Đền Thọ Trai nằm ở phía Tây đầu làng, được nhân dân địa phương gọi là đền thờ Đức Thánh Gióng, vốn được khởi dựng từ lâu đời gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân ở thế kỷ 6.
Thôn Thọ Trai thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
vốn là một làng Việt cổ có tên là “Bình Sơn trang”, nằm ở phía Nam sông Ngũ Huyện
Khê và cách núi Tam Sơn chừng 1km theo đường chim bay. Một vùng đất vừa có núi,
sông, ruộng đồng màu mỡ, nên từ ngàn xưa cư dân Việt cổ đã về đây sinh cơ lập
nghiệp tạo nên làng xóm.
Theo truyền tích của địa phương, làng Thọ Trai có từ thời
Hùng Vương là nơi Thánh Gióng đánh giặc Ân qua đây được nhân dân “thổi cơm” cho
ăn. Dấu chân ngựa của Thánh Gióng còn in dấu ở phiến đá nơi rừng cây phía Tây đầu
làng. Về sau nơi đấy dân làng Thọ Trai đã lập đền thờ Thánh Gióng.
Đền Thọ Trai nằm ở phía Tây đầu làng, được nhân dân địa
phương gọi là đền thờ Đức Thánh Gióng, vốn được khởi dựng từ lâu đời gắn với
truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân ở thế kỷ 6.
Nhưng ngôi đền cổ ấy đã bị phá trong kháng chiến chống Pháp.
Năm 2005, dân làng khôi phục lại ngôi đền trên nền xưa theo kiểu thức truyền thống.
Đình Thọ Trai được xây dựng với quy mô lớn vào thời Lê Trung Hưng và còn bảo
lưu nguyên vẹn đến nay.
Đình Thọ Trai
Trên câu đầu của tòa Tiền tế còn nguyên dòng chữ Hán: “Cảnh
Thịnh vạn vạn niên”. Đó là tòa đại đình to lớn kiểu chữ Đinh, gồm Tiền tế 5
gian và Hậu cung 3 gian, với các lớp mái ngói đao cong uốn lượn duyên dáng; bộ
khung gỗ lim chạm khắc “tứ linh tứ quý” tinh xảo, nghệ thuật. Đình Thọ Trai là
nơi hội sở các thần thánh của làng mỗi khi đình đám hội hè.
Giá trị nổi bật tại đền Thọ Trai là phiến đá có in dấu chân ngựa của Thánh Gióng, phiến đá được cất giữ cẩn thận như báu vật không ai được xem. Hàng năm chỉ đến ngày sinh và ngày hóa mới được lấy ra để thờ và các cụ thượng mới được nhìn thấy ở cung cấm. Tại đình Thọ Trai những cổ vật còn bảo lưu được như thần phả, sắc phong, đồ thờ tự. Bản thần tích chữ Hán được soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), sao lại năm Vĩnh Hựu 6 (1740), khắc lại vào gỗ năm Giáp Thìn thời Nguyễn và 4 đạo sắc phong với các niên đại: Tự Đức 10 (1857), Đồng Khánh 2 (1886), 2 sắc Khải Định 9 (1924) đã cho biết về người được thờ là “Đức Thánh Gióng”.
Thánh Gióng là một truyền thuyết của dân gian Việt Nam, là một trong 4 vị Thánh bất tử, cùng với Thánh Gióng là Sơn Tinh núi Tản Viên, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Căn cứ vào thần tích, sắc phong và truyền thuyết thì người được thờ ở đền và đình Thọ Trai là “Đức Thánh Gióng”.
Bình Sơn trang nơi Thánh Gióng qua đây đóng quân đánh giặc, dấu chân ngựa còn in hằn trên phiến đá tại khu rừng phía Tây đầu làng. Nhân dân nơi đây đã lập đền thờ Đức Thánh Gióng ở đó và còn truyền tụng giữ gìn được phiến đá có vết chân ngựa. Phiến đá có vết chân ngựa Gióng là một vật linh thiêng gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc qua đây.
Căn cứ vào thần tích, sắc phong và truyền thuyết thì người
được thờ ở đền và đình Thọ Trai là “Đức Thánh Gióng” và có thể tóm tắt như sau:
Vào thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Phù Đổng xứ Kinh Bắc có
người đàn bà sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú lạ thường tục gọi là Gióng,
nhưng 3 tuổi không biết nói. Khi ấy, nước ta bị giặc Ân kéo đến xâm lược, nhà
vua sai sứ giả đi khắp thiên hạ gọi loa tìm người tài giỏi ra giúp nước. Bỗng đứa
trẻ làng Phù Đổng nói với mẹ rằng: “Hãy bảo với sứ giả vào đây sắm cho ta một
con ngựa sắt, bộ mũ áo bằng sắt và một cây gậy sắt sẽ dẹp tan lũ giặc”.
Sứ giả lấy làm lạ về tâu với vua và đã lệnh cho nhiều làng
xã quanh đấy phải rèn ngựa và vũ khí bằng sắt cho Gióng. Gióng còn bảo dân làng
thổi cơm cho ăn và đã ăn hết 7 nong cơm và 3 nong cà mà vẫn chưa no. Nhân dân
quanh vùng phải tập trung lương thực trong vùng để thổi thêm cơm cho Gióng ăn.
Sau đó Gióng vươn vai đứng dậy mình cao 9 thước, mặc áo giáp
sắt và nhảy lên lưng ngựa sắt, phi thẳng một mạch đến núi Vệ Ninh nơi có quân
giặc đóng và đánh một trận lớn nhưng không phân thắng bại.
Gióng đi đến đâu là các tướng lĩnh và nhân dân địa phương
tham gia đánh giặc đến đó. Gióng liền cho quân rút về Bình Sơn trang nơi có rừng
rậm để đồn trú và củng cố thêm lực lượng, nhân dân trong vùng đã tham gia đóng
góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân. Nhân dân nơi đây đã tuyển toàn thanh
niên trai tráng để tham gia vào nghĩa quân của Gióng và thổi cơm cho Gióng ăn.
Sau khi củng cố lực lượng, Gióng đã tiến quân đến thẳng nơi
quân giặc đánh những trận lớn, gậy sắt bị gãy còn nhổ cả những bụi tre bên đường
để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Gióng đã cho ngựa phi thẳng đến đỉnh núi Sóc
Sơn rồi bay lên trời.
Đất nước thanh bình, nhà vua cảm động trước công lao đánh giặc
của Gióng sắc phong là “Phù Đổng thiên vương”, nhân dân nhiều nơi Gióng đánh giặc
qua đã lập đền thờ gọi là đền thờ “Đức Thánh Gióng”.
Phiến đá có vết chân ngựa Gióng là một vật linh thiêng gắn với
truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc qua đây. Đền và đình Thọ Trai thờ “Đức
Thánh Gióng” người anh hùng đầu tiên có công đánh giặc giữ nước. Và từ lâu
trong tiềm thức dân gian Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt
Nam đánh giặc giữ nước.
Nguồn: Báo Bắc Ninh