Đền Bạch Mã thờ phụng Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, vua Lý Thái Tổ, Công chúa Lê thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang Đền Bạch Mã thờ phụng Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, vua Lý Thái Tổ, Công chúa Lê thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang Đền Bạch Mã thờ phụng vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, Công chúa Lê Thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Phối thờ tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Thanh cậy đế- Nghệ cậy thần, quả không sai khi nói đến hệ thống đền chùa ở nghệ An.Đặc biệt huyện Yên Thành có rất nhiều đền- chùa gắn liền vớ lịch sử địa phương trong nhiều giai đoạn. Đền Bạch Mã hay còn gọi là Đền Nhà Quan hiện nay nằm ở phía Bắc xóm 2 làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bạch Mã là tên gọi được nhân dân truyền ngôn từ xưa đến nay. Tại khu vực đền, trước đây về đêm thường xuất hiện hình ảnh con ngựa trắng nên từ khi đền được xây dựng người ta thường gọi là Đền Bạch Mã.Tuy nhiên ngôi đền này khác với một trong tứ đền thiêng ở xứ Nghệ : Nhất Cờn- nhì Qủa- tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Đền Bạch Mã nhìn từ xa Hồ hoa súng trước đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 60km về phía Bắc, cách huyện lỵ Yên Thành 12km về phía Tây Nam. Du khách ở xa sau khi di chuyển bằng đường hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Vinh rồi bắt taxi, xe buýt hoặc xe đưa đón sân bay Vinh theo Quốc lộ 1A (tuyến Vinh – Hà Nội) đến huyện Diễn Châu rẽ trái theo Quốc lộ 7A đi về phía Tây. Đền Bạch Mã thuộc phía Bắc làng Liên Trì. Đền quay mặt về hướng Nam, phía trước đền là khu dân cư, phía sau và 2 bên là đồng ruộng. Trước đây đền có kết cấu kiến trúc gồm 2 toà, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ Đinh. Năm 2010 mới làm thêm 2 nhà ở phía trước gồm nhà thư viện và nhà truyền thống, di tích nằm trên khu đất có diện tích 3375m2, được bảo vệ bởi hệ thống tường bao xung quanh. Từ ngoài vào trong, các công trình kiến trúc chính được bố trí như sau: Cổng đền, sân đền, Tắc môn, nhà Bái đường, nhà Hậu cung. Cổng đền mặt hướng về chính Nam, kết cấu kiến trúc của cổng được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp, gồm nhiều bộ phận nối liền nhau theo chiều thẳng đứng. Mặt trước và mặt bên phía trong 2 trụ cổng nhấn 2 câu đối chữ Hán có nội dung như sau: “Phong nguyệt thị vô biên, nguyện giang sơn khả hội Phúc tải hà cao cực, hữu vũ trụ dị lai” Nghĩa là: “ Nơi trăng gió sáng soi, gốc sông núi đẹp đẽ Thật đáng là nơi gặp gỡ của các vị thần linh” Câu đối mặt trong: “Chiêu chiêu như ảnh như huy tước Hạo hạo kỳ thiên kỳ nhân uyên” Nghĩa là: “Sáng rực hình ảnh băng băng, công danh đức độ chiếu sáng khắp nơi Thật là muôn dân mừng rỡ, đúng ý trời sâu thấm tận chân trời.” Từ ngoài đi vào, cách cổng đền 2m là một Tắc môn hình cuốn thư có tác dụng ngăn chặn tà khí và tạo ra hai lối đi vào và đi ra đền. Mặt trước Tắc môn đắp nổi phù điêu hổ trong tư thế hạ sơn. Chính giữa hai cột trụ tả và hữu của Tắc môn nhấn chữ Hán: “Lẫm lẫm uy linh” (nơi này rất linh thiêng) để nhắc nhở nhân dân mỗi khi vào đền hành lễ. Phía trên tắc môn trang trí “lưỡng long chầu nguyệt” để làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài khu vực sân, trước đền là một hồ nước rộng, là nơi tụ thuỷ, góp phần làm tăng giá trị phong thuỷ và tạo cảnh quan môi trường. Phần đất còn lại xung quanh đền trông một số cây xanh tạo không gian thoáng mát và tăng tính thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Xung quanh di tích được bao bọc bởi hệ thống hàng rào xây gạch chỉ với vữa tam hợp… Khu đền thờ khang trang Sân bái đường được phục dựng theo kiến trúc thời Nguyễn,gốm 3 gian 2 hòi văn được làm bằng gỗ lim.Nhìn chung kiến trúc nhà Bái đường được chạm trổ hoa văn khá công phu. Đặc biệt là hệ thống vì kèo được các nghệ nhân chạm trổ với nhiều đề tài khác nhau như: rồng, phượng, vân mây, hoa lá cách điệu. Trên các điểm nối giữa các cấu kiện gỗ như cổ nghé, bẩy… chạm trổ hoa văn chìm với hình tượng vân mây, sóng nước cách điệu làm cho các cấu kiện được thanh thoát, hài hoà. Hai hồi phải và trái của nhà Hậu cung hiện nay bài trí 2 ban thờ làm nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở phía Đông và các anh hùng liệt sỹ của địa phương ở phía Tây, gian giữa thờ Phật. Trước đây, đền không có 3 ban thờ trên nhưng theo nguyện vọng của nhân dân nay 3 bàn thờ trên được phối thờ thêm ở nhà bái đường. Tiếp nối nhà Bái đương là Hậu cung được xây theo kiểu tứ trụ.Nhà Hậu cung được các nghệ nhân chạm trổ hoa văn khá độc đáo với kỹ thuật chạm nổi các họa tiết rồng phượng cách điệu, hoa cúc, sóng nước… điểm xuyết đôi nét vân mây uốn lượn ở trên các cấu kiện gỗ và các điểm nối giữa cột và xà, cổ nghé tạo cho bộ khung nhà được thanh thoát nhẹ nhàng, giàu tính thẩm mỹ. Gian ngoài Nhà Hậu cung đặt một hương án, 2 bên bài trí 2 con chim Hạc đứng trên lưng rùa, sau lư hương đặt 1 bộ long ngai bài vị thờ công đồng gồm các chư binh chư tướng của Lý Nhật Quang. Cấp thờ thứ 2 ở phía sau đặt một pho tượng của Uy Minh vương Lý Nhật Quang được nhân dân cung tiến vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trên bàn thờ hiện nay còn có một số đồ tế khí phục vụ cho việc hương khói hàng ngày như: đĩa sứ, chén nước, mâm chè, bình hoa… Nơi thờ tự trong đền Bạch Mã Ngoài công trình chính là Nhà Bái đường và Hậu cung, còn có nhà tả vu, hữu vu, được sử dụng như nhà truyền thống và nhà thư viện để phục vụ công tác bảo lưu, tuyên truyền phát huy giá trị truyền thống của địa phương. Căn cứ vào truyền ngôn của người dân địa phương qua hang trăm năm nay thì các nhân vật được thờ chính ở đây gồm: vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, Công chúa Lê Thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Ngoài ra, năm 2011 nhân dân địa phương phối thờ thêm tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Ban thờ phụng vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê thị Phất Ngân Ban thờ các anh hùng liệt sĩ trong xã Ban thờ ông Hoàng Mười trong đền Ngược dòng lịch sử, từ năm 1041-1044 Hành doanh của Tri Châu Nghệ An được xây dựng tại trại Bà Hòa, công cuộc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong thời gian này đang ưu tiên cho địa bàn vùng Nam Thanh Bắc Nghệ. Từ sau năm 1045, công cuộc mở mang khai thác vùng đất Đông Thành được đẩy mạnh. Trong quá trình khai thác đồng ruộng, xây dựng các làng bản tại các địa danh: Kẻ Vẹo, Kẻ Rộc, Kẻ Duội và hai bờ sông Chèn, Tri châu Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã cho xây dựng đền Bạch Mã để thờ thân phụ, thân mẫu của người, tiện cho việc hương khói tri ân, khi đường đi ra kinh đô Thăng Long hay về thôn Cổ Pháp đường xa cách trở. Đền Bạch Mã lại ở vào một vị trí hết sức thuận lợi, phía sau đền đến trước năm 1965 vẫn là rừng rậm, phía Tây và phía Bắc là dòng sông Chèn uốn lượn, cạnh đền có đình và ngôi chùa làng. Từ làng Liên Trì nói riêng, tổng Vân Tụ nói chung có nhiều con đường lui, đường tiến đến các địa bàn trong tỉnh như: Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thành Chương… Với vị thế công, thủ thuận lợi, vì thế đền Bạch Mã cũng như các di tích đình Liên Trì, Nhà thờ họ Nguyễn Bá, chùa Kim Liên… đều gắn bó với những sự kiện lịch sử tiêu biểu sau: phong trào Cần Vương , phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. “Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Liên Thành là địa phương có phong trào phát triển mạnh nhất, trở thành trung tâm của phong trào cách mạng ở vùng Tây Nam huyện Yên Thành, vì vậy đình Liên Trì, đền Bạch Mã càng trở thành nơi hội họp của các tổ chức như Nông hội đỏ, Tự vệ, Phụ nữ…”Nhiều lần Đền Bạch Mã là nơi ăn nghỉ của các đồng chí trong bãn chấp hành đảng bộ. Tháng 1 đến tháng 8 năm 1941, khi cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ, Tỉnh uỷ chuyển về làng Liên Trì, đền Bạch Mã, đình Liên Trì thường được bố trí cho cán bộ Xứ uỷ như Trần Mạnh Quỳ, Trần Đình Trân, Ngô Xuân Hàm… và các đồng chí trong Chi bộ Liên Trì nhận trách nhiệm bảo vệ cơ quan và chuyển tài liệu đi các nơi. Khi các tài liệu chưa có điều kiện chuyển đi, hầu hết đều được cất dấu trong bụng hai con ngựa bạch, trong đồ tế khí ở đình Liên Trì… một phần khác được cất dấu ở đền Bạch Mã. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc (1965-1972), tỉnh lộ 538 đi qua làng Liên Trì trở thành đường chiến lược, đài quan sát bấy giờ đặt trên ngọn cây đa cổ thụ trong vườn đền. Hàng năm, tại đền Bạch Mã có nhiều kỳ sinh hoạt văn hóa tâm linh, song lễ hội chính ở đền được nhân dân Liên Thành tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày kỵ giỗ của đức vua Lý Thái Tổ. Để tưởng nhớ công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và thân phụ, thân mẫu của Người, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhân dận địa phương lại tổ chức lễ hội long trọng. Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra các bước theo phong tục cổ truyền dân tộc, với các nội dung phong phú bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần Lễ gồm Lễ khai quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước kiệu, lễ tế thần linh, lễ tạ… Còn phần Hội đựơc diễn ra tại các điểm vui chơi, từ sân đình đến sân đền và các khu đất trống trong làng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: đấu vật, hát tuồng, đánh cờ thẻ, cờ người, đánh đu, bơi sông bắt vịt, chọi gà… Đền Bạch Mã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, trải qua thời gian , chiến tranh,, thiên tai, đền bị hư hỏng nhiều công trình. Song với sư quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương, ngôi đền đến nay đã được phục hồi. Đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linnh của đông đảo người dân và khách du lịch về đây chiêm bái. Hiện nay, trong khuôn viên đền còn có nhà truyền thống là nơi lưu giữ nhiều hiện vật gắn với quê hương, đồng ruộng như: cày, bừa, máy thổi lúa, nơm, đó, lưỡi hái… các bộ sưu tập hiện vật thể hiện cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân làng Liên Trì xưa. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ một thân cây gỗ cổ dùng để an táng người xưa, được phát hiện gần khu vực đền Bạch Mã năm 2010 với nhiều đồ tuỳ táng quý hiếm như: chảo đồng, mâm đồng, chứng minh khu vực đền Bạch Mã ngày nay trước đây đã từng là một vùng đất cổ của người Việt cổ. Ngọc Phương Nguồn: Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An Ths Nguyễn Thy Ngà Đền Bạch Mã thờ phụng vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, Công chúa Lê Thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Phối thờ tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Thanh cậy đế- Nghệ cậy thần, quả không sai khi nói đến hệ thống đền chùa ở nghệ An.Đặc biệt huyện Yên Thành có rất nhiều đền- chùa gắn liền vớ lịch sử địa phương trong nhiều giai đoạn. Đền Bạch Mã hay còn gọi là Đền Nhà Quan hiện nay nằm ở phía Bắc xóm 2 làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bạch Mã là tên gọi được nhân dân truyền ngôn từ xưa đến nay. Tại khu vực đền, trước đây về đêm thường xuất hiện hình ảnh con ngựa trắng nên từ khi đền được xây dựng người ta thường gọi là Đền Bạch Mã.Tuy nhiên ngôi đền này khác với một trong tứ đền thiêng ở xứ Nghệ : Nhất Cờn- nhì Qủa- tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Đền Bạch Mã nhìn từ xa Hồ hoa súng trước đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 60km về phía Bắc, cách huyện lỵ Yên Thành 12km về phía Tây Nam. Du khách ở xa sau khi di chuyển bằng đường hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Vinh rồi bắt taxi, xe buýt hoặc xe đưa đón sân bay Vinh theo Quốc lộ 1A (tuyến Vinh – Hà Nội) đến huyện Diễn Châu rẽ trái theo Quốc lộ 7A đi về phía Tây. Đền Bạch Mã thuộc phía Bắc làng Liên Trì. Đền quay mặt về hướng Nam, phía trước đền là khu dân cư, phía sau và 2 bên là đồng ruộng. Trước đây đền có kết cấu kiến trúc gồm 2 toà, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ Đinh. Năm 2010 mới làm thêm 2 nhà ở phía trước gồm nhà thư viện và nhà truyền thống, di tích nằm trên khu đất có diện tích 3375m2, được bảo vệ bởi hệ thống tường bao xung quanh. Từ ngoài vào trong, các công trình kiến trúc chính được bố trí như sau: Cổng đền, sân đền, Tắc môn, nhà Bái đường, nhà Hậu cung. Cổng đền mặt hướng về chính Nam, kết cấu kiến trúc của cổng được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp, gồm nhiều bộ phận nối liền nhau theo chiều thẳng đứng. Mặt trước và mặt bên phía trong 2 trụ cổng nhấn 2 câu đối chữ Hán có nội dung như sau: “Phong nguyệt thị vô biên, nguyện giang sơn khả hội Phúc tải hà cao cực, hữu vũ trụ dị lai” Nghĩa là: “ Nơi trăng gió sáng soi, gốc sông núi đẹp đẽ Thật đáng là nơi gặp gỡ của các vị thần linh” Câu đối mặt trong: “Chiêu chiêu như ảnh như huy tước Hạo hạo kỳ thiên kỳ nhân uyên” Nghĩa là: “Sáng rực hình ảnh băng băng, công danh đức độ chiếu sáng khắp nơi Thật là muôn dân mừng rỡ, đúng ý trời sâu thấm tận chân trời.” Từ ngoài đi vào, cách cổng đền 2m là một Tắc môn hình cuốn thư có tác dụng ngăn chặn tà khí và tạo ra hai lối đi vào và đi ra đền. Mặt trước Tắc môn đắp nổi phù điêu hổ trong tư thế hạ sơn. Chính giữa hai cột trụ tả và hữu của Tắc môn nhấn chữ Hán: “Lẫm lẫm uy linh” (nơi này rất linh thiêng) để nhắc nhở nhân dân mỗi khi vào đền hành lễ. Phía trên tắc môn trang trí “lưỡng long chầu nguyệt” để làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài khu vực sân, trước đền là một hồ nước rộng, là nơi tụ thuỷ, góp phần làm tăng giá trị phong thuỷ và tạo cảnh quan môi trường. Phần đất còn lại xung quanh đền trông một số cây xanh tạo không gian thoáng mát và tăng tính thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Xung quanh di tích được bao bọc bởi hệ thống hàng rào xây gạch chỉ với vữa tam hợp… Khu đền thờ khang trang Sân bái đường được phục dựng theo kiến trúc thời Nguyễn,gốm 3 gian 2 hòi văn được làm bằng gỗ lim.Nhìn chung kiến trúc nhà Bái đường được chạm trổ hoa văn khá công phu. Đặc biệt là hệ thống vì kèo được các nghệ nhân chạm trổ với nhiều đề tài khác nhau như: rồng, phượng, vân mây, hoa lá cách điệu. Trên các điểm nối giữa các cấu kiện gỗ như cổ nghé, bẩy… chạm trổ hoa văn chìm với hình tượng vân mây, sóng nước cách điệu làm cho các cấu kiện được thanh thoát, hài hoà. Hai hồi phải và trái của nhà Hậu cung hiện nay bài trí 2 ban thờ làm nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở phía Đông và các anh hùng liệt sỹ của địa phương ở phía Tây, gian giữa thờ Phật. Trước đây, đền không có 3 ban thờ trên nhưng theo nguyện vọng của nhân dân nay 3 bàn thờ trên được phối thờ thêm ở nhà bái đường.Tiếp nối nhà Bái đương là Hậu cung được xây theo kiểu tứ trụ.Nhà Hậu cung được các nghệ nhân chạm trổ hoa văn khá độc đáo với kỹ thuật chạm nổi các họa tiết rồng phượng cách điệu, hoa cúc, sóng nước… điểm xuyết đôi nét vân mây uốn lượn ở trên các cấu kiện gỗ và các điểm nối giữa cột và xà, cổ nghé tạo cho bộ khung nhà được thanh thoát nhẹ nhàng, giàu tính thẩm mỹ. Gian ngoài Nhà Hậu cung đặt một hương án, 2 bên bài trí 2 con chim Hạc đứng trên lưng rùa, sau lư hương đặt 1 bộ long ngai bài vị thờ công đồng gồm các chư binh chư tướng của Lý Nhật Quang. Cấp thờ thứ 2 ở phía sau đặt một pho tượng của Uy Minh vương Lý Nhật Quang được nhân dân cung tiến vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trên bàn thờ hiện nay còn có một số đồ tế khí phục vụ cho việc hương khói hàng ngày như: đĩa sứ, chén nước, mâm chè, bình hoa… Nơi thờ tự trong đền Bạch Mã Ngoài công trình chính là Nhà Bái đường và Hậu cung, còn có nhà tả vu, hữu vu, được sử dụng như nhà truyền thống và nhà thư viện để phục vụ công tác bảo lưu, tuyên truyền phát huy giá trị truyền thống của địa phương.Căn cứ vào truyền ngôn của người dân địa phương qua hang trăm năm nay thì các nhân vật được thờ chính ở đây gồm: vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga, Công chúa Lê Thị Phất Ngân, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Ngoài ra, năm 2011 nhân dân địa phương phối thờ thêm tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Ban thờ phụng vua Lý Thái Tổ và Hoàng hậu Lê thị Phất Ngân Ban thờ các anh hùng liệt sĩ trong xã Ban thờ ông Hoàng Mười trong đềnNgược dòng lịch sử, từ năm 1041-1044 Hành doanh của Tri Châu Nghệ An được xây dựng tại trại Bà Hòa, công cuộc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong thời gian này đang ưu tiên cho địa bàn vùng Nam Thanh Bắc Nghệ. Từ sau năm 1045, công cuộc mở mang khai thác vùng đất Đông Thành được đẩy mạnh. Trong quá trình khai thác đồng ruộng, xây dựng các làng bản tại các địa danh: Kẻ Vẹo, Kẻ Rộc, Kẻ Duội và hai bờ sông Chèn, Tri châu Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã cho xây dựng đền Bạch Mã để thờ thân phụ, thân mẫu của người, tiện cho việc hương khói tri ân, khi đường đi ra kinh đô Thăng Long hay về thôn Cổ Pháp đường xa cách trở. Đền Bạch Mã lại ở vào một vị trí hết sức thuận lợi, phía sau đền đến trước năm 1965 vẫn là rừng rậm, phía Tây và phía Bắc là dòng sông Chèn uốn lượn, cạnh đền có đình và ngôi chùa làng. Từ làng Liên Trì nói riêng, tổng Vân Tụ nói chung có nhiều con đường lui, đường tiến đến các địa bàn trong tỉnh như: Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thành Chương… Với vị thế công, thủ thuận lợi, vì thế đền Bạch Mã cũng như các di tích đình Liên Trì, Nhà thờ họ Nguyễn Bá, chùa Kim Liên… đều gắn bó với những sự kiện lịch sử tiêu biểu sau: phong trào Cần Vương , phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. “Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Liên Thành là địa phương có phong trào phát triển mạnh nhất, trở thành trung tâm của phong trào cách mạng ở vùng Tây Nam huyện Yên Thành, vì vậy đình Liên Trì, đền Bạch Mã càng trở thành nơi hội họp của các tổ chức như Nông hội đỏ, Tự vệ, Phụ nữ…”Nhiều lần Đền Bạch Mã là nơi ăn nghỉ của các đồng chí trong bãn chấp hành đảng bộ. Tháng 1 đến tháng 8 năm 1941, khi cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ, Tỉnh uỷ chuyển về làng Liên Trì, đền Bạch Mã, đình Liên Trì thường được bố trí cho cán bộ Xứ uỷ như Trần Mạnh Quỳ, Trần Đình Trân, Ngô Xuân Hàm… và các đồng chí trong Chi bộ Liên Trì nhận trách nhiệm bảo vệ cơ quan và chuyển tài liệu đi các nơi. Khi các tài liệu chưa có điều kiện chuyển đi, hầu hết đều được cất dấu trong bụng hai con ngựa bạch, trong đồ tế khí ở đình Liên Trì… một phần khác được cất dấu ở đền Bạch Mã. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc (1965-1972), tỉnh lộ 538 đi qua làng Liên Trì trở thành đường chiến lược, đài quan sát bấy giờ đặt trên ngọn cây đa cổ thụ trong vườn đền.Hàng năm, tại đền Bạch Mã có nhiều kỳ sinh hoạt văn hóa tâm linh, song lễ hội chính ở đền được nhân dân Liên Thành tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày kỵ giỗ của đức vua Lý Thái Tổ. Để tưởng nhớ công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và thân phụ, thân mẫu của Người, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhân dận địa phương lại tổ chức lễ hội long trọng. Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra các bước theo phong tục cổ truyền dân tộc, với các nội dung phong phú bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần Lễ gồm Lễ khai quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước kiệu, lễ tế thần linh, lễ tạ… Còn phần Hội đựơc diễn ra tại các điểm vui chơi, từ sân đình đến sân đền và các khu đất trống trong làng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: đấu vật, hát tuồng, đánh cờ thẻ, cờ người, đánh đu, bơi sông bắt vịt, chọi gà… Đền Bạch Mã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, trải qua thời gian , chiến tranh,, thiên tai, đền bị hư hỏng nhiều công trình. Song với sư quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương, ngôi đền đến nay đã được phục hồi. Đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linnh của đông đảo người dân và khách du lịch về đây chiêm bái.Hiện nay, trong khuôn viên đền còn có nhà truyền thống là nơi lưu giữ nhiều hiện vật gắn với quê hương, đồng ruộng như: cày, bừa, máy thổi lúa, nơm, đó, lưỡi hái… các bộ sưu tập hiện vật thể hiện cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân làng Liên Trì xưa. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ một thân cây gỗ cổ dùng để an táng người xưa, được phát hiện gần khu vực đền Bạch Mã năm 2010 với nhiều đồ tuỳ táng quý hiếm như: chảo đồng, mâm đồng, chứng minh khu vực đền Bạch Mã ngày nay trước đây đã từng là một vùng đất cổ của người Việt cổ. Ngọc Phương Nguồn: Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ AnThs Nguyễn Thy Ngà Trở về đầu trang Đền Bạch Mã thờ phụng Hoàng Thái hậu Dương Vân Nga vua Lý Thái Tổ Công chúa Lê thị Phất Ngân vua Lý Thái Tổ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10