Đền Bơi bên bờ Sông Lô, xã Đôn Nhân, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc thờ Đức Thánh Lữ Gia, tể tướng nhà Triệu Đà. Ông từng trú quân tại xã Đôn Nhân bởi vậy cứ ngày 12 tháng 5 âm lịch hàng năm, ở Đôn Nhân có tục cúng dưa hấu, khao quân bơi chải.
Ngược dòng lịch sử, đất Đôn Nhân ngày nay từng là địa bàn
sinh tụ của người Việt cổ, sử sách đã ghi “các di chỉ Đồng Xuân Đôn Nhân qua
khai quật thấy công cụ đồ đá mới và xương người Việt cổ”.
Năm 1960, 1971, 2000 đã tìm được các lưỡi rìu bằng đá, bằng
đồng chứng minh người Việt cổ đã sinh Sống trên đất Đôn Nhân.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, xã hội, địa lý và tổ chức
hành chính, tên gọi của tỉnh, huyện, xã cũng thường thay đổi theo. Tên xã Đôn
Nhân là sự hợp nhất tên gọi của hai xã Đôn Mục và Nhân Mục thời Pháp thuộc, hợp
thành sau cách mạng tháng Tám ngày 05/11/1945.
Qua nhiều thế kỷ, người dân xã Đôn Nhân đã để lại cho hậu thế
nhiều di sản văn hoá cả về vật chất và tinh thần đó là 04 ngôi đình lớn ở 04
thôn (thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Đôn Mục), 03 ngôi chùa là chùa Kẻo,
chùa An Hoà và chùa Trấn Vũ, xây dựng từ thế kỷ XI, 01 đền thờ tể tướng Lữ Gia
ghi dấu công lao của một tể tướng có công chống quân xâm lược phương Bắc đã từng
trú quân tại xã Đôn nhân bởi vậy cứ ngày 12 tháng 5 âm lịch hàng năm, ở Đôn
Nhân có tục cúng dưa hấu, khao quân bơi chải. Dịch lên một đoạn là Hải Lựu cũng
có Đền thờ Lữ Gia. Hơn hai ngàn năm có lẻ, thực như vẫn đâu đây.