Đền An Xá, Tiên Lữ, thờ phụng Ngọc Hoàng thượng đế và ngũ vị Tiên ông Đền An Xá, Tiên Lữ, thờ phụng Ngọc Hoàng thượng đế và ngũ vị Tiên ông Đền An Xá (còn gọi là đền Đậu An) tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; cách thành phố Hưng Yên khoảng 12 km. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo văn hóa Đạo giáo Trung Hoa. Đạo giáo (Đạo nghĩa là con đường, giáo là sự dạy dỗ, còn gọi là Tiên Đạo), là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận vào thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên (TCN), khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử (nhà triết học, năm 571 TCN – 471TCN) xuất hiện. Đây là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc và lan truyền đến các quốc gia xung quanh. Đền thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo ngoại nhập (tương tụ như Phật giáo) tại Việt Nam. Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (là một tôn giáo bản địa, bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ 17,18) thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thoải phủ (miền sông nước). Trong đó, cai quản Thiên phủ là Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Vua cha Thiên phủ. Phía dưới là Mẫu Thượng Thiên. Trong Đền An Xá không chỉ có ban thờ Thiên tiên mà còn có cả ban thờ Địa tiên (Địa phủ) và Ngũ lão tiên ông (tương tự như Ngũ vị Tôn quan trong Đạo mẫu: Quan đệ nhất Thượng Thiên, Quan đệ nhị Thượng Ngàn, Quan đệ Tam Thoải Cung, Quan đệ Tứ Khâm sai, Quan đệ ngũ Tuần tranh). Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng gắn với văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt. Đền là nơi tôn thờ những vị (thần thánh, người) tạo phúc cho dân. Theo thần tích còn lưu giữ trong đền, cách đây vào khoảng hơn 2000 năm, một phần người Việt từ vùng núi, trung du dời xuống vùng đồng bằng ven biển. Các vị tiên thiên mở cổng trời xuống hạ giới dạy dân khai phá vùng sình lầy, cách săn bắt động vật tại vùng đất mới và trồng lúa nước. Người dân ghi nhớ công ơn, dựng đền thờ với tên gọi Thụy Ứng quán vào năm 226 TCN, sau này mở rộng thành đền An Xá; trở thành nơi để người dân cầu mong “Ông Trời” mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Theo truyền thuyết và những di vật cổ hiện còn lưu giữ được, đền An Xá ngày nay được khởi dựng vào khoảng thế kỷ 16 – 17; đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Đền An Xá ngày nay có diện tích khoảng 0,5ha, nằm trong khu vực bảo vệ khoảng 2,2 ha, trên một khu đất cao, được cho là có hình dáng đầu rồng, tại phía tây làng An Xá. Phía trước Đền là những cây cổ thụ tỏa bóng xuống hồ hình bán nguyệt, được xem là nơi tụ thủy, tụ phúc của làng. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, được nối với bờ bằng một cây cầu đá. Quần thể Đền quay mặt về hướng Nam, gồm Tam quan ngoại, Tam quan nội, Sân đền, Đền Thượng, Đền Thiên Quan, Đền Thánh mẫu, Đền Hạ và một số công trình khác. Tổng mặt bằng đền An Xá (đền Đậu An), Tiên Lữ, Hưng Yên Phối cảnh tổng thể mặt trước đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Phối cảnh tổng thể mặt sau đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ao và cầu đá trước đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Đền An Xá Tam quan ngoại Tam quan ngoại đền An Xá nằm tại phía đông của Đền. Bao gồm 3 cổng vào. Cổng vào chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, phía dưới trang trí câu đối. Hai bên của trụ biểu cao có trụ biểu thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu, thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, phía dưới trang trí câu đối. Đế của cả 4 trụ biểu đều thắt dạng cổ bồng. Giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp là cổng vào phụ, dạng cổng vòm, phía trên là mái 2 tầng, 8 mái với trang trí hình mặt trời, mây cuộn. Sau Tam quan ngoại là một sân rộng phía trước Tam quan nội. Tam quan ngoại đền An Xá, phía sau là Tam quan nội và đền Mẫu Tam quan nội Tam quan nội đền An Xá là một tòa nhà 2 tầng, mặt bằng hình vuông; 3 cửa ra vào; mái dạng đầu hồi bít đốc 2 mái. Phía trước Tam quan nội nhô ra 2 trụ biểu tượng tự như 2 trụ biểu cao của Tam quan ngoại. Tam quan nội đền An Xá có treo 1 quả chuông đồng (cao 1,7m, nặng 880kg) được đúc vào thời Hậu Lê, năm 1773 và 1 chiếc trống. Tam quan nội, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Sân đền Sau Tam quan nội là sân rộng phía trước đền Thượng. Giữa sân là tháp Cửu Trùng (biểu tượng chín tầng mây ở Thiên đàng, con đường thăng thiên, giáng trần của các vị thiên tiên), được xây dựng vào năm 1667, thời nhà Lê Trung hưng (Đại Việt, tồn tại năm 1533- 1789). Tháp xây bằng gạch, kích thước mỗi viên 0,3mx0,3m. Tháp cao 4,5m, bệ vuông 2mx2m. Thân tháp phân vị thành 10 tầng, ngăn cách bởi các tầng mái hẹp, lợp ngói ống. Bề mặt tháp được trang trí bằng các mảng chạm khắc mang đậm văn hóa Champa (vương quốc tồn tại năm 192- 1832, tại phía nam Đại Việt) như hình cánh sen, chim thần gurada và nhiều mảng chạm khắc phong phú mang phong cách Đại Việt như tứ linh, tứ quý, biểu tượng đao lửa, đao lưỡi mác. Bên trong Sân đền có nhiều di tích, trong đó có khánh đá và bia đá cổ thời Nguyễn (Việt Nam, Đại Nam, tồn tại 1802- 1945) ghi lại thời điểm dựng đền và ghi danh người có công xây dựng và trùng tu đền. Hai bên phía đông và tây của Sân đền là nhà Tả vu và Hữu vu, nơi chuẩn bị đồ tế lễ, tiếp đón du khách và kho chứa đồ hành lễ của Đền. Ngoài ra, trong Sân đền còn có nhiều tượng đá hình muông thú, trụ đèn đá và hàng cây xanh lâu năm. Tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Trang trí trên bề mặt tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Chi tiết con quỷ trang trí tại 4 góc tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Sân phía phía trước tòa Tiền tế, đền An Xá với nhiều tấm bia cổ. Đền Thượng Đền Thượng hình chữ công (chữ H) gồm 3 tòa: Tiền tế, Thượng điện và Hậu cung. Tiền tế là một tòa nhà dài 20,6m, rộng 8,05m, cao 9,79m, gồm 5 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc, 2 mái. Tại đầu hồi nhô ra hai trụ biểu như tại Tam quan nội. Kết cấu nhà gồm 3 nhịp với 4 hàng cột bằng gỗ lim. Các bộ vì nóc theo kiểu chồng rường giá chiêng. Gian giữa đặt ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai gian bên là nơi đặt ban thờ Thiên Tiên, Địa Tiên và Ngũ lão Tiên ông cùng các bức hoành phi, câu đối và đồ thờ tự có giá trị. Điêu khắc trang trí tòa Tiền tế như tại các ngôi đình đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện tứ linh (trong đó đặc biệt là hình tượng rồng), tứ quý, lá lật và vân xoắn với mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 và 20. Phía trên ban thờ có 3 chữ “Thụy Ứng quán”. Tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên; phía trước bên trái ảnh là tòa tháp Cửu Trùng, bên phải ảnh là khánh đá. Ban thờ chính tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Thiên Tiên tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Địa Tiên tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Ngũ Lão Tiên Ông, tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Thượng điện (Ống muống) gồm 3 gian, nằm vuông góc, nối tòa Tiền tế với Hậu cung, rộng 6, 4m; cao 5,53m. Toàn bộ hệ thống các cột trụ, câu đối, hoành phi, cửa võng tại đây đều được làm bằng đá xanh nguyên khối, có tấm nặng tới hàng chục tấn. Bề mặt các kết cấu đá được chạm khắc hình rồng; các câu đối bằng chữ Hán vô cùng tinh xảo và đặc sắc. Đây là điều hiếm có trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng với kết cấu chủ yếu bằng gỗ của người Việt Nam. Không gian này chia làm 2 lớp thờ. Ban thờ ngoài cùng là Cung đệ nhị, nơi đặt bài vị, ngai, mũ Ngọc hoàng Thượng Đế. Trên ban thờ có bức hoành phi 4 chữ: Duy Hoàng Tứ Phúc. Ban thờ phía trong sát Hậu cung là Cung đệ nhất, được cho là nơi Ngọc Hoàng hạ giới, ban phúc cho dân. Trên ban thờ có bức hoành phi với 4 chữ: Duy Hoàng Thượng Đế. Nội thất Cung đệ nhị tại tòa Thượng điện, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Nội thất Cung đệ nhất tại tòa Thượng điện, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Hậu cung gồm 3 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc. Có hai cửa ngách kín từ Thượng điện (Ống muống) vào Hậu cung. Hậu cung chỉ mở cửa vào dịp lễ. Hậu cung dài 9,2m và rộng 6,1m; có 2 tầng mái, tầng mái dưới nối liền với mái tòa Thượng điện. Mái lợp ngói, bờ nóc để trơn không trang trí. Tường bao mặt trước được dựng bằng đá xanh nguyên khối. Hệ thống các bộ vì nóc tòa Hậu cung được tạo tác bằng đá. Đỡ vì mái là hệ thống cột đá vuông to và cao (6,58m x 0,30m). Trên hai cột sau gian giữa được chạm khắc câu đối ngợi ca Ngọc Hoàng Thượng Đế. Các bề mặt kèo, cột đá đều được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Khám thờ đặt chính giữa Hậu cung. Cửa khám thờ chạm khắc các hoạ tiết những con dơi ngậm tiền, hạc đứng trên lưng rùa.., thể hiện ước vọng về phúc, lộc, thọ của người dân. Bên trong Khám thờ đặt một nhang án có dạng hình hộp chữ nhật, bằng đất nung. Nhang án được cấu tạo bởi nhiều khối đất nung khác nhau (có thể được xây dựng theo nguyên tắc không cần vữa như các tháp Champa). Toàn bộ nhang án cao 1,10m, mặt bệ dài 2,78m, rộng 0,82m; có cùng niên đại với tháp Cửu trùng cũng bằng đất nung tại sân Đền. Các hạng mục công trình khác Đền Thiên Quan Đền Thiên Quan (hay đền Công Đồng) là một ngôi đền nhỏ, nằm bên phải Tam quan nội, là nơi thờ Đức ông Thiên Quan. Trước cửa Đền có giếng tròn, nước giếng thường được dùng ngâm gạo nếp để nấu xôi, đóng oản thờ vào mỗi dịp lễ tết và lễ hội. Đền có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh (chữ T) gồm Tiền tế 3 gian và Hậu cung 1gian. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm từ vật liệu gỗ tứ thiết. Đền Mẫu Đền Mẫu nằm bên trái Tam quan nội, đối diện với đền Thiên Quan, là nơi thờ Mẫu. Đền có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh gồm Tiến tế 3 gian và Hậu cung 2gian, dạng tường hồi bít đốc 2 mái. Đền Hạ Đền Hạ nằm tiếp giáp với hồi phải Đền chính. Đền Hạ là nơi thờ Đức ông Dương Huyền Lôi Công Đại vương - người anh Cả trong Ngũ Lão Tiên Ông. Đền Hạ có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh gồm Tiền Tế 3 gian 2 chái và Hậu cung. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ tứ thiết. Đền Hạ nằm bên phải đền Thượng, Quần thể đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ngoài ra, cạnh đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên còn có các hạng mục công trình như: - Đình Vô: nằm cách đền An Xá khoảng 200m, là nơi thờ Đức Ông Lỗ Quốc chúa Võ Đại vương - một trong Ngũ Lão Tiên Ông, có công diệt trừ hổ ác, dựng Thụy ứng quán. Đình mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn, với bố cục mặt bằng tổng thể hình chữ Đinh gồm: Đại bái 3 gian và Hậu cung 1 gian. Mặt tiền đình quay hướng Nam. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ tứ thiết. - Đình Căn: nằm cách đền An Xá chừng 500m, là nơi thờ Đức Ông Đại Phạm và Thiên Tiên. Đình có bố cục mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị gồm: Đại bái 5 gian và Hậu cung 3 gian. Các cấu kiện và thành phần kiến trúc mang đậm phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Lễ hội đền Đậu An diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch. Đền Đậu An, thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2020. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Bộ môn KTCN, Đại học Xây Dựng Ths Nguyễn Thy Ngà Đền An Xá (còn gọi là đền Đậu An) tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; cách thành phố Hưng Yên khoảng 12 km. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo văn hóa Đạo giáo Trung Hoa. Đạo giáo (Đạo nghĩa là con đường, giáo là sự dạy dỗ, còn gọi là Tiên Đạo), là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận vào thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên (TCN), khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử (nhà triết học, năm 571 TCN – 471TCN) xuất hiện. Đây là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc và lan truyền đến các quốc gia xung quanh. Đền thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo ngoại nhập (tương tụ như Phật giáo) tại Việt Nam. Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (là một tôn giáo bản địa, bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ 17,18) thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thoải phủ (miền sông nước). Trong đó, cai quản Thiên phủ là Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Vua cha Thiên phủ. Phía dưới là Mẫu Thượng Thiên. Trong Đền An Xá không chỉ có ban thờ Thiên tiên mà còn có cả ban thờ Địa tiên (Địa phủ) và Ngũ lão tiên ông (tương tự như Ngũ vị Tôn quan trong Đạo mẫu: Quan đệ nhất Thượng Thiên, Quan đệ nhị Thượng Ngàn, Quan đệ Tam Thoải Cung, Quan đệ Tứ Khâm sai, Quan đệ ngũ Tuần tranh). Đền An Xá là đền thờ Ngọc Hoàng gắn với văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt. Đền là nơi tôn thờ những vị (thần thánh, người) tạo phúc cho dân. Theo thần tích còn lưu giữ trong đền, cách đây vào khoảng hơn 2000 năm, một phần người Việt từ vùng núi, trung du dời xuống vùng đồng bằng ven biển. Các vị tiên thiên mở cổng trời xuống hạ giới dạy dân khai phá vùng sình lầy, cách săn bắt động vật tại vùng đất mới và trồng lúa nước. Người dân ghi nhớ công ơn, dựng đền thờ với tên gọi Thụy Ứng quán vào năm 226 TCN, sau này mở rộng thành đền An Xá; trở thành nơi để người dân cầu mong “Ông Trời” mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Theo truyền thuyết và những di vật cổ hiện còn lưu giữ được, đền An Xá ngày nay được khởi dựng vào khoảng thế kỷ 16 – 17; đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Đền An Xá ngày nay có diện tích khoảng 0,5ha, nằm trong khu vực bảo vệ khoảng 2,2 ha, trên một khu đất cao, được cho là có hình dáng đầu rồng, tại phía tây làng An Xá. Phía trước Đền là những cây cổ thụ tỏa bóng xuống hồ hình bán nguyệt, được xem là nơi tụ thủy, tụ phúc của làng. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, được nối với bờ bằng một cây cầu đá. Quần thể Đền quay mặt về hướng Nam, gồm Tam quan ngoại, Tam quan nội, Sân đền, Đền Thượng, Đền Thiên Quan, Đền Thánh mẫu, Đền Hạ và một số công trình khác. Tổng mặt bằng đền An Xá (đền Đậu An), Tiên Lữ, Hưng Yên Phối cảnh tổng thể mặt trước đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Phối cảnh tổng thể mặt sau đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ao và cầu đá trước đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Đền An Xá Tam quan ngoại Tam quan ngoại đền An Xá nằm tại phía đông của Đền. Bao gồm 3 cổng vào. Cổng vào chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu cao, đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, phía dưới trang trí câu đối. Hai bên của trụ biểu cao có trụ biểu thấp, đỉnh trụ trang trí con nghê chầu, thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, phía dưới trang trí câu đối. Đế của cả 4 trụ biểu đều thắt dạng cổ bồng. Giữa trụ biểu cao và trụ biểu thấp là cổng vào phụ, dạng cổng vòm, phía trên là mái 2 tầng, 8 mái với trang trí hình mặt trời, mây cuộn. Sau Tam quan ngoại là một sân rộng phía trước Tam quan nội. Tam quan ngoại đền An Xá, phía sau là Tam quan nội và đền Mẫu Tam quan nội Tam quan nội đền An Xá là một tòa nhà 2 tầng, mặt bằng hình vuông; 3 cửa ra vào; mái dạng đầu hồi bít đốc 2 mái. Phía trước Tam quan nội nhô ra 2 trụ biểu tượng tự như 2 trụ biểu cao của Tam quan ngoại. Tam quan nội đền An Xá có treo 1 quả chuông đồng (cao 1,7m, nặng 880kg) được đúc vào thời Hậu Lê, năm 1773 và 1 chiếc trống. Tam quan nội, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Sân đền Sau Tam quan nội là sân rộng phía trước đền Thượng. Giữa sân là tháp Cửu Trùng (biểu tượng chín tầng mây ở Thiên đàng, con đường thăng thiên, giáng trần của các vị thiên tiên), được xây dựng vào năm 1667, thời nhà Lê Trung hưng (Đại Việt, tồn tại năm 1533- 1789). Tháp xây bằng gạch, kích thước mỗi viên 0,3mx0,3m. Tháp cao 4,5m, bệ vuông 2mx2m. Thân tháp phân vị thành 10 tầng, ngăn cách bởi các tầng mái hẹp, lợp ngói ống. Bề mặt tháp được trang trí bằng các mảng chạm khắc mang đậm văn hóa Champa (vương quốc tồn tại năm 192- 1832, tại phía nam Đại Việt) như hình cánh sen, chim thần gurada và nhiều mảng chạm khắc phong phú mang phong cách Đại Việt như tứ linh, tứ quý, biểu tượng đao lửa, đao lưỡi mác. Bên trong Sân đền có nhiều di tích, trong đó có khánh đá và bia đá cổ thời Nguyễn (Việt Nam, Đại Nam, tồn tại 1802- 1945) ghi lại thời điểm dựng đền và ghi danh người có công xây dựng và trùng tu đền. Hai bên phía đông và tây của Sân đền là nhà Tả vu và Hữu vu, nơi chuẩn bị đồ tế lễ, tiếp đón du khách và kho chứa đồ hành lễ của Đền. Ngoài ra, trong Sân đền còn có nhiều tượng đá hình muông thú, trụ đèn đá và hàng cây xanh lâu năm. Tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Trang trí trên bề mặt tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Chi tiết con quỷ trang trí tại 4 góc tháp Cửu Trùng, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Sân phía phía trước tòa Tiền tế, đền An Xá với nhiều tấm bia cổ. Đền Thượng Đền Thượng hình chữ công (chữ H) gồm 3 tòa: Tiền tế, Thượng điện và Hậu cung. Tiền tế là một tòa nhà dài 20,6m, rộng 8,05m, cao 9,79m, gồm 5 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc, 2 mái. Tại đầu hồi nhô ra hai trụ biểu như tại Tam quan nội. Kết cấu nhà gồm 3 nhịp với 4 hàng cột bằng gỗ lim. Các bộ vì nóc theo kiểu chồng rường giá chiêng. Gian giữa đặt ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai gian bên là nơi đặt ban thờ Thiên Tiên, Địa Tiên và Ngũ lão Tiên ông cùng các bức hoành phi, câu đối và đồ thờ tự có giá trị. Điêu khắc trang trí tòa Tiền tế như tại các ngôi đình đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện tứ linh (trong đó đặc biệt là hình tượng rồng), tứ quý, lá lật và vân xoắn với mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 và 20. Phía trên ban thờ có 3 chữ “Thụy Ứng quán”. Tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên; phía trước bên trái ảnh là tòa tháp Cửu Trùng, bên phải ảnh là khánh đá. Ban thờ chính tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Thiên Tiên tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Địa Tiên tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ban thờ Ngũ Lão Tiên Ông, tại tòa Tiền tế, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Thượng điện (Ống muống) gồm 3 gian, nằm vuông góc, nối tòa Tiền tế với Hậu cung, rộng 6, 4m; cao 5,53m. Toàn bộ hệ thống các cột trụ, câu đối, hoành phi, cửa võng tại đây đều được làm bằng đá xanh nguyên khối, có tấm nặng tới hàng chục tấn. Bề mặt các kết cấu đá được chạm khắc hình rồng; các câu đối bằng chữ Hán vô cùng tinh xảo và đặc sắc. Đây là điều hiếm có trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng với kết cấu chủ yếu bằng gỗ của người Việt Nam. Không gian này chia làm 2 lớp thờ. Ban thờ ngoài cùng là Cung đệ nhị, nơi đặt bài vị, ngai, mũ Ngọc hoàng Thượng Đế. Trên ban thờ có bức hoành phi 4 chữ: Duy Hoàng Tứ Phúc. Ban thờ phía trong sát Hậu cung là Cung đệ nhất, được cho là nơi Ngọc Hoàng hạ giới, ban phúc cho dân. Trên ban thờ có bức hoành phi với 4 chữ: Duy Hoàng Thượng Đế. Nội thất Cung đệ nhị tại tòa Thượng điện, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Nội thất Cung đệ nhất tại tòa Thượng điện, đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Hậu cung gồm 3 gian, theo kiểu tường hồi bít đốc. Có hai cửa ngách kín từ Thượng điện (Ống muống) vào Hậu cung. Hậu cung chỉ mở cửa vào dịp lễ. Hậu cung dài 9,2m và rộng 6,1m; có 2 tầng mái, tầng mái dưới nối liền với mái tòa Thượng điện. Mái lợp ngói, bờ nóc để trơn không trang trí. Tường bao mặt trước được dựng bằng đá xanh nguyên khối. Hệ thống các bộ vì nóc tòa Hậu cung được tạo tác bằng đá. Đỡ vì mái là hệ thống cột đá vuông to và cao (6,58m x 0,30m). Trên hai cột sau gian giữa được chạm khắc câu đối ngợi ca Ngọc Hoàng Thượng Đế. Các bề mặt kèo, cột đá đều được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Khám thờ đặt chính giữa Hậu cung. Cửa khám thờ chạm khắc các hoạ tiết những con dơi ngậm tiền, hạc đứng trên lưng rùa.., thể hiện ước vọng về phúc, lộc, thọ của người dân. Bên trong Khám thờ đặt một nhang án có dạng hình hộp chữ nhật, bằng đất nung. Nhang án được cấu tạo bởi nhiều khối đất nung khác nhau (có thể được xây dựng theo nguyên tắc không cần vữa như các tháp Champa). Toàn bộ nhang án cao 1,10m, mặt bệ dài 2,78m, rộng 0,82m; có cùng niên đại với tháp Cửu trùng cũng bằng đất nung tại sân Đền. Các hạng mục công trình khác Đền Thiên Quan Đền Thiên Quan (hay đền Công Đồng) là một ngôi đền nhỏ, nằm bên phải Tam quan nội, là nơi thờ Đức ông Thiên Quan. Trước cửa Đền có giếng tròn, nước giếng thường được dùng ngâm gạo nếp để nấu xôi, đóng oản thờ vào mỗi dịp lễ tết và lễ hội. Đền có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh (chữ T) gồm Tiền tế 3 gian và Hậu cung 1gian. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm từ vật liệu gỗ tứ thiết. Đền Mẫu Đền Mẫu nằm bên trái Tam quan nội, đối diện với đền Thiên Quan, là nơi thờ Mẫu. Đền có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh gồm Tiến tế 3 gian và Hậu cung 2gian, dạng tường hồi bít đốc 2 mái. Đền Hạ Đền Hạ nằm tiếp giáp với hồi phải Đền chính. Đền Hạ là nơi thờ Đức ông Dương Huyền Lôi Công Đại vương - người anh Cả trong Ngũ Lão Tiên Ông. Đền Hạ có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh gồm Tiền Tế 3 gian 2 chái và Hậu cung. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ tứ thiết. Đền Hạ nằm bên phải đền Thượng, Quần thể đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên Ngoài ra, cạnh đền An Xá, Tiên Lữ, Hưng Yên còn có các hạng mục công trình như: - Đình Vô: nằm cách đền An Xá khoảng 200m, là nơi thờ Đức Ông Lỗ Quốc chúa Võ Đại vương - một trong Ngũ Lão Tiên Ông, có công diệt trừ hổ ác, dựng Thụy ứng quán. Đình mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn, với bố cục mặt bằng tổng thể hình chữ Đinh gồm: Đại bái 3 gian và Hậu cung 1 gian. Mặt tiền đình quay hướng Nam. Các cấu kiện kiến trúc đều được làm bằng gỗ tứ thiết. - Đình Căn: nằm cách đền An Xá chừng 500m, là nơi thờ Đức Ông Đại Phạm và Thiên Tiên. Đình có bố cục mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị gồm: Đại bái 5 gian và Hậu cung 3 gian. Các cấu kiện và thành phần kiến trúc mang đậm phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Lễ hội đền Đậu An diễn ra từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch. Đền Đậu An, thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2020. Đặng Tú, Bộ môn KTCN, ĐHXD Nguồn: Bộ môn KTCN, Đại học Xây Dựng Ths Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đền Đậu An thờ phụng Ngọc Hoàng thượng đế Ngũ vị Tiên ông Đạo Mẫu 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10