của các bức cốn chạm tứ quý, các bức chạm khắc gỗ được thể hiện tài tình biểu hiện tài năng khéo léo tuyệt vời của các nghệ nhân xưa. Đáng chú ý là tại gian giữa tòa đại đình, phía trên câu đầu là màn giếng của đình như một bức tranh sơn son thiếp vàng lộng lẫy, được trang trí hình văn cánh sen, bốn góc có hình dơi và ống quyển, sách bút rất đẹp. Các hoa văn này có tính chất đề cao sự học hành đỗ đạt theo quan niệm Nho giáo xưa. Đình Nhạn Tái còn bảo lưu được nhiều di vật quý mang những giá trị nhất định về lịch sử nghệ thuật, góp phần làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc của ngôi đình. Cuốn thần phả chữ Hán và 20 đạo sắc, đạo có niên hiệu muộn nhất và Đồng Khánh thứ 2 (Đinh Hợi, 1887). Các di vật bằng gỗ có ngai thờ bài vị, sập thờ, cửa võng, kiệu bát cống, cuốn thư, hoành phi, câu đối có niên đại tạo tác thế kỷ XIX. Là một di tích được hình thành trên vùng đất cổ, đình Nhạn Tái là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng làng xã từ xưa đến nay; tôn thờ các vị thần thành hoang chính là người bảo trợ cho cuộc sống bình yên, ấm lo của dân làng. Hàng năm vào ngày 16 tháng Giêng, dân làng lại tưng bừng mở hội, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng các bậc anh hung thời tiền lịch sử. Đình đền Ngọc Trục xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm thờ thành hoàng làng là bà Ả Lã Nàng Đê và ba vị đại vương, sau thờ thêm ông Đào Trực, một vị tướng tài của Lê Hoàn. Theo truyền tích trong dân, bà Ả Lã Nàng Đê vốn là con ông Nguyễn Viên quê ở châu ái (nay là Thanh Hóa) ra Cổ Châu (nay là vùng Quốc Oai, Hà Tây) làm một chức quan nhỏ cho nhà Hán. Ông căm thù giặc Hán nên ngầm liên kết các lực lượng để chống lại bọn Tô Định, nhưng cũng như Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc), ông bị Tô Định giết hại. Ông qua đời, để lại vợ và hai người con, người con gái lớn là ả Lã (gọi là Ả Lã Nàng Đê) và một người con trai tuổi gần kề chị. Ba mẹ con tần tảo nuôi nhau. Đến tuổi trưởng thành, Ả Lã đẹp người, đẹp nết và tài giỏi lạ thường. Khi Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa, hai chị em ả Lã chiêu mộ binh lương kéo về tụ nghĩa ở cửa sông Hát. Ả Lã được phong là Phương Anh phu nhân và người em trai được phong là Quốc công. Hai người lập được công lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Khi thắng giặc Tô Định, Hai Bà Trưng ban thưởng bổng lộc, chức tước và cho về lập ấp luyện quân ở Yên Lộ (huyện Hoài Đức, Hà Tây), tại đây ả Lã dạy dân làm ăn, chăm lo cuộc sống dân chúng và luyện binh, sau này tưởng nhớ và mến mộ tài khí của bà và ba vị đại vương (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam) con của bà Ả Lã, nên dân trong vùng tôn bà là Đô hộ thành hoàng gọi là Đức Thánh Mẫu. Đình làng Đại Mỗ Theo thần tích đình Đại Mỗ thuộc xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm, thì ả Lã Nàng Đê là con gái tể tướng Lữ Gia quê ở Thiên Phúc, huyện An Sơn. Cuối thời Triệu, vua tôi nhà Hán muốn thôn tính Nam Việt, thừa tướng Lữ Gia đã chỉ huy quân sĩ giết giặc xâm lược là Hàn Thiên Thu. Mua chuộc không được, Hán Võ Đế sai tướng Bác Đức và Dương Phác đem quân xâm lược nước ta. Tướng Lữ Gia tổ chức kháng chiến chống lại, sau bị giặc bắt và sát hại. Ả Lã Nàng Đê đến tuổi trưởng thành, tiếp thu tinh thần của cha, đã đứng ra chiêu mộ dân binh, tụ nghĩa ở sông Hát cùng Hai Bà Trưng. Sau Ả Lã Nàng Đê được Hai Bà Trưng ban tước lộc và cho về lập ấp luyện quân ở cửa sông Đáy. Ba năm sau Mã Viện đem quân tiến đánh, Ả Lã Nàng Đê tham gia chiến đấu trận Lãng Bạc và Cấm Khê, cuối cùng bà trầm mình ở sông Hát. Đình Đại Mỗ thờ Ả Lã Nàng Đê và ba vị đại vương là người làng thuộc dòng họ Nguyễn Quý. Đình Phú Thứ thuộc thôn Phú Thứ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm vốn ban đầu thờ Thủy Hải Long Vương và ả Lã Nàng Đê, sau thờ thêm ba vị quan là người địa phương thuộc dòng họ Nguyễn Quý. Đình Phú Mỹ thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thờ ả Lã Nàng Đê, Lý Nam Đế và Lý Phật Tử. 2. Sắc phong và di vật lịch sử đi cùng Khảo sát những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê thuộc địa phận Hà Nội, chúng tôi thấy về mặt số lượng, các sắc phong và di vật không thật phong phú như vùng Hà Tây. Hơn nữa, do đặc thù tại các di tích là tướng ả Lã Nàng Đê được phối thờ với những vị linh thần khác nên nội dung sắc phong thường không phản ánh sự tách bạch trong việc thờ phụng. Chủ yếu các triều đại phong kiến phong chung các vị thành hoàng ở địa phương, trong đó có bà Ả Lã Nàng Đê. Trải qua thiên tai và địch họa, gần đây nhất là khoảng những năm cuối thập niên 40 (thế kỷ XX), nhiều đình, đền đã bị giặc Pháp triệt hạ, do đó, phần lớn sắc phong và đồ thờ tự bị hư hại, bị đốt phá, đánh cắp. Sắc phong cổ nhất hiện còn được biết phong cho bà Ả Lã Nàng Đê là năm 1670 (Cảnh Trị thứ 8) và muộn nhất là năm 1924 (Khải Định thứ 9). Điều này chứng tỏ việc phong thần cho ả Lã Nàng Đê đã được các triều đại phong kiến thực hiện từ sớm. Những di vật phụ thuộc hiện còn tại những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê cũng khá phong phú về loại hình và chất liệu chế tác như đồ gỗ, đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, sứ, vải, lụa, giấy.v.v… song số lượng không nhiều và chủ yếu làm trong thế kỷ XIX và XX, rất ít di vật từ thế kỷ XVIII. 3. Những huyền thoại đáng chủ ý Ả Lã Nàng Đê là một vị nữ tướng anh hùng trong cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Việc thờ phụng nhân vật này xuất hiện ở cư dân dọc sông Đáy và sông Hồng. ở địa phận Hà Nội, ả lã Nàng Đê được thờ tại 14 di tích là số lượng cũng tương đối tập trung. Thông qua mật độ di tích, chúng ta có thể thấy một số nét như sau: Hà Nội nằm trong địa bàn diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa Hai Bà Trưng, các tướng lĩnh và nhân dân với kẻ thù phương Bắc. Nơi diễn ra cuộc chiến phải chăng hiện tại là địa giới các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm. Quá trình linh thiêng hóa đã đưa Ả Lã Nàng Đê, từ một nhân vật lịch sử, một vị tướng của Hai Bà Trưng trở thành nhân vật tín ngưỡng - một phúc thần, một thành hoàng làng của nhiều làng xã thuộc ngoại thành Hà Nội. Việc thờ phụng Ả Lã Nàng Đê thường được phối tự với nhiều thần khác. Có thể là thần dưới thời các vua Hùng, thần là tướng thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Lê hay là người tại địa phương đó. Cũng có di tích, ả lã Nàng Đê được đồng thờ phụng với nhiên thần (thần nước) hoặc được thờ cùng người em trai của mình (A Lự) để trở thành một cặp Thánh Ông - Thánh Bà. Hơn nữa, 3 người con của bà Ả Lã Nàng Đê cũng được thờ phụng cùng với bà. Truyền thuyết, thần tích về danh tướng Ả Lã Nàng Đê phản ánh sắc thái địa phương. Tìm hiểu việc thờ phụng ả Lã Nàng Đê theo 3 cụm di tích Đông Anh, Gia Lâm và Từ Liêm, ta sẽ thấy màu sắc địa phương được phản ánh khá rõ nét qua thần phả và những truyền thuyết hiện còn lưu giữ tại địa phương. Nhìn chung, nhân vật chính vẫn được xây dựng theo một cốt truyện gồm các chặng là sinh nở kỳ lạ, lớn lên thông minh giỏi giang, biến cố gia đình xảy ra, theo Hai Bà Trưng đánh giặc lập được công lao, được ban thưởng, sau tự nhiên hóa hoặc mất trong khi giao chiến với quân thù, được người dân địa phương và quanh vùng thờ phụng, trải qua nhiều triều đại đều rất linh thiêng…. Dẫu vậy, những chi tiết cá biệt mang màu sắc địa phương nhằm thể hiện ý nguyện người dân cũng đem lại giá trị văn hóa cho một số bản thần tích bên cạnh giá trị thẩm mỹ đặc sắc. Điển hình là nữ tướng Ả Lã Nàng Đê có nhiều nguồn gốc huyền thoại như con gái vợ chồng người đánh cá (Đình thôn Cam - Gia Lâm, đình Lý Nhân - Đông Anh), con một vị quan quê ở châu ái (Đình Tằng My - Đông Anh, đền Ngọc Trục - Từ Liêm), con gái một vị tể tướng (Đình Đại Mỗ - Từ Liêm). Chi tiết Ả Lã và chàng A Lự trở thành Thánh Bà, Thánh Ông được nhân dân xã Lý Nhân (Đông Anh) thờ làm thành hoàng mới thấy lần đầu tiên xuất hiện trong các thần tích thần phả viết về Ả Lã Nàng Đê trong địa bàn Hà Nội. Đình Nhân Lễ và đình Ngoài thôn Đề Trụ ở Gia Lâm là hai di tích chỉ thờ bà ả Lã Nàng Đê làm thành hoàng (không phối thờ như ở các di tích khác) cũng là điểm khác biệt. Hai di tích này kết chạ với nhau từ lâu, tình cảm rất hữu hảo. Anh thư hào kiệt Lã Nàng Đê là người con gái xinh đẹp, tài trí giỏi giang, nhưng không thấy bản ghi nào nói bà đã lấy chồng. Tại đền Ngọc Trục xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm xuất hiện chi tiết bà Ả Lã Nàng Đê có ba người con trai tài giỏi, sau cả bốn mẹ con bà đều được triều đình sắc phong làm thần hoàng làng, được người dân Đại Mỗ thờ phụng từ lâu. Các di tích thờ Ả Lã Nàng Đê tại Hà Nội cũng như những di tích thờ các tướng khác của Hai Bà Trưng đều có những lễ hội gắn với những ngày lễ tưởng niệm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Nhìn chung, lễ hội và những lễ thức, nghi lễ diễn ra ở những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê có nhiều nét tương đồng với những lễ hội xuân thu nhị kỳ thuộc vùng ngoại thành Hà Nội. Do vị thế địa lý và kinh tế, văn hóa nên có thể thấy những lễ hội gắn với di tích thờ Ả Lã Nàng Đê khá long trọng, thậm chí một số nơi tổ chức tương đối quy mô nhưng nhìn chung còn kém phần đặc sắc, chưa nổi rõ cái riêng ở từng địa phương. Do vậy sự thu hút du khách thập phương, các khách tham quan du lịch còn rất hạn chế. Một lý do khác cũng cần lưu ý là trong 14 di tích thờ Ả Lã Nàng Đê, mới có đình Lý Nhân, đình Nhạn Tái, đình Xuân Nộn (Đông Anh), đình Đại Mỗ, đình Ngọc Trục, đình Phú Mỹ, đình Phú Thứ (Từ Liêm), đình Thôn Cam (Gia Lâm) được công nhận di tích lịch sử văn hóa (3). 6 đình, đền còn lại hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức làm hồ sơ nên phần nào giá trị và ảnh hưởng của di tích cũng còn hạn hẹp. Có lẽ đó cũng là một lý do khiến di tích và lễ hội gắn với Ả Lã Nàng Đê tại Hà Nội chưa có sức vươn xa, toả rộng trong những ngày hội xuân, thu? Tuy công việc sưu tầm, nghiên cứu đã diễn ra suốt mấy thập kỷ (chủ yếu rầm rộ từ đầu thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước), song khối lượng công việc cần phải quan tâm vẫn còn rất lớn. Nhiều di tích, lễ hội, lễ thức và những bí ẩn về cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo diễn ra cách nay gần 2000 năm chưa có lời giải đáp cả về phương diện khoa học lịch sử lẫn khoa học văn hóa. Vì thế, công tác thu thập, thống kê, nghiên cứu những di tích thờ phụng Hai Bà Trưng và các tướng rất cần được giới sưu tầm, nghiên cứu văn hóa quan tâm bổ sung. Nguồn: Hoàng Thành Thăng Long; Di tích thờ danh tướng Ả Lã Nàng Đê Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Theo thống kê gần đây nhất, thành phố Hà Nội có 45 di tích thờ Hai Bà Trưng và các tướng, trong đó, tướng ả Lã Nàng Đê được thờ tại 14 di tích gồm: Đình Lý Nhân, đình Tằng My, đình Nhạn Tái, đình Xuân Nộn (Đông Anh); Đình thôn Cam, đình Ngoài Đề Trụ, đình Nhân Lễ, đình Viên Ngoại, đình thôn Lở (Gia Lâm); Đền Hàm Rồng, đình Đại Mỗ, Đình Ngọc Trục, đình Phú Mỹ, đình Phú Thứ (Từ Liêm). 1. Truyền thuyết, thần tích về Ả Lã Nàng Đê Thư tịch ghi lại sự tích Ả Lã Nàng Đê được thờ ở Hà Nội khá phong phú. Tại đình thôn Cam, Cổ Bi, Gia Lâm, cuốn thần tích do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính (Loan) soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) cho biết: Bấy giờ ở trang Phả Lại huyện Quế Dương phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc có người họ Lã tên là Tiến, vợ tên là Triệu Thị Phụng, làm nghề đánh cá kiếm ăn ở thượng lưu sông Nguyệt Đức từ làng An Phú cho đến làng Hương La. Khi đến nơi này ông bà nghỉ lại gần ngôi miếu thờ và đều mộng thấy có thần nữ xuống giúp dân. Sau đó bà mang thai đến ngày thứ hai, tháng 2 năm Quý Mùi sinh một người con gái thiên tư đĩnh dị, tướng mạo khôi kỳ bèn đặt tên là Ả Lã. Năm 16 tuổi Ả Lã rất sáng ý, học lực ngày càng tinh thông, lại thêm có chí dũng khí phách độ lượng hơn người. Hơn nữa các thức cầm kỳ thi hoạ không có thứ nào không tinh thông... Khi ấy nào ngờ trong một đêm cả cha và mẹ nàng đều qua đời. Nàng làm lễ mai táng xong cũng là khi Trưng nữ chúa Mê Linh dấy quân phục thù dẹp giặc Tô Định. Khi Nữ chúa Trưng Trắc truyền lệnh kêu gọi tiến cử người hiền tài tinh thông văn võ tham gia quân ngũ giết giặc. Được tin này anh thư hào kiệt Ả Lã liền tuyển mộ binh mã được ngàn người, riêng ở bản trang có hơn 50 người xin theo làm gia thần. Thế rồi quan quân làm lễ tế trời đất, lễ yết bách thần, sau đó đem quân xông ra trận, quân lính kéo đi cờ xí bay rợp đường, trống chiêng dậy đất vang động như sấm. Quân bản bộ của Bà tiến đến vùng Hiệp Ký huyện Chu Diên đạo Sơn Tây để hợp quân và bàn kế tiến đánh quân địch. Bà Ả Lã mặc áo màu sặc sỡ, rồi xin với Trưng Vương cho mình làm phép tàng hình đi vào trại giặc để dò xét tình hình quân giặc Tô Định ở các thành như thế nào, sẽ quay về cấp báo. Theo thần tích của Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, Trưng nữ chúa cùng với em gái là Trưng Nhị đem quân đánh với Tô Định, chỉ một trận là bắt được Tô Định, liền đem ra chém đầu ở Ngũ Lĩnh. Sau khi Tô Định chết, quân giặc tan tác, quân ta chiếm được 65 thành trì, Trưng Vương lên ngôi vua và ban chiếu mời các tướng lĩnh về triều mở tiệc linh đình, tặng phong cho các tướng sĩ theo thứ bậc khác nhau. Trưng Nữ Vương ban cho bà Ả Lã thực ấp ở huyện Đông Ngàn. Sau đó nữ Thần tướng bái tạ trở về, cho dựng doanh sở ở trang Đường An. Một hôm bà cho mở yến tiệc rồi mời dân trang Đường An đến dự. Trong lúc đang yến ẩm, chợt thấy có một đám mây vàng từ trên trời sà xuống trước doanh sở. Bà mất ngày 2 tháng 11. Sau khi bà mất, Trưng Vương lệnh ban chiếu cho phép trang Đường An phụng thờ bà. Điện thờ danh tướng Ả Lã Nàng Đê ở đình Vân Côn Câu đối ở nghi môn đình Vân Côn: 奮莪興兵輔借徵朝忠烈將 父讎不共権威大鎮喝江門 Phấn nga hưng binh, phụ tá Trưng triều trung liệt tướng Phụ thù bất cộng, quyền uy đại trấn Hát giang môn. Dịch: Nữ dũng dấy binh, triều Trưng phò tá tướng trung liệt Thù cha không đội, trấn áp uy quyền cửa Hát giang. Câu đối khác ở đình Vân Côi: 鎮國威靈良相徴朝明大義 護民惠徳平蘇伐漢史青留 Trấn quốc uy linh, lương tướng Trưng triều minh đại nghĩa Hộ dân huệ đức, bình Tô phạt Hán sử thanh lưu. Dịch: Trấn quốc oai linh, lương tướng triều Trưng sáng đại nghĩa Hộ dân ơn đức, bình Tô đánh Hán sử xanh lưu. Sau này vua Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân có đến đền bà bái yết thấy hiển ứng linh dị do vậy từ đó về sau hằng năm đều được tế lễ, tặng phong là Ả Lã Nàng Đê công chúa, gia tặng là Tuệ Tĩnh phu nhân. Các sắc phục vàng, tía, đỏ, trắng đều cấm. Từ đó về sau thần rất linh ứng nên các đời vua sau đó đều phong thêm mỹ tự. Đến đời nhà Trần, quân Nguyên kéo sang xâm lược, kinh thành bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn vâng mệnh đi cầu đảo bách thần, kính xin chư vị thần linh phù trợ, khi đến đền thờ bà công chúa, thấy rất linh ứng. Sau khi dẹp xong Ô Mã Nhi, vua Trần Thái Tông bèn phong cho mĩ hiệu là Diệu Quang linh ứng. Đến khi vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa phá tan quân giặc Minh là Liễu Thăng nhà vua lại phong cho thần là: Nhan Uyển cương nghị anh linh, sắc chỉ cho trang Đường An xây miếu thờ phụng ngài, các trang ấp quanh vùng cũng lập đền thờ vọng. Đình thôn Cam còn thờ vị thái tử Chiêu Dương nhà Lý, có công dẹp giặc, làm thành hoàng cùng bà ả Lã Nàng Đê. Tại huyện Gia Lâm, đình Nhân Lễ, xã Đặng Xá, và đình ngoài thôn Đề Trụ, xã Dương Quang, từ xưa tới nay chỉ thờ duy nhất một vị thần hoàng làng là bà Ả Lã đệ nhị công chúa. Đình thôn Lở, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thờ Ả Lã Nàng Đê và Chiêu Dương Thái tử là người có công đánh đuổi giặc Xiêm xâm lược. Đình Lý Nhân, xã Dục Tú, huyện Đông Anh thờ hai chị em bà Ả Lã Nàng Đê, đại vương A Lự (Thánh Ông, Thánh Bà) và một vị hậu thần là Cao Biền làm thành hoàng. Huyện Đông Anh có đình Tằng My thuộc xã Nam Hồng, thờ 4 vị thành hoàng, trong đó 3 vị là Cao Sơn, Quý Minh, Cao Thanh thời Hùng Vương. Đình có 5 bản thần tích khác nhau, nét chung nhất của các bản thần tích này khi nói về Ả Lã Nàng Đê có thể tóm lược như sau: Ông Nguyễn Viên quê ở châu ái (Thanh Hóa - Hoằng Hóa), được giữ chức quan trưởng doanh ở Cổ Châu, Thanh Oai, có vợ là bà Trần Thị Lãm người làng Nghĩa Lộ (Hoài Đức). Ông bà sinh được một người con gái đặt tên là ả Lã (sau đổi là Đê) và một người con trai đặt tên là chàng Quốc. Hai chị em theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán, sau chết ở Cấm Khê. Thi hài ả lã theo dòng sông Hát trôi về Phú Hạng thì được dân vớt lên chôn cất và lập đền thờ. Đình Nhạn Tái Đình Nhạn Tái thuộc thôn Nhạn Tái xã Xuân Nộn, Đông Anh, đình thờ 6 vị thành hoàng là Cao Sơn đại vương, quốc vương thiên tử Nhã Lang, tiến sĩ Đỗ Nhuận, 2 vị phúc thần không rõ tên chính và bà Ả Lã Nàng Đê. Lịch sử lập làng Nhạn Tái đến nay không còn rõ, song dựa theo truyền tích dân gian và hệ thống di tích hiện còn thì có thể đoán định rằng làng Nhạn Tái đã ra đời từ rất lâu. Đình Nhạn Tái hiện nay thờ 6 vị thành hoàng làng gồm Cao Sơn Đại Vương, Quốc Vương thiên sứ Nhã Lang, Ả Lã Nàng Đê, Tiến sĩ Đỗ Nhuận, Hai vị phúc thần mỹ tự là Sùng Nghiệp An dân Đại vương và Cảm ứng Uy linh Đại vương. Đình Nhạn Tái là di tích tôn giáo tín ngưỡng truyền thống thờ các vị thần thành hoàng làng có công với dân với nước. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng, có quy mô bề thế với kiểu mái làm kiểu 4 mái, các mái trải dài và lợp ngói mũi hài. Bốn góc đao uốn cong vút nhẹ nhàng với hai mũi ngắn dài đắp nổi hai linh vật là quy, phượng. Chính giữa nóc mái đáp nổi đôi rồng lưng uốn cong mềm mại, chầu mặt trời. Đại đình gồm 5 gian 2 chái với bộ khung gỗ bề thế vững chắc. Hậu cung nối với hai gian giữa chạy dọc tạo nên kiến trúc lối chữ “Đinh”. Trang trí trên kiến trúc phong phú đa dạng với hệ thống đầu dư, đầu nghé được chạm lộng trong một khối chắc khỏe với hình đầu rồng ngậm ngọc được tạo tác công phu tỷ mỉ. Trên mỗi bộ vì đều trang trí hoa lá, vân mây mềm mại chau chuốt. Các bức cốn của đình được trang trí đậm đặc với đề tài truyền thống như tứ linh, phượng vũ, thần quy lạc thư, long mã, hà đồ, rồng cuốn thủy, sư tử hý cầu. Mặt sau của các bức cốn chạm tứ quý, các bức chạm khắc gỗ được thể hiện tài tình biểu hiện tài năng khéo léo tuyệt vời của các nghệ nhân xưa. Đáng chú ý là tại gian giữa tòa đại đình, phía trên câu đầu là màn giếng của đình như một bức tranh sơn son thiếp vàng lộng lẫy, được trang trí hình văn cánh sen, bốn góc có hình dơi và ống quyển, sách bút rất đẹp. Các hoa văn này có tính chất đề cao sự học hành đỗ đạt theo quan niệm Nho giáo xưa. Đình Nhạn Tái còn bảo lưu được nhiều di vật quý mang những giá trị nhất định về lịch sử nghệ thuật, góp phần làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc của ngôi đình. Cuốn thần phả chữ Hán và 20 đạo sắc, đạo có niên hiệu muộn nhất và Đồng Khánh thứ 2 (Đinh Hợi, 1887). Các di vật bằng gỗ có ngai thờ bài vị, sập thờ, cửa võng, kiệu bát cống, cuốn thư, hoành phi, câu đối có niên đại tạo tác thế kỷ XIX. Là một di tích được hình thành trên vùng đất cổ, đình Nhạn Tái là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng làng xã từ xưa đến nay; tôn thờ các vị thần thành hoang chính là người bảo trợ cho cuộc sống bình yên, ấm lo của dân làng. Hàng năm vào ngày 16 tháng Giêng, dân làng lại tưng bừng mở hội, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng các bậc anh hung thời tiền lịch sử. Đình đền Ngọc Trục xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm thờ thành hoàng làng là bà Ả Lã Nàng Đê và ba vị đại vương, sau thờ thêm ông Đào Trực, một vị tướng tài của Lê Hoàn. Theo truyền tích trong dân, bà Ả Lã Nàng Đê vốn là con ông Nguyễn Viên quê ở châu ái (nay là Thanh Hóa) ra Cổ Châu (nay là vùng Quốc Oai, Hà Tây) làm một chức quan nhỏ cho nhà Hán. Ông căm thù giặc Hán nên ngầm liên kết các lực lượng để chống lại bọn Tô Định, nhưng cũng như Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc), ông bị Tô Định giết hại. Ông qua đời, để lại vợ và hai người con, người con gái lớn là ả Lã (gọi là Ả Lã Nàng Đê) và một người con trai tuổi gần kề chị. Ba mẹ con tần tảo nuôi nhau. Đến tuổi trưởng thành, Ả Lã đẹp người, đẹp nết và tài giỏi lạ thường. Khi Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa, hai chị em ả Lã chiêu mộ binh lương kéo về tụ nghĩa ở cửa sông Hát. Ả Lã được phong là Phương Anh phu nhân và người em trai được phong là Quốc công. Hai người lập được công lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Khi thắng giặc Tô Định, Hai Bà Trưng ban thưởng bổng lộc, chức tước và cho về lập ấp luyện quân ở Yên Lộ (huyện Hoài Đức, Hà Tây), tại đây ả Lã dạy dân làm ăn, chăm lo cuộc sống dân chúng và luyện binh, sau này tưởng nhớ và mến mộ tài khí của bà và ba vị đại vương (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam) con của bà Ả Lã, nên dân trong vùng tôn bà là Đô hộ thành hoàng gọi là Đức Thánh Mẫu. Đình làng Đại Mỗ Theo thần tích đình Đại Mỗ thuộc xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm, thì ả Lã Nàng Đê là con gái tể tướng Lữ Gia quê ở Thiên Phúc, huyện An Sơn. Cuối thời Triệu, vua tôi nhà Hán muốn thôn tính Nam Việt, thừa tướng Lữ Gia đã chỉ huy quân sĩ giết giặc xâm lược là Hàn Thiên Thu. Mua chuộc không được, Hán Võ Đế sai tướng Bác Đức và Dương Phác đem quân xâm lược nước ta. Tướng Lữ Gia tổ chức kháng chiến chống lại, sau bị giặc bắt và sát hại. Ả Lã Nàng Đê đến tuổi trưởng thành, tiếp thu tinh thần của cha, đã đứng ra chiêu mộ dân binh, tụ nghĩa ở sông Hát cùng Hai Bà Trưng. Sau Ả Lã Nàng Đê được Hai Bà Trưng ban tước lộc và cho về lập ấp luyện quân ở cửa sông Đáy. Ba năm sau Mã Viện đem quân tiến đánh, Ả Lã Nàng Đê tham gia chiến đấu trận Lãng Bạc và Cấm Khê, cuối cùng bà trầm mình ở sông Hát. Đình Đại Mỗ thờ Ả Lã Nàng Đê và ba vị đại vương là người làng thuộc dòng họ Nguyễn Quý. Đình Phú Thứ thuộc thôn Phú Thứ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm vốn ban đầu thờ Thủy Hải Long Vương và ả Lã Nàng Đê, sau thờ thêm ba vị quan là người địa phương thuộc dòng họ Nguyễn Quý. Đình Phú Mỹ thuộc thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thờ ả Lã Nàng Đê, Lý Nam Đế và Lý Phật Tử. 2. Sắc phong và di vật lịch sử đi cùng Khảo sát những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê thuộc địa phận Hà Nội, chúng tôi thấy về mặt số lượng, các sắc phong và di vật không thật phong phú như vùng Hà Tây. Hơn nữa, do đặc thù tại các di tích là tướng ả Lã Nàng Đê được phối thờ với những vị linh thần khác nên nội dung sắc phong thường không phản ánh sự tách bạch trong việc thờ phụng. Chủ yếu các triều đại phong kiến phong chung các vị thành hoàng ở địa phương, trong đó có bà Ả Lã Nàng Đê. Trải qua thiên tai và địch họa, gần đây nhất là khoảng những năm cuối thập niên 40 (thế kỷ XX), nhiều đình, đền đã bị giặc Pháp triệt hạ, do đó, phần lớn sắc phong và đồ thờ tự bị hư hại, bị đốt phá, đánh cắp. Sắc phong cổ nhất hiện còn được biết phong cho bà Ả Lã Nàng Đê là năm 1670 (Cảnh Trị thứ 8) và muộn nhất là năm 1924 (Khải Định thứ 9). Điều này chứng tỏ việc phong thần cho ả Lã Nàng Đê đã được các triều đại phong kiến thực hiện từ sớm. Những di vật phụ thuộc hiện còn tại những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê cũng khá phong phú về loại hình và chất liệu chế tác như đồ gỗ, đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, sứ, vải, lụa, giấy.v.v… song số lượng không nhiều và chủ yếu làm trong thế kỷ XIX và XX, rất ít di vật từ thế kỷ XVIII. 3. Những huyền thoại đáng chủ ý Ả Lã Nàng Đê là một vị nữ tướng anh hùng trong cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Việc thờ phụng nhân vật này xuất hiện ở cư dân dọc sông Đáy và sông Hồng. ở địa phận Hà Nội, ả lã Nàng Đê được thờ tại 14 di tích là số lượng cũng tương đối tập trung. Thông qua mật độ di tích, chúng ta có thể thấy một số nét như sau: Hà Nội nằm trong địa bàn diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa Hai Bà Trưng, các tướng lĩnh và nhân dân với kẻ thù phương Bắc. Nơi diễn ra cuộc chiến phải chăng hiện tại là địa giới các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm. Quá trình linh thiêng hóa đã đưa Ả Lã Nàng Đê, từ một nhân vật lịch sử, một vị tướng của Hai Bà Trưng trở thành nhân vật tín ngưỡng - một phúc thần, một thành hoàng làng của nhiều làng xã thuộc ngoại thành Hà Nội. Việc thờ phụng Ả Lã Nàng Đê thường được phối tự với nhiều thần khác. Có thể là thần dưới thời các vua Hùng, thần là tướng thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Lê hay là người tại địa phương đó. Cũng có di tích, ả lã Nàng Đê được đồng thờ phụng với nhiên thần (thần nước) hoặc được thờ cùng người em trai của mình (A Lự) để trở thành một cặp Thánh Ông - Thánh Bà. Hơn nữa, 3 người con của bà Ả Lã Nàng Đê cũng được thờ phụng cùng với bà. Truyền thuyết, thần tích về danh tướng Ả Lã Nàng Đê phản ánh sắc thái địa phương. Tìm hiểu việc thờ phụng ả Lã Nàng Đê theo 3 cụm di tích Đông Anh, Gia Lâm và Từ Liêm, ta sẽ thấy màu sắc địa phương được phản ánh khá rõ nét qua thần phả và những truyền thuyết hiện còn lưu giữ tại địa phương. Nhìn chung, nhân vật chính vẫn được xây dựng theo một cốt truyện gồm các chặng là sinh nở kỳ lạ, lớn lên thông minh giỏi giang, biến cố gia đình xảy ra, theo Hai Bà Trưng đánh giặc lập được công lao, được ban thưởng, sau tự nhiên hóa hoặc mất trong khi giao chiến với quân thù, được người dân địa phương và quanh vùng thờ phụng, trải qua nhiều triều đại đều rất linh thiêng…. Dẫu vậy, những chi tiết cá biệt mang màu sắc địa phương nhằm thể hiện ý nguyện người dân cũng đem lại giá trị văn hóa cho một số bản thần tích bên cạnh giá trị thẩm mỹ đặc sắc. Điển hình là nữ tướng Ả Lã Nàng Đê có nhiều nguồn gốc huyền thoại như con gái vợ chồng người đánh cá (Đình thôn Cam - Gia Lâm, đình Lý Nhân - Đông Anh), con một vị quan quê ở châu ái (Đình Tằng My - Đông Anh, đền Ngọc Trục - Từ Liêm), con gái một vị tể tướng (Đình Đại Mỗ - Từ Liêm). Chi tiết Ả Lã và chàng A Lự trở thành Thánh Bà, Thánh Ông được nhân dân xã Lý Nhân (Đông Anh) thờ làm thành hoàng mới thấy lần đầu tiên xuất hiện trong các thần tích thần phả viết về Ả Lã Nàng Đê trong địa bàn Hà Nội. Đình Nhân Lễ và đình Ngoài thôn Đề Trụ ở Gia Lâm là hai di tích chỉ thờ bà ả Lã Nàng Đê làm thành hoàng (không phối thờ như ở các di tích khác) cũng là điểm khác biệt. Hai di tích này kết chạ với nhau từ lâu, tình cảm rất hữu hảo. Anh thư hào kiệt Lã Nàng Đê là người con gái xinh đẹp, tài trí giỏi giang, nhưng không thấy bản ghi nào nói bà đã lấy chồng. Tại đền Ngọc Trục xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm xuất hiện chi tiết bà Ả Lã Nàng Đê có ba người con trai tài giỏi, sau cả bốn mẹ con bà đều được triều đình sắc phong làm thần hoàng làng, được người dân Đại Mỗ thờ phụng từ lâu. Các di tích thờ Ả Lã Nàng Đê tại Hà Nội cũng như những di tích thờ các tướng khác của Hai Bà Trưng đều có những lễ hội gắn với những ngày lễ tưởng niệm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Nhìn chung, lễ hội và những lễ thức, nghi lễ diễn ra ở những di tích thờ Ả Lã Nàng Đê có nhiều nét tương đồng với những lễ hội xuân thu nhị kỳ thuộc vùng ngoại thành Hà Nội. Do vị thế địa lý và kinh tế, văn hóa nên có thể thấy những lễ hội gắn với di tích thờ Ả Lã Nàng Đê khá long trọng, thậm chí một số nơi tổ chức tương đối quy mô nhưng nhìn chung còn kém phần đặc sắc, chưa nổi rõ cái riêng ở từng địa phương. Do vậy sự thu hút du khách thập phương, các khách tham quan du lịch còn rất hạn chế. Một lý do khác cũng cần lưu ý là trong 14 di tích thờ Ả Lã Nàng Đê, mới có đình Lý Nhân, đình Nhạn Tái, đình Xuân Nộn (Đông Anh), đình Đại Mỗ, đình Ngọc Trục, đình Phú Mỹ, đình Phú Thứ (Từ Liêm), đình Thôn Cam (Gia Lâm) được công nhận di tích lịch sử văn hóa (3). 6 đình, đền còn lại hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức làm hồ sơ nên phần nào giá trị và ảnh hưởng của di tích cũng còn hạn hẹp. Có lẽ đó cũng là một lý do khiến di tích và lễ hội gắn với Ả Lã Nàng Đê tại Hà Nội chưa có sức vươn xa, toả rộng trong những ngày hội xuân, thu? Tuy công việc sưu tầm, nghiên cứu đã diễn ra suốt mấy thập kỷ (chủ yếu rầm rộ từ đầu thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước), song khối lượng công việc cần phải quan tâm vẫn còn rất lớn. Nhiều di tích, lễ hội, lễ thức và những bí ẩn về cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo diễn ra cách nay gần 2000 năm chưa có lời giải đáp cả về phương diện khoa học lịch sử lẫn khoa học văn hóa. Vì thế, công tác thu thập, thống kê, nghiên cứu những di tích thờ phụng Hai Bà Trưng và các tướng rất cần được giới sưu tầm, nghiên cứu văn hóa quan tâm bổ sung.Nguồn: Hoàng Thành Thăng Long; Di tích thờ danh tướng Ả Lã Nàng Đê Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Trở về đầu trang Ả Lã Nàng Đê danh tướng huyền thoại thần tường Hai Bà Trưng 3 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10