Đền Buộm thuộc xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, thờ phụng Bát Nàn Đại tướng quân Vũ Thị Thục. Đền được Nhà nước cấp bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1990. Lễ hội đền Buộm được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Đền Buộm thuộc xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình,
thờ phụng Bát Nàn Đại tướng quân Vũ Thị Thục. Đền được Nhà nước cấp bằng xếp hạng
Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1990. Lễ hội đền Buộm được tổ chức vào trung tuần
tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Tích về Bát Nàn Đại
tướng quân Vũ Thị Thục
Sử sách vẫn lưu truyền rằng: Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị
Thục sinh tại trang Phượng Lâu, thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú. Sinh thời,
Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc, đoan trang, văn võ song toàn lấy hiệu
là Ngọc Hoa Công chúa.
Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương ( con
huyện trưởng huyện Chu Diên). Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai họa
ập xuống đầu họ. Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc,
viên quan Thái thú Tô Định ( nhà Hán) đang cai trị nước ta vốn tham tiền, háo sắc,
lại tàn bạo.
Biết tin Thục Nương là cô gái vẹn toàn, Tô Định cho quân
lính bắt cha và chồng chưa cưới vào dinh ép buộc phải gả Thục Nương cho hắn. Bị
cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha và Phạm Danh Hương sau đó cho quân về
lùng bắt Thục Nương.
Được dân làng che chở, Thục Nương cùng vài người thân chạy
thoát ra sông Hồng, họ vội lên thuyền xuôi mãi. Vài ngày sau họ dừng thuyền ở
vùng đất Đa Cương (tả ngạn sông Hồng), nay thuộc huyện Hưng Hà để nương náu.
Tại đây, bà đã lập căn cứ, tụ cờ khởi nghĩa, tổ chức cho
nhân dân phát triển nông nghiệp, xây dựng lực lượng vững chắc. Khi Nhị vua Hai
Bà Trưng khởi nghĩa đã cho người về khuyến dụ hợp sức. Bà đã cùng các tướng
lĩnh kéo quân về Mê Linh dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Hán.
Đất nước độc lập không lâu thì đến tháng 4 năm 42 sau Công
nguyên, giặc Hán lại đem quân xâm chiếm nước ta, Nhị vua Hai Bà Trưng cùng nhiều
tướng sỹ đã hy sinh anh dũng.
Sau trận Cẩm Khê thất thủ, nữ tướng Vũ Thị Thục đem quân về
cố thủ ở Tiên La Trang để tiếp tục kháng chiến. Tháng 8 năm 43 sau Công nguyên,
giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân đã chống trả quyết liệt, Vũ Thị Thục
đã rút gươm tự tiết tại gò Kim Quy bên dòng sông Tiên Hưng.
Đền Buộm - Điểm đến của khách thập phương
Ghi nhớ công lao của Bát Nạn tướng quân, nhân dân đã lập đền
thờ để các thế hệ cháu con hương khói, tưởng nhớ nữ tướng anh hùng của dân tộc.
Đền thờ bà ngày nay thuộc hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến (huyện Hưng Hà). Di tích lịch sử văn hóa Quốc
gia đền Buộm được xây trên khoảng đất rộng rãi, cao và thoáng đãng. Nằm cạnh
dòng sông Tiên Hưng, cổng đền quay mặt về phía Nam. Quần thể di tích được xây dựng
với 3 tòa: Hậu cung, đệ nhị và đệ tam. Tòa Hậu cung là nơi đặt tượng thờ Bát Nàn
tướng quân, pho tượng được thiếp vàng lộng lẫy, đặt ngay ngắn trong cung, toát
lên thần thái oai linh của liệt nữ tướng quân.
Cùng với hệ thống câu đối, đồ thờ, đồ tế khí bằng đồng được
sơn son thiếp vàng lộng lẫy, mang đề tài chim muông, cây lá là những đồ vật
trang trí bằng gốm, sứ có niên đại hàng trăm năm. Bên cạnh đó, còn có bộ bàn ghế
được làm từ gốc và thân cây nhãn tuổi đời 120 năm được các nghệ nhân trạm trổ
hình rồng ngậm ngọc, phun nước và vờn mây tinh xảo.
Tòa đệ nhị nối với tòa đệ nhất và hậu cung tạo thành hành
lang khép kín. Là nơi nhân dân và du khách thập phương đặt hương hoa và cử hành
lễ thánh.
Tổng thể của công trình phải kể đến tòa đệ tam. Tòa này gồm
5 gian, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Trải qua những biến cố của thời
gian và thăng trầm của lịch sử, hệ thống cột gỗ, trụ đỡ, mái ngói, và những vật
liệu trang trí tại đây đã xuống cấp trầm trọng, nhiều lần hạ giải, trùng tu.
Tuy nhiên, không vì thế mà làm mất đi dáng vẻ, phá vỡ sự hài hòa của toàn bộ
công trình.
Hàng năm vào dịp ngày mất của Bát Nàn tướng quân 17 tháng 3
( âm lịch), Đền Buộm lại mở lễ hội để nhân dân địa phương và du khách thập
phương có dịp chiêm bái, tìm về cội nguồn cũng như lịch sử đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc. Đồng thời, bày tỏ lòng tri ân với những người đã hy
sinh vì quê hương, đất nước.
Trong lễ hội, cùng với các nghi thức dâng hương, tế lễ là hoạt
động rước nước thánh, nhân dân và du khách được tham gia tạo thành nơi gắn kết
cộng đồng.
Thái Bình nằm trong vùng đất phía Nam cuối cùng của huyện
Chu Diên, Quận Giao Chỉ thời kỳ đầu Công nguyên. Là nơi cuốn hút mạnh mẽ các luồng
cư dân về khai phá, mở đất, lập làng. Với ưu thế của vùng đất ven biển, sông
ngòi thuận tiện nên đã sớm trở thành nơi ẩn náu, gây dựng lực lượng của nhiều
thủ lĩnh nổi dậy chống quân xâm lược phương Bắc, mà trong đó, tiêu biểu là Bát
Nạn tướng quân Vũ Thị Thục.
Di tích Lịch sử Quốc gia đền Buộm:
Khu di tích lịch sử Quốc gia đền Buộm đang góp phần cùng với
những di tích lịch sử khác minh chứng cho sự tồn tại liền mạch của lịch sử Việt
Nam qua các thời kỳ. Để từ đó, mỗi chúng ta ý thức hơn, tự hào hơn về truyền thống
hào hùng của các bậc tiền nhân, bồi đắp thêm trong mỗi người dân đất Việt tình
yêu quê hương, đất nước.
Thanh Phú