Đền An Biên Đông Triều, nơi thờ phụng Thánh Chân Công Chúa Đền An Biên Đông Triều, nơi thờ phụng Thánh Chân Công Chúa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) là nơi tưởng nhớ một danh tướng có tài trong thời kì Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) là nơi tưởng nhớ một danh tướng có tài trong thời kì Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Với niềm tin tâm linh của người Việt “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (người tài giỏi mất đi, tinh thần ấy trở thành thần thánh) nên nhân dân luôn coi các vị anh hùng dân tộc là các vị thần cứu tinh, giúp dân ta chiến thắng thiên tai địch họa và giặc ngoại xâm phương Bắc. Hiện nay, Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều đã tiến hành lập Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân), xã Thủy An, thị xã Đông Triều và đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt (tháng 3/2016). Việc bảo quản, tu bổ Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) có ý nghĩa rất lớn nhằm tôn vinh người nữ anh hùng đã có công với đất nước, vừa để giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường cho các thế hệ mai sau, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) tập trung đầu tư các hạng mục: Đền chính, Tượng nữ tướng Lê Chân, Nhà bia liệt sĩ, Bình phong, cổng chính đền, cổng phụ đền, Nhà Ban quản lý di tích, Nhà sắp lễ, Am hóa vàng, Nhà vệ sinh, Chòi nghỉ, Tường rào, Lan can đá, Bãi đỗ xe phía Đông Bắc, Sân Lễ hội, Bãi đỗ xe phía Tây Nam. Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch tâm linh và du lịch thắng cảnh ở Đông Triều; hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa du lịch của địa phương. Sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia, Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều kiện toàn lại Ban quản lý di tích nhằm phát huy tốt nhất giá trị di tích. Ban quản lý di tích gồm đầy đủ các thành phần và đại diện cho những người cao tuổi am hiểu về lịch sử địa phương để phát huy tốt nhất giá trị của di tích lịch sử đặc biệt. Di tích Đền An Biên, Đông Triều được đầu tư tôn tạo đáp ứng nhu cầu thờ phụng nữ tướng Lê Chân, do các ngày lễ của đền đều gắn liền với ngày sinh, ngày mất và ngày chiến thắng của bà. Mỗi năm di tích có ba ngày lễ lớn: ngày mùng 8 tháng 2 (âm lịch) - ngày sinh của bà, ngày 25 tháng 12 (âm lịch) - ngày mất của bà, ngày 15 tháng 8 (âm lịch) - ngày thắng trận. Ngày xưa, lễ hội được tổ chức công phu, có lễ rước thần và diễn lại công trạng hành binh đánh trận phá giặc của thần và của quân dân ta. Quan trọng nhất trong lễ hội là lễ tế thần, đây là cuộc diễu lễ, dâng lễ vật, đọc chúc văn tỏ ý kính trọng biết ơn thần, cầu xin thần ban tốt lành mới. Tế thần là sự giao cảm giữa người và thần, là hoạt động thiêng liêng nhất mở đầu lễ hội. Trong một thời gian dài do điều kiện kinh tế khó khăn và chiến tranh tàn phá, đền bị hư hỏng nên lễ hội Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) không được duy trì. Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nên hàng năm vào những ngày này, UBND xã Thủy An, thị xã Đông Triều đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm. Riêng ngày 8 tháng 2, ngoài phần lễ được tổ chức rất trang nghiêm còn có phần hội với nhiều hoạt động vui chơi bổ ích và lý thú, đặc biệt còn có các hình thức múa võ và đánh vật… thể hiện được các hình thức tập luyện quân sĩ của bà Lê Chân. Những ngày lễ hội, nhân dân trong vùng và khách thập phương về đây dâng hương tưởng niệm người nữ anh hùng đã góp phần dựng nên truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam và cũng là một người con kiên trung của quê hương Đông Triều - Quảng Ninh. Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) còn là nơi Ủy ban nhân dân xã Thủy An thường xuyên tổ chức các ngày lễ báo công và phát động thi đua trong nhân dân toàn xã. Ngôi đền đã thực sự trở thành địa điểm giáo dục truyền thống quý báu của địa phương. Lễ hội Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) được tổ chức hàng năm thực sự tạo ra một không gian văn hóa lành mạnh có tính giáo dục cao, là dịp gắn bó cộng đồng tạo nên sự đoàn kết thống nhất các thành viên trong xã hội và đặc biệt là tỏ rõ được lòng biết ơn của các thế hệ cháu con đối với người có công với đất nước. Ths Nguyễn Thy Ngà Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) là nơi tưởng nhớ một danh tướng có tài trong thời kì Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) là nơi tưởng nhớ một danh tướng có tài trong thời kì Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Với niềm tin tâm linh của người Việt “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (người tài giỏi mất đi, tinh thần ấy trở thành thần thánh) nên nhân dân luôn coi các vị anh hùng dân tộc là các vị thần cứu tinh, giúp dân ta chiến thắng thiên tai địch họa và giặc ngoại xâm phương Bắc. Hiện nay, Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều đã tiến hành lập Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân), xã Thủy An, thị xã Đông Triều và đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt (tháng 3/2016). Việc bảo quản, tu bổ Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) có ý nghĩa rất lớn nhằm tôn vinh người nữ anh hùng đã có công với đất nước, vừa để giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường cho các thế hệ mai sau, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) tập trung đầu tư các hạng mục: Đền chính, Tượng nữ tướng Lê Chân, Nhà bia liệt sĩ, Bình phong, cổng chính đền, cổng phụ đền, Nhà Ban quản lý di tích, Nhà sắp lễ, Am hóa vàng, Nhà vệ sinh, Chòi nghỉ, Tường rào, Lan can đá, Bãi đỗ xe phía Đông Bắc, Sân Lễ hội, Bãi đỗ xe phía Tây Nam. Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử văn hóa Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch tâm linh và du lịch thắng cảnh ở Đông Triều; hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa du lịch của địa phương. Sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia, Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều kiện toàn lại Ban quản lý di tích nhằm phát huy tốt nhất giá trị di tích. Ban quản lý di tích gồm đầy đủ các thành phần và đại diện cho những người cao tuổi am hiểu về lịch sử địa phương để phát huy tốt nhất giá trị của di tích lịch sử đặc biệt. Di tích Đền An Biên, Đông Triều được đầu tư tôn tạo đáp ứng nhu cầu thờ phụng nữ tướng Lê Chân, do các ngày lễ của đền đều gắn liền với ngày sinh, ngày mất và ngày chiến thắng của bà. Mỗi năm di tích có ba ngày lễ lớn: ngày mùng 8 tháng 2 (âm lịch) - ngày sinh của bà, ngày 25 tháng 12 (âm lịch) - ngày mất của bà, ngày 15 tháng 8 (âm lịch) - ngày thắng trận. Ngày xưa, lễ hội được tổ chức công phu, có lễ rước thần và diễn lại công trạng hành binh đánh trận phá giặc của thần và của quân dân ta. Quan trọng nhất trong lễ hội là lễ tế thần, đây là cuộc diễu lễ, dâng lễ vật, đọc chúc văn tỏ ý kính trọng biết ơn thần, cầu xin thần ban tốt lành mới. Tế thần là sự giao cảm giữa người và thần, là hoạt động thiêng liêng nhất mở đầu lễ hội.Trong một thời gian dài do điều kiện kinh tế khó khăn và chiến tranh tàn phá, đền bị hư hỏng nên lễ hội Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) không được duy trì. Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nên hàng năm vào những ngày này, UBND xã Thủy An, thị xã Đông Triều đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm. Riêng ngày 8 tháng 2, ngoài phần lễ được tổ chức rất trang nghiêm còn có phần hội với nhiều hoạt động vui chơi bổ ích và lý thú, đặc biệt còn có các hình thức múa võ và đánh vật… thể hiện được các hình thức tập luyện quân sĩ của bà Lê Chân.Những ngày lễ hội, nhân dân trong vùng và khách thập phương về đây dâng hương tưởng niệm người nữ anh hùng đã góp phần dựng nên truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam và cũng là một người con kiên trung của quê hương Đông Triều - Quảng Ninh. Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) còn là nơi Ủy ban nhân dân xã Thủy An thường xuyên tổ chức các ngày lễ báo công và phát động thi đua trong nhân dân toàn xã. Ngôi đền đã thực sự trở thành địa điểm giáo dục truyền thống quý báu của địa phương.Lễ hội Đền An Biên (Đền Nữ tướng Lê Chân) được tổ chức hàng năm thực sự tạo ra một không gian văn hóa lành mạnh có tính giáo dục cao, là dịp gắn bó cộng đồng tạo nên sự đoàn kết thống nhất các thành viên trong xã hội và đặc biệt là tỏ rõ được lòng biết ơn của các thế hệ cháu con đối với người có công với đất nước. Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đông Trièu Đền An Biên nữ tướng Lê Chân Thánh Chân Công chúa Nhị vua Hai Bà Trưng 9 Tổng số:2 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10