Đền Dị Chế (tên gọi khác là đền Già) Thôn Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên thờ phụng vua Ngô Quyền, hoàng tử Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn và Thành hoàng Làng Đông Hải Đại vương, người đã khai phá mảnh đất này.
Thôn Dị Chế, xã Dị Chế, theo tư liệu lịch sử như thần phả,
di tích lịch sử và tai liệu của họ Ngô còn lưu giữ thì đây là điểm vua Ngô Quyền
xây dựng vùng quân doanh, gắn liền với những dấu tích xưa với trận chiến thắng
Bạch Đằng lịch sử bao gồm những địa danh như: Dị Chế, Mỹ Xá, Tiên Lữ; vùng Hải
Triều, Tiên Lữ (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), An
Cầu, Phủ Cừ, Hưng Yên.
Tại khu vực này còn có các di tích: Đền Vương thờ Ngô Quyền,
Hoàng hậu Dương Thị và ba công chúa, tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ.
Đền Dị Chế hay còn gọi là đền Già, đình Nghĩa Chế thờ Ngô
Quyền, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ. Đình Hới thờ
Ngô Quyền là thành Hoàng làng, có điện Quốc tế linh từ thờ Đại tướng quân Ngô
Tôn Tư là chú ruột của Ngô Quyền đã anh dũng hy sinh trong trận đánh Bạch Đằng
lịch sử nay đã thuộc về thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình.
Thời nhà Nguyễn, thôn Dị Chế thuộc tổng Dị Chế, huyện Tiên Lữ,
phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Dị Chế theo tiếng Nôm có nghĩa là Ché, hiện thôn
Dị Chế có chợ Ché gần thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ. Thôn Dị Chế là một thôn lớn
có đình, chùa và 5 ngôi miếu.
Qua chiến tranh chống thực dân Pháp đình, chùa bị phá các đồ
thờ và sắc phong của đình, chùa phải đưa về miếu phía Đông thờ thần Thiên hành
lưu giữ. Về phía Nam thôn Dị Chế có miếu Già, qua khảo sát thần tích và truyền
ngôn trong nhân dân, đền Già là nơi thờ thần Hoàng làng Đông Hải người có công
khai phá mảnh đất này.
Trước năm 1831 huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu, Sơn Nam
Thượng, đến ngày 28.11.1894 huyện Tiên Lữ thuộc tỉnh Hưng Yên. Sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 theo tổ chức hành chính mới, xã Di Chế đổi tên thành xã Minh
Khai nên có thôn Dị Chế, xã Minh Khai, huyện Tiên Lữ. Đến năm 1956 xã Minh Khai
lại đổi tên lại là xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ.
Đền Dị Chế hay còn gọi là đền Già Đền được xây dựng ở phía
Nam thôn Dị Chế, theo truyền thuyết đền được thầy Tả Ao đặt ở nơi "Đất
Long ngư quần tục", nơi đây đất cao và thoáng mát. Năm 1950 Pháp cho quân
vây càn quét xã Dị Chế, chúng thấy đền Kê Lạc có vị trí trọng yếu, chúng cho
phá đền Kê Lạc để xây bốt Phố Giác.
Nhân dân trong vùng đã đấu tranh và đưa toàn bộ đồ thờ, thần
tích, sắc phong, bài vị, bát hương, câu đối, đại tự, cuốn thư về miếu Già thôn
Dị Chế. Từ đây các cun đã làm lễ chính thức để miếu Già thờ vị anh hùng dân tộc
Ngô Quyền và thờ thần Đông Hải, đồng thời mang tên mới là đền Dị Chế.
Kể từ đó đến nay đền Dị Chế chính thức thờ Đức vương Ngô Quyền
và thờ thần Đông Hải. Hiện đền đang được trùng tu, nâng cấp và mở rộng. Hàng
năm cứ đến ngày 15-16.2 âm lịch, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại về
đây dự lễ giỗ Đức vương Ngô Quyền và tổ chức lễ hội rất long trọng tại đền
Vương (đền Kê Lạc).
Nhân dân thôn Dị Chế tỏi chức lễ rước tư Thất miếu, đền Dị
Chế xong về đền Vương (đền Kê Lạc) rất uy nghi,