Đền Hạ thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên, Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương Đền Hạ thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên, Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương Đền Hạ tọa lạc ở đầu thôn Thượng Yên, xã Đồng Thịnh, một xã phía Tây Nam huyện Sông Lô. Đền Hạ cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25km, cách thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ Sông Lô) 07km. Để đến được di tích có thể đi theo các tuyến đường bộ, từ Hà Nội lên Vĩnh Yên theo Quốc lộ 2A đi về hướng Tây đến ngã tư Quán Tiên, rẽ phải theo tỉnh lộ 305 qua các xã Vân Hội, Hoàng Lâu, Hoàng Đan (Tam Dương), cầu Bến Gạo, các xã Đồng Ích, Tiên Lữ, đến ngã ba Xuân Lôi (xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch) rẽ theo đường 305C qua địa bàn xã Văn Quán khoảng 01km là đến Đền Hạ, xã Đồng Thịnh. Thôn Thượng Yên, xã Đồng Thịnh có 03 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có đền Thượng và chùa Hoa Nghiêm (được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2006) gắn với lễ hội rước cây bông, một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, nổi bật của huyện, của tỉnh. Đền Hạ, cũng như 02 di tích nói trên, mang những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của làng Thượng Yên, xã Đồng Thịnh nói riêng, của huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc nói chung. Đền Hạ thờ Tản Viên Sơn Thánh, phối thờ hai vị thần là Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương, tương truyền là những vị thần có công giúp vua Hùng đánh giặc bảo vệ đất nước. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, quy mô ba gian bằng gỗ, mái lợp ngóiâm, bệ thờ hậu cung lát đá xanh, phía trước có thềm, có hiên. Qua thời gian, đền bị xuống cấp, đến những năm chống Pháp, đền được tháo dỡ để phục vụ kháng chiến. Năm 2019, đền Hạ được xây dựng lại trên nền móng cũ, theo lối kiến trúc truyền thống. Đền Hạ hiện nay tọa lạc trên một khu đất khá cao ráo và bằng phẳng ở đầu làng. Đền có quy mô nhỏ, tổng diện tích khuôn viên đền chỉ có 176,9m2, gồm các hạng mục: nghi môn, sân, đền. Bố cục mặt bằng kiến trúc đền theo kiểu “chuôi vồ” truyền thống, gồm ba gian đại bái, một gian hậu cung, tường hồi bít đốc, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù. Hệ thống chịu lực chính bằng gỗ, liên kết các bộ vì theo kiểu thức “chồng rường” kết hợp với “quá giang gối cột”. Mái lợp ngói mũi, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, nền lát gạch đỏ truyền thống. Trên các ván mê, đầu dư, bẩy hiên được chạm trổ hình rồng, phượng, mây lá cách điệu. Theo tài liệu cũ và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Thượng Yên cũng như tại các đền, miếu của làng, hàng năm có 6 kỳ lễ, tiệc. Đó là các ngày: mùng 9 tháng Giêng - tiệc sinh thánh, mùng 4 tháng Hai - tế xuân, ngày 25 tháng Năm - tiệc thánh hóa, ngày 24 tháng Bảy - tế thu, ngày 25 tháng Mười - lễ hạ điền, ngày 25 tháng Chạp - lễ thượng điền. Trong 6 kỳ lễ tiệc ấy có 2 kỳ tổ chức thành lễ hội với quy mô khá lớn, đó là: tiệc sinh thánh- còn gọi là lễ hội rước cây bông hay lễ cầu màu và tiệc hóa thánh - còn gọi là lễ hội cướp cầu. Đây là những lễ hội đặc sắc, bảo lưu được nhiều yếu tố di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, thể hiện tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông nghiệp. Lễ hội rước cây bông được tổ chức chính ở đền Thượng, tại đền Hạ vào ngày này chỉ tổ chức tế lễ, kính thánh, lễ vật dâng thánh có lợn sống và xôi gà. Đền Hạ là nơi tổ chức lễ hội cướp cầu, một lễ hội đặc sắc khác của làng Thượng Yên. Lễ hội bắt đầu từ chiều ngày 24 tháng Năm (âm lịch) với nghi thức cáo yết tại đền. Ngày 25 tháng Năm là chính hội, nghi thức có tế lễ, rước xách. Lộ trình rước nghinh thánh từ đền Thượng về đền Hạ. Đoàn rước gồm có cờ quạt, tàn lọng, bát bửu, chiêng, trống, trung tâm đoàn rước là kiệu thánh, trên kiệu có đặt 3 quả cầu gỗ được các nam thanh, nữ tú nâng rước, theo sau là quan viên và bà con dân chúng. Sau khi đoàn rước về đến đền, an vị xong là tổ chức các nghi thức tế lễ. Đội tế có 12 người, tế 3 tuần. Sau phần tế lễ là hội cướp cầu, ba quả cầu đã tế thánh tượng trưng cho “cầu tiên”, “cầu lộc”, “cầu phúc” được tung ra sân cho trai đinh các giáp tranh cướp, giáp nào đưa được cầu về hố của giáp mình là thắng. Từ sau khi đền Hạ bị phá dỡ, không còn không gian nên cũng không tổ chức lễ hội cướp cầu nữa. Đền năm 2020, sau khi đền được khôi phục như hiện nay, lễ hội cướp cầu lại được phục hồi. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, quy mô tổ chức lễ hội đã tiết giảm, không còn phần rước kiệu, cũng không còn hội cướp cầu. Sau khi tế lễ, chủ tế phát 3 quả cầu cho đại diện 3 thôn Thượng Yên, Bằng Phú, Yên Thái, phát cầu tượng trưng với ý nghĩa phát lộc cho tất cả nhân dân trong làng. Nhìn chung, đền Hạ tuy mới được phục hồi trên nền cũ nhưng vẫn đảm bảo kiểu dáng kiến trúc truyền thống và ý nghĩa về văn hóa, tín ngưỡng của ngôi đền thờ thần vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đền Hạ cùng với đền Thượng, chùa Hoa Nghiêm là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư làng Thượng Yên. Tại đây còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích, đền Hạ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tháng 01 năm 2022. Đây là cơ sở, cũng là tiền đề cho chính quyền các cấp và cộng đồng dân cưtổ chức, triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương./. Linh Ngã Nguồn: Cổng thông tin sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:8.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Đền Hạ tọa lạc ở đầu thôn Thượng Yên, xã Đồng Thịnh, một xã phía Tây Nam huyện Sông Lô. Đền Hạ cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 25km, cách thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ Sông Lô) 07km. Để đến được di tích có thể đi theo các tuyến đường bộ, từ Hà Nội lên Vĩnh Yên theo Quốc lộ 2A đi về hướng Tây đến ngã tư Quán Tiên, rẽ phải theo tỉnh lộ 305 qua các xã Vân Hội, Hoàng Lâu, Hoàng Đan (Tam Dương), cầu Bến Gạo, các xã Đồng Ích, Tiên Lữ, đến ngã ba Xuân Lôi (xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch) rẽ theo đường 305C qua địa bàn xã Văn Quán khoảng 01km là đến Đền Hạ, xã Đồng Thịnh. Thôn Thượng Yên, xã Đồng Thịnh có 03 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có đền Thượng và chùa Hoa Nghiêm (được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2006) gắn với lễ hội rước cây bông, một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, nổi bật của huyện, của tỉnh. Đền Hạ, cũng như 02 di tích nói trên, mang những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của làng Thượng Yên, xã Đồng Thịnh nói riêng, của huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc nói chung. Đền Hạ thờ Tản Viên Sơn Thánh, phối thờ hai vị thần là Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương, tương truyền là những vị thần có công giúp vua Hùng đánh giặc bảo vệ đất nước. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, quy mô ba gian bằng gỗ, mái lợp ngóiâm, bệ thờ hậu cung lát đá xanh, phía trước có thềm, có hiên. Qua thời gian, đền bị xuống cấp, đến những năm chống Pháp, đền được tháo dỡ để phục vụ kháng chiến. Năm 2019, đền Hạ được xây dựng lại trên nền móng cũ, theo lối kiến trúc truyền thống. Đền Hạ hiện nay tọa lạc trên một khu đất khá cao ráo và bằng phẳng ở đầu làng. Đền có quy mô nhỏ, tổng diện tích khuôn viên đền chỉ có 176,9m2, gồm các hạng mục: nghi môn, sân, đền. Bố cục mặt bằng kiến trúc đền theo kiểu “chuôi vồ” truyền thống, gồm ba gian đại bái, một gian hậu cung, tường hồi bít đốc, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù. Hệ thống chịu lực chính bằng gỗ, liên kết các bộ vì theo kiểu thức “chồng rường” kết hợp với “quá giang gối cột”. Mái lợp ngói mũi, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, nền lát gạch đỏ truyền thống. Trên các ván mê, đầu dư, bẩy hiên được chạm trổ hình rồng, phượng, mây lá cách điệu. Theo tài liệu cũ và lời kể của các cụ cao niên trong làng, Thượng Yên cũng như tại các đền, miếu của làng, hàng năm có 6 kỳ lễ, tiệc. Đó là các ngày: mùng 9 tháng Giêng - tiệc sinh thánh, mùng 4 tháng Hai - tế xuân, ngày 25 tháng Năm - tiệc thánh hóa, ngày 24 tháng Bảy - tế thu, ngày 25 tháng Mười - lễ hạ điền, ngày 25 tháng Chạp - lễ thượng điền. Trong 6 kỳ lễ tiệc ấy có 2 kỳ tổ chức thành lễ hội với quy mô khá lớn, đó là: tiệc sinh thánh- còn gọi là lễ hội rước cây bông hay lễ cầu màu và tiệc hóa thánh - còn gọi là lễ hội cướp cầu. Đây là những lễ hội đặc sắc, bảo lưu được nhiều yếu tố di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, thể hiện tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông nghiệp. Lễ hội rước cây bông được tổ chức chính ở đền Thượng, tại đền Hạ vào ngày này chỉ tổ chức tế lễ, kính thánh, lễ vật dâng thánh có lợn sống và xôi gà.Đền Hạ là nơi tổ chức lễ hội cướp cầu, một lễ hội đặc sắc khác của làng Thượng Yên. Lễ hội bắt đầu từ chiều ngày 24 tháng Năm (âm lịch) với nghi thức cáo yết tại đền. Ngày 25 tháng Năm là chính hội, nghi thức có tế lễ, rước xách. Lộ trình rước nghinh thánh từ đền Thượng về đền Hạ. Đoàn rước gồm có cờ quạt, tàn lọng, bát bửu, chiêng, trống, trung tâm đoàn rước là kiệu thánh, trên kiệu có đặt 3 quả cầu gỗ được các nam thanh, nữ tú nâng rước, theo sau là quan viên và bà con dân chúng. Sau khi đoàn rước về đến đền, an vị xong là tổ chức các nghi thức tế lễ. Đội tế có 12 người, tế 3 tuần. Sau phần tế lễ là hội cướp cầu, ba quả cầu đã tế thánh tượng trưng cho “cầu tiên”, “cầu lộc”, “cầu phúc” được tung ra sân cho trai đinh các giáp tranh cướp, giáp nào đưa được cầu về hố của giáp mình là thắng. Từ sau khi đền Hạ bị phá dỡ, không còn không gian nên cũng không tổ chức lễ hội cướp cầu nữa. Đền năm 2020, sau khi đền được khôi phục như hiện nay, lễ hội cướp cầu lại được phục hồi. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, quy mô tổ chức lễ hội đã tiết giảm, không còn phần rước kiệu, cũng không còn hội cướp cầu. Sau khi tế lễ, chủ tế phát 3 quả cầu cho đại diện 3 thôn Thượng Yên, Bằng Phú, Yên Thái, phát cầu tượng trưng với ý nghĩa phát lộc cho tất cả nhân dân trong làng. Nhìn chung, đền Hạ tuy mới được phục hồi trên nền cũ nhưng vẫn đảm bảo kiểu dáng kiến trúc truyền thống và ý nghĩa về văn hóa, tín ngưỡng của ngôi đền thờ thần vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đền Hạ cùng với đền Thượng, chùa Hoa Nghiêm là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư làng Thượng Yên. Tại đây còn bảo tồn được nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích, đền Hạ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tháng 01 năm 2022. Đây là cơ sở, cũng là tiền đề cho chính quyền các cấp và cộng đồng dân cưtổ chức, triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương./. Linh NgãNguồn: Cổng thông tin sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc Trở về đầu trang Đền Hạ Thượng Yên thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên Cao Sơn Đại vương Quý Minh Đại vương 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10