Đền Hạ xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn thờ phụng đức thánh Cao Sơn và Quý Minh đại vương. Hai ông vốn là thuộc tướng thời vua Hùng thứ 18, người có công giúp Hùng Duệ Vương phá tan chúa Thục đến xâm lăng giang sơn, mang lại bình yên cho đất nước, cho nhân dân.
Đền Hạ, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn tọa lạc trên đỉnh đồi
rừng Dẻ, ngoảng hướng Đông ghé Bắc, bao quanh phía sau, phía trước có cây cổ thụ
tô điểm cho khu di tích thêm cổ kính, uy linh. Đền có bố cục hình chữ đinh
(đinh ngược) gồm 3 gian tiền tế nối với 1 gian hậu cung.
Năm 1944 do chiến tranh và loạn lạc, thổ phỉvào bản cướp của
đốt nhà, dân bản phải tản cư đi nơi khác, ngôi đền cũng bị chúng thiêu chụi
trong thời gian này. Đến năm 1948 dân bản quay về làng cũ lập lại làng, dựng lại
ngôi đền và nhân dân địa phương nhiều lần hưng công tu sửa di tích, tô điểm cho
cảnh quan khu di tích ngày càng khang trang tố hảo.
Năm 1987 thay lại ngói mái, cùng hệ thống dui, mè. Năm 2003
thay quá giang cùng hệ thống hoành mái, quét vôi ve lại toàng bộ tường xây trước
và sau, lát lại sân đền cùng 3 gian tiền tế và hậu cung,trước cửa đền là khoảng
sân gạch rộng, ba phía có hệ thống tường bao xây lửng.
Sân nối với toà tiền tế bởi hệ thống bậc tam cấp có chiều
dài 40cm, chiều cao 25cm. Toà tiền tế đền Hạ được tạo bời 3 gian xây bình đầu
bít đốc, mái lợp ngói.
Đền Hạ không chỉ là công trình tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội
của nhân dân hằng năm, mà đền là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp: Đền là nơi chứa lương thực, vũ
khí của bộ đội địa phương; là địa điểm cho cán bộ cách mạng hoạt động bí mật,
nơi tập trung, huấn luyện lực lượng dân quân du kích điạ phương đánh giặc Pháp.
Đền Hạ thờ đức thánh Cao Sơn và Quý Minh đại vương. Hai ông
vốn là thuộc tướng thời vua Hùng thứ 18, người có công giúp Hùng Duệ Vương phá
tan chúa Thục đến xâm lăng giang sơn, mang lại bình yên cho đất nước, cho nhân
dân. Công lao của các ông đã được các sử thần xưa biên ghi trong quốc sử, trong
ngọc phả, thần tích, sắc cho nhân nhân nhiều nơi lập đền, đình thờ phụng, trong
đó có đền Hạ.
Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật quý như:
Bát hương sứ loại to(mới): 02 chiếc, cao 30cm, đường kính miệng 30cm men trắng
vẽ lam đề tài lưỡng long chầu nhật, diểm miệng và chân trang trí đề tài hoa văn
sóng nước-thuỷ ba và hoa văn kỷ hà, bát hương sứ nhỏ03 chiếc, cao 12 cm, đường
kính miệng 10cm, men trắng vẽ lam đề tài lưỡng long chầu nhật, chiêng đồng01
cái, đường kính 50cm, cao 7,5cm.
Hằng năm, đến ngày mùng 1, ngày 15 tháng Giêng; ngày mùng 8
tháng 4 Âm lịch (lễ xuống đồng); ngày 15 tháng 7 Âm lịch(lễ lên đồng), nhân dân
địa phương tổ chức dâng hương, tế lễ tại đền rất long trọng, để tưởng nhớ đến
những người có công với dân, với nước.Đền là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng của nhân dân địa phươngcó giá trị lịch sử-văn hoá.
Trong những năm qua, di tích đền Hạ luôn được chính quyền và
nhân dân địa phương quan tâm tôn tạo, do vậy hiện trạng di tích rất khang trang
tố hảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng ngày càng cao của nhân dân
địa phương.
Đây là sự nỗ lực rất to lớn của nhân dân trong thôn, sự quan
tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND, các ban ngành, đoàn thể xãKiên Thành. Với những
giá trị về lịch sử- văn hóa vốn có, năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ra
quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá đối với di tích đền Hạ.
Đền Hạ là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡngcủa nhân dân địa
phương, góp phần to lớn trong việc tạo khối đoàn kết trong nhân dân, xây dựng đời
sống văn hoá tinh thần ngày càng phong phú, hăng say lao động sản xuất, xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
Lê Thị Hoa