Hợp Lang, người con thứ mười một của Vua Hùng, là tướng Văn, được phong tước Lạc Hầu. Từ truyền thuyết đến Ngọc phả đều ghi rằng, thần Hợp Lang diện mạo khác thường. Lạc hầu được vua chia ở phủ Hoài Hoan. Lạc hầu ngao du theo dòng sông Mã, tìm đến sông ngòi nước biếc đất linh thiêng.
Không biết có một nơi nào nữa ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nước
Việt Nam nói chung có sự đặc biệt như thế hay không, nhưng ở huyện Yên Định, 29
xã, thị trấn, chỉ có một. Đó là xã Yên Bái. Đó là làng Hổ Bái. Xã Yên Bái duy
nhất một làng Hổ Bái. Duy nhất làng Hổ Bái thành một xã Yên Bái.
Đền Hổ Bái thuộc làng Hồ Bái, tọa lạc trên đất Trang Chân
Bái, phủ Thiệu Thiên (xã Yên Bái, huyện Yên Định). Đền là nơi thờ phụng thần Hợp
Lang, hoàng tử thứ 11 của vua Hùng. Ngoài ra trong đền còn thờ 2 danh thần Quan
Võ họ Lưu Thế là: Lưu Thế Tán (Phụ quốc Thượng tướng quân, Tước Trà quận công)
và Lưu Thế Toản (Thái Phó sính Quốc công hùng dũng, Đại tướng quân Dực bảo
trung hưng Trung đẳng phúc) và 2 quan Quan Văn là Hoàng Giáp Trịnh Cảnh Thụy và
Tiến Sĩ Trịnh Minh Lương.
Theo Ngọc phả làng Hổ Bái thì Thần Hoàng làng là thần Hợp
Lang (có chỗ gọi Thánh), người con thứ mười một của Hùng Vương. Truyền thuyết,
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Trăm trứng nở
thành một trăm người con trai.
Người con cả của Âu Cơ được chọn làm vua, gọi là Hùng
Vương. Ông lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên (TCN), đặt quốc hiệu là Văn
Lang, chia nước làm 15 bộ.
50 con trai theo mệnh cha đI về thuỷ phủ, chia nhau trấn trị
xứ sông nước, cùng phục tùng nhau, lập làm quân thần đưa người con trưởng Vua
Hùng tôn lên làm Vua gọi là Hùng Vương năm 2879 trước công nguyên (TCN). Hiệu
nước là nước Văn Lang. Đong giáp Nam hải, Tây tới ba thục, Bắc đến động đình,
Na tới hà tôn, đều chia trong nước làm 15 bộ. 1 là Giao Chỉ, 2 là Chu Diên, 3
là Võ Ninh, 4 là Phúc lộc, 5 là Hải ninh, 6 là Dương tuyền, 7 là Lục Hải, 8 là
Hoài Hoa, 9 là Cửu Chân, 10 là Châm Định, 11 là Nhật nam, các con em Vua Hùng
chia ra để cai trị dùng thân thuộc vậy. đặt các con lên làm tướng văn, tướng
võ.
Tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con
trai Vua gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ nương. ( 50 người con trai theo Mẹ
Âu Cơ về núi non trấn trị có phả tích khác).
Hợp Lang, người con thứ mười một của Vua Hùng, là tướng
Văn, được phong tước Lạc Hầu. Từ truyền thuyết đến Ngọc phả đều chép rằng, thần
Hợp Lang diện mạo khác thường. Lạc hầu được vua chia ở phủ Hoài Hoan. Lạc hầu
ngao du theo dòng sông Mã, tìm đến sông ngòi nước biếc đất linh thiêng.
Ngài một mình hiện hình đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên
Định, thấy đây là nơi giao tụ nước biếc linh thiêng, trong lành, hình sông thế
núi uyển chuyển với giải đất anh linh trọng yếu.
Lạc Hầu gọi cụ già họ Trịnh Bản Trang cho xây dựng một ngôi
đền thờ ở bên sông (trên chính mảnh đất của đền Hổ Bái ngày nay). Công việc
xong, Lạc Hầu biến về thủy cung (tức ngày 4/4). Từ đó hàng năm đến ngày mùng
4/4 nhân dân tiến hành lệ hương đèn cúng tế.
Theo Địa chí xã Yên
Bái, ngọc phả làng Hổ Bái, thần Lạc Hầu Hợp Lang, người con thứ mười một của
Vua Hùng khi ngược thuyền từ Hàm Rồng sông Mã lên đến đây, thấy cảnh trí, hình
sông thế núi vừa tươi đẹp trù phú, vừa có địa thế quân sự tốt nên đã cho lập
làng, kêu gọi dân các nơi đến sinh sống.
Tên làng đầu tiên là Trang Trân Bái. Đến cuối thế kỷ 16,
cái tên Trang Trân Bái vẫn còn trong các văn bản hành chính. Thần Lạc Hầu Hợp
Lang được thờ là Thần Hoàng của làng. Nếu nhìn từ trên cao, Cựu Mã Giang là
Thiên Nhãn - mắt trời. Làng Trang Trân Bái chính là con ngươi thiên nhãn, đền Hổ
Bái là hoàng điểm trong võng mạc của Thiên Nhãn vĩ đại mà tạo hóa tạo nên. Ba
con sông: sông Mã, sông Cầu Chày, sông Chu tạo thành chữ tam, gần chữ Vương.
Cách nhìn ấy đúng với mệnh của Hợp Lang là mệnh thủy, vua
miền sông nước. Điều đó lý giải rằng, tại sao hơn bốn nghìn năm nay, qua bao
thăng trầm biến thiên của lịch sử, một làng Trang Trân Bái cách đây gần năm
nghìn năm vẫn nguyên làng Hổ Bái.
Từ một làng Hổ Bái lớn thành sáu giáp (sáu làng): Yên Đông,
Yên Lý, Yên Lọc, Yên Đức, Yên Phúc, Yên Thành. Sáu giáp ấy thành một xã Yên Bái
với diện tích 5km², dân số hơn bốn nghìn người, mật độ dân số đạt 774 người/km².
Hổ Bái là đất trồng cam (cam chanh, cam giấy, cam đường)
ngon nổi tiếng, không một địa phương nào ở huyện Yên Định có được. Về cấu trúc
xã hội, từ một cụ già họ Trịnh Trang Trân Bái nay có hơn mười dòng họ quần tụ
sinh sống (trong tổng số bốn mươi dòng họ của huyện Yên Định), xây dựng quê
hương ngày một giàu đẹp; có nhiều dòng họ lớn như họ Trịnh, họ Lưu, họ Nguyễn,
họ Hà, họ Lê. Dòng họ nào cũng có người nổi danh trong lịch sử.
Đền thờ Lạc Hầu Hợp Lang - Đền Hổ Bái, được Bộ VH,TT&DL
xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, ngày 12/8/1993. Liên quan đến đền Hổ Bái
(hay nghè Hổ Bái) có bốn sự kiện lớn.
Sự kiện thứ nhất là Thần Lạc Hầu Hợp Lang chọn đất cho dựng
ngôi đền cách đây gần năm nghìn năm. Đây là sự kiện quan trọng nhất.
Sự kiện thứ hai là Nhị vua Hao Bà Trưng về đền cầu anh linh
Vua Hùng, Tổ tiên linh thiêng phù hộ để diệt giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi. Ngọc
phả đền Hổ Bái ghi rằng, năm 40 sau công nguyên, để trả thù cho chồng bà là Thi
Sách, bị tên Thái thú Tô Định giết chết, chúa Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị
phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh.
Bà Trưng sai sứ thần về đền thờ Lạc Hầu Hợp Lang ở Trang Trân
Bái cầu khấn mong được Tổ tiên anh linh giúp đỡ. Lời khấn cầu linh ứng. Nhị
Thánh vương cùng nghĩa quân đã đánh tan quân giặc.
Nhị Vua Bà về đất Trang Trân Bái mở hội ăn mừng, khen thưởng
úy lạo quân dân trong một tháng, bắt đầu từ mùng 9/2 âm lịch.
Nhị Vua Bà ban thưởng cho nhân dân tiền công 60 quan để đền
ơn, ban thêm cho ông nhà họ Trịnh tiền bạc 2 lượng, lại hạ lệnh cho nhân dân bản
Trang Trân Bái chia làm hai đạo thần tử theo tạo lập hai bên sông để làm hai
khu tả hữu án giữ danh giới sông.
Lại hạ mệnh tu sửa Đền thờ chính ở đất đó. Cùng kỳ hương hoả
phụ thờ ban cấp tiền công 27 quan, cho phép được miễn binh lương, phong mỹ tự
chữ đẹp là: Thượng đẳng phúc thần lớn cùng đất nước mãi mãi thịnh vượng; Phong
đương cảnh thành hoàng hiển hách anh linh tu tề giúp nước; Thượng đẳng phúc thần
đại vương. Cho phép hai khu tả hữu Trang Trân Bái huyện Yên Định phủ Thiệu
Thiên, Châu Hoan làm bãi hộ thần thờ hương hoả.
Sự kiện thứ ba: Năm Trùng Hưng thứ hai, triều Trần Nhân Tông
(1286), đất nước vừa đánh tan năm mươi vạn quân giặc Mông Nguyên(1285), lại bị
hạn hán khốc liệt kéo dài. Mùa màng thất bát, dân chúng đói kém. Hàng trăm vạn
kẻ thù lại đang rình rập tấn công lần nữa.
Vua Trần Nhân Tông lệnh cho các Đình thần trở về chính ngôi
Đền thờ thiêng ở Trang Chân Bái làm lễ tế cầu đảo, được 3 ngày tự nhiên trời
giáng xuống cơn mưa lớn. Vua cho là linh thiêng, lệnh truyền cho các cụ già bản
Trang Trân Bái tiến hành làm lễ tạ cầu đảo ban thưởng thêm tiền 28 quan để làm
việc tế thờ xuân thu hai kỳ bằng tiền công. Tặng phong mỹ tự là: Thượng đẳng
phúc thần muôn đời được thờ cúng tới vô cùng vậy. Nhà vua sắc phong thần đền
Trang Trân Bái là Đương cảnh Thành Hoàng hiển hách anh linh, cứu tế rộng khắp,
cho phép hai bên tả hữu Trang Trân Bái huyện Yên Định, phủ Thiệu Thiên, đạo
Thanh Hoá phụng thờ y như trước.
Ngày sinh, ngày mất, tên huý thờ lệ khai ra sau: Ngày sinh
Thánh Hợp Lang (Thần): Ngày 25/8; Ngày mất của Hợp Lang: Ngày 4/4; Ngày mùng
9/2; Ngày làm lễ khánh tiết 13/11. (Tên kiêng huý hai chữ Hợp Lang nhất thiết cấm,
khi tiến hành làm lễ, sắc trắng không được mặc vì điều cấm).
Sự kiện thứ tư liên quan đến đền Hổ Bái. Hưởng ứng chiếu Cần
vương của vua Hàm Nghi (1988), nhân dân Trang Trân Bái đã tập hợp đội quân theo
Hàm Nghi chống Pháp. Một bộ phận lãnh tụ của cuộc chiến đấu từ Ba Đình (Nga
Sơn) về đóng ngay tại đền Hổ Bái. Bọn Pháp đem một trung đội có đầy đủ súng ống
về đàn áp. Nhân dân Hổ Bái chiến đấu rất kiên cường. Bỗng một hôm, ngôi đền bốc
cháy dữ dội. Từ cổng Nghinh môn, đền chính, tẩm cung, tượng, ngọc phả đều biến
thành tro bụi. Có người bảo giặc Pháp đốt. Có người cho rằng, chính nghĩa quân
Cần vương đã đốt.
Một mặt họ lý giải, ngôi đền thiêng liêng đã bị bọn Pháp làm
ô uế phải đốt đi; một mặt họ lý giải, nghĩa quân đã đốt đền để giết sạch trung
đội lính Pháp. Dù nguyên nhân nào thì ngôi đền sau lần hỏa hoạn ấy cũng không
còn nữa. Nhưng chỉ tám năm sau, đến đời vua Thành Thái (1896), nhân dân Hổ Bái
đã quyên góp tiền của dựng lại toàn bộ ngôi đền to lớn đẹp đẽ như cũ.
Cổng Tam quan Đền Tôn thần Hồ Bái
Hổ Bái vừa kỷ niệm 100 năm đền Hổ Bái năm ngoái. Năm gian đền
chính làm bằng gỗ lim. Hai gian tẩm cung mái vòm hạ thấp phía sau. Cổng Nghinh
môn uy nghi đồ sộ. Trong khuôn viên của đền có những cây thông mấy trăm năm tuổi.
Trước cổng đền là cây gạo gốc ba bốn người ôm. Mùa hè tới, hoa đỏ rực trời. Chỉ
khác một chút là, trước kia, đền ngoảnh mặt ra sông, bây giờ, đền quay lưng ra
sông.
Ban thờ Lạc hầu Tôn thần Hợp Lang
Hiện nay, ngôi đền xuống cấp trầm trọng. Mấy hàng cột sơn nửa
đỏ, nửa nâu. Hai bức hoành phi đại tự: Thánh thọ vô cương và Vạn cổ anh linh đã
xuống màu sơn. Bên phải lối vào đền là nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
của xã Yên Bái, Trong đó tên Anh hùng Lưu Thế Hà ghi dòng đầu tiên trên bia. Tiếp
theo là 144 liệt sĩ.
Theo ngọc phả làng Hổ Bái, hiện nay, Hổ Bái có bốn lễ hội
chính trong năm. Bốn lễ hội ấy là: Ngày sinh Thánh Hợp Lang, 25/8; Ngày mất của
Thánh Hợp Lang, mùng 4/4; Ngày Nhị Vua Bà về ăn mừng chiến thắng, tạ thần, khao
dân, mùng 9/2; Ngày làm lễ khánh tiết 13/11 (tất cả đều tính theo ngày âm lịch).
Hiện nay, hàng năm, làng Hổ Bái chỉ tập trung làm một Lễ hội
chính là ngày mùng 9/2, ngày Nhị Vua Bà về tạ thần Hợp Lang, khao dân mừng chiến
thắng. Trong Lễ hội tổ chức nhiều trò vui chơi ca hát, ôn truyền thống. Nhưng nội
dung chính là thi làm bánh lá. Hai nghìn năm nay tục lệ ấy vẫn không bỏ. Bánh
lá răng bừa nổi tiếng Yên Định, nổi tiếng Thanh Hóa, chính là bắt nguồn từ Hổ
Bái.
Lễ hội là một truyền thống văn hóa đẹp được gìn giữ gần hai
nghìn năm nay. Đó là niềm tự hào của làng Hổ Bái, xã Yên Bái. Đó cũng là niềm tự
hào của cả huyện Yên Định.
Nhất định đền Hổ Bái sẽ được trùng tu, tôn tạo xứng tầm văn
hóa, lịch sử, truyền thống, sự linh thiêng và lòng thành kính nghìn năm ngưỡng
vọng của nhân dân. Khách thập phương lại tấp nập về Hổ Bái để được thể nguyện
tâm linh trước ngôi đền thờ Lạc Hầu Hợp Lang từ thời Hùng Vương gần năm nghìn
tuổi.
Nguyễn Minh Khiêm
Nguồn: Văn hóa Đời sống