Đền Mẫu Âu Cơ - Nơi nguồn cội của muôn dân đất Việt Đền Mẫu Âu Cơ - Nơi nguồn cội của muôn dân đất Việt Đền Mẫu Âu Cơ tại Hạ Hòa - xã Hiền Lương, được coi là là nơi xuất phát và tiêu biểu nhất của hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân. Từ xa xưa, thờ Mẫu đã trở thành nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa của người Việt. Nhiều nhà sử học cho rằng, mỹ tục này xuất phát từ mảnh đất Hiền Lương của huyện Hạ Hòa - nơi có đền Mẫu Âu Cơ. Đền Mẫu Âu Cơ tại Hạ Hòa - xã Hiền Lương, được coi là là nơi xuất phát và tiêu biểu nhất của hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân. Tục truyền rằng, nàng Âu Cơ là “Tiên nữ giáng trần”, không chỉ rất xinh đẹp, “so hoa hoa biết nói, so ngọc ngọc ngát hương” mà nàng Âu Cơ còn chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật nên thường được gọi là “Đệ nhất tiên thiên công chúa”. Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương, nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trứng, nở thành một trăm người con. Một ngày, thấy các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, tuy khí âm dương hợp lại mà thành trăm con, nhưng chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói rồi, bèn chia 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, chia nước ra để cai trị lưu truyền dài lâu. Trong 50 người con theo mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, 49 người con tiếp tục theo Mẹ lên rừng, đến trang Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, trấn Tây Sơn, thấy ba bề sông nước uốn quanh lung linh bóng núi, đất đai màu mỡ, cỏ cây hoa lá tốt tươi, là nơi hội tụ của cá chim, muông thú Mẹ liền chọn nơi này làm chốn dừng chân và cho khai khẩn đất hoang, lập thôn ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Thế rồi từ đó vùng đất này trở nên trù phú, vạn vật tốt tươi. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ lại cùng các con đi mở mang vùng đất mới. Đến khi giang sơn thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng bà lại trở về Hiền Lương - nơi bà đã chọn gắn bó cuộc đời mình. Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, sau khi thay xiêm áo Mẹ giữ lại dải khăn đào và theo các Tiên nữ bay về trời, Mẹ cố bay thật thấp để nhìn thấy con cháu và nơi ở lần cuối, rồi thả dải lụa đào vương trên cây đa cổ thụ. Chỗ Mẹ thả dải lụa, sau này đã được người dân trong vùng dựng lên ngôi miếu phụng thờ, đời đời hương khói - đó là miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Năm 1456 Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong sắc và cấp 30 quan tiền tôn tạo miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Cũng chính từ thời gian này tên gọi đền Mẫu Âu Cơ đã thay thế miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Từ đây nhân dân Hiền Lương, nhân dân Hạ Hòa giữ gìn, trùng tu Đền đời đời phụng thờ hương khói. Cổng Tam quan Đường chính vào đền Thần tích ghi lại rằng: Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Đền Thánh Mẫu Âu Cơ Ngôi đền tuy không rộng lớn, đồ sộ nhưng lại được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Khách tham quan có thể tìm thấy ở đây nhiều di vật như tượng Tổ Mẫu Âu Cơ, tượng Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn hay các bức chạm tinh tế trên cửa võng, xà ngang, diềm chung quanh cửa thượng cung. Hiện nay, đền chính có bố cục theo kiểu chữ Đinh (J) với ba gian hậu cung và năm gian đại bái. Ban thờ tổ Mẫu Âu Cơ. Ảnh Tiến Dũng Là di tích lịch sử văn hoá tồn tại hơn 5 thế kỷ, đền Mẫu Âu Cơ đã 3 lần được các triều đại Nhà nước Việt Nam công nhận là đền quốc tế. Thế kỷ XV (1465) nhà Lê phong sắc và cho xây dựng đền to, rộng như hiện nay. Thế kỷ XIX nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc công nhận đền Mẫu Âu Cơ. Ngày 3/8/1991 Bộ Văn hoá thông tin nước CHXHCN Việt Nam cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Mẫu Âu Cơ. Ngày 23/1/2017 Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Năm 2019, Tượng Mẫu Âu Cơ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đền Mẫu Âu Cơ kết hợp với chùa Linh Phúc và đình Đức Ông tạo thành một quần thể di tích có sức hút đặc biệt, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân. Đền Mẫu Thượng Thiên Nhà Hữu Mạc Giếng Loan Giếng Phượng Nhà lưu niệm Nhà khách Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ khai Hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm, bắt đầu với nghi thức tế lễ Tam vị Đức ông, do đội tế nam thực hiện. Ngay sau khi cúng lễ xong, đoàn rước kiệu Thánh từ đình ra đền Mẫu Âu Cơ được khởi hành. Đi đầu đoàn rước là đội cờ ngũ hành, cờ thần, tiếp đến là giàn bát bửu và các đồ tế khí. Sau kiệu là những vị chức sắc, các bô lão mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn xếp, các vãi già với áo tứ thân, rồi đến dân làng đi trẩy hội. Trong tiếng trống, tiếng nhạc, bát âm sáo nhị, tiếng phách vang lừng, cỗ kiệu bát cống sơn son thiếp vàng do tám cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp trống. Đúng giờ Thìn đoàn rước về đến sân đền Mẫu. Không khí tôn nghiêm, đèn nến lung linh, hương trầm ngọt ngào, lễ dâng hương và lễ vật bắt đầu. Lễ vật chỉ toàn đồ chay gồm hoa quả, đăng, hương, trầu, rượu cùng 100 cầu bánh mật, 100 phẩm bánh chè kho, 100 chiếc bánh ít tượng trưng cho lễ vật của 100 người con dâng lên mẹ. Sau lễ dâng hương và lễ vật là tổ chức tế nữ quan. Một trong những nghi lễ đặc biệt thiêng liêng trong Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ là Lễ tế nữ quan do đội tế nữ chủ trì. Đội tế nữ gồm 14 người, bao gồm những cô gái thanh tân, có sức khỏe, nhanh nhẹn, phẩm hạnh tốt, gia đình không có vướng bụi, được dân làng lựa chọn từ trước. Các cô gái trong đội tế đều mặc áo dài, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, Chủ tế mặc trang phục màu đỏ. Trong tiếng trống chiêng trầm hùng, tiếng nhạc bát âm réo rắt, giữa không khí trong đền hương trầm tỏa ngát, cuộc tế lễ diễn ra hết sức thiêng liêng. Tất thảy dân làng và người dự hội cùng hướng vào đền, bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ, ngưỡng vọng Thánh Mẫu. Theo dân truyền, đền Mẫu Âu Cơ từ xưa đã nổi tiếng linh thiêng. Thánh Mẫu không chỉ phù hộ cho dân Hiền Lương luôn được nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt, cuộc sống no lành, mà mọi người lòng thành đến lễ ở đây cũng luôn được Thánh Mẫu phù hộ cho gia đình và bản thân được an khang, làm ăn phát đạt, gặp được nhiều điều tốt lành trong cả năm,... Ngoài phần lễ, tại sân đền còn diễn ra phần hội không kém phần sôi động với các trò chơi dân gian như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm có thưởng, đặc biệt còn có phần ca hát những bài hát ca ngợi Mẫu Âu Cơ và công đức của Người. Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh độc đáo của cả dân tộc Việt. Nghi lễ chỉ dùng cỗ chay, ngũ quả với ý nghĩa văn hoá và giá trị lịch sử của lễ hội là một di sản quý báu, trở thành nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho muôn đời thế hệ con cháu. Ngày nay, đồng bào ta dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ gửi lại các con dải lụa đào thương nhớ trước khi trở về trời. Mẹ Âu Cơ - người mẹ huyền thoại, người mẹ trong tâm thức của dân tộc Việt Nam. Trở về Đền Mẫu Âu Cơ để mỗi chúng ta khắc ghi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng, giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất Tổ tiên truyền lại. Nguyễn Việt Dũng Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa Nguồn: Báo Phú Thọ Đền Mẫu Âu Cơ tại Hạ Hòa - xã Hiền Lương, được coi là là nơi xuất phát và tiêu biểu nhất của hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân. Từ xa xưa, thờ Mẫu đã trở thành nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa của người Việt. Nhiều nhà sử học cho rằng, mỹ tục này xuất phát từ mảnh đất Hiền Lương của huyện Hạ Hòa - nơi có đền Mẫu Âu Cơ. Đền Mẫu Âu Cơ tại Hạ Hòa - xã Hiền Lương, được coi là là nơi xuất phát và tiêu biểu nhất của hoạt động văn hóa tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân. Tục truyền rằng, nàng Âu Cơ là “Tiên nữ giáng trần”, không chỉ rất xinh đẹp, “so hoa hoa biết nói, so ngọc ngọc ngát hương” mà nàng Âu Cơ còn chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật nên thường được gọi là “Đệ nhất tiên thiên công chúa”. Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương, nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trứng, nở thành một trăm người con. Một ngày, thấy các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, tuy khí âm dương hợp lại mà thành trăm con, nhưng chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói rồi, bèn chia 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, chia nước ra để cai trị lưu truyền dài lâu. Trong 50 người con theo mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, 49 người con tiếp tục theo Mẹ lên rừng, đến trang Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, trấn Tây Sơn, thấy ba bề sông nước uốn quanh lung linh bóng núi, đất đai màu mỡ, cỏ cây hoa lá tốt tươi, là nơi hội tụ của cá chim, muông thú Mẹ liền chọn nơi này làm chốn dừng chân và cho khai khẩn đất hoang, lập thôn ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Thế rồi từ đó vùng đất này trở nên trù phú, vạn vật tốt tươi. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ lại cùng các con đi mở mang vùng đất mới. Đến khi giang sơn thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng bà lại trở về Hiền Lương - nơi bà đã chọn gắn bó cuộc đời mình. Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, sau khi thay xiêm áo Mẹ giữ lại dải khăn đào và theo các Tiên nữ bay về trời, Mẹ cố bay thật thấp để nhìn thấy con cháu và nơi ở lần cuối, rồi thả dải lụa đào vương trên cây đa cổ thụ. Chỗ Mẹ thả dải lụa, sau này đã được người dân trong vùng dựng lên ngôi miếu phụng thờ, đời đời hương khói - đó là miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Năm 1456 Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong sắc và cấp 30 quan tiền tôn tạo miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Cũng chính từ thời gian này tên gọi đền Mẫu Âu Cơ đã thay thế miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Từ đây nhân dân Hiền Lương, nhân dân Hạ Hòa giữ gìn, trùng tu Đền đời đời phụng thờ hương khói. Cổng Tam quan Đường chính vào đền Thần tích ghi lại rằng: Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Đền Thánh Mẫu Âu Cơ Ngôi đền tuy không rộng lớn, đồ sộ nhưng lại được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Khách tham quan có thể tìm thấy ở đây nhiều di vật như tượng Tổ Mẫu Âu Cơ, tượng Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn hay các bức chạm tinh tế trên cửa võng, xà ngang, diềm chung quanh cửa thượng cung. Hiện nay, đền chính có bố cục theo kiểu chữ Đinh (J) với ba gian hậu cung và năm gian đại bái. Ban thờ tổ Mẫu Âu Cơ. Ảnh Tiến Dũng Là di tích lịch sử văn hoá tồn tại hơn 5 thế kỷ, đền Mẫu Âu Cơ đã 3 lần được các triều đại Nhà nước Việt Nam công nhận là đền quốc tế. Thế kỷ XV (1465) nhà Lê phong sắc và cho xây dựng đền to, rộng như hiện nay. Thế kỷ XIX nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc công nhận đền Mẫu Âu Cơ. Ngày 3/8/1991 Bộ Văn hoá thông tin nước CHXHCN Việt Nam cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Mẫu Âu Cơ. Ngày 23/1/2017 Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Năm 2019, Tượng Mẫu Âu Cơ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đền Mẫu Âu Cơ kết hợp với chùa Linh Phúc và đình Đức Ông tạo thành một quần thể di tích có sức hút đặc biệt, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân. Đền Mẫu Thượng Thiên Nhà Hữu Mạc Giếng Loan Giếng Phượng Nhà lưu niệm Nhà khách Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ khai Hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm, bắt đầu với nghi thức tế lễ Tam vị Đức ông, do đội tế nam thực hiện. Ngay sau khi cúng lễ xong, đoàn rước kiệu Thánh từ đình ra đền Mẫu Âu Cơ được khởi hành. Đi đầu đoàn rước là đội cờ ngũ hành, cờ thần, tiếp đến là giàn bát bửu và các đồ tế khí. Sau kiệu là những vị chức sắc, các bô lão mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn xếp, các vãi già với áo tứ thân, rồi đến dân làng đi trẩy hội. Trong tiếng trống, tiếng nhạc, bát âm sáo nhị, tiếng phách vang lừng, cỗ kiệu bát cống sơn son thiếp vàng do tám cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp trống. Đúng giờ Thìn đoàn rước về đến sân đền Mẫu. Không khí tôn nghiêm, đèn nến lung linh, hương trầm ngọt ngào, lễ dâng hương và lễ vật bắt đầu. Lễ vật chỉ toàn đồ chay gồm hoa quả, đăng, hương, trầu, rượu cùng 100 cầu bánh mật, 100 phẩm bánh chè kho, 100 chiếc bánh ít tượng trưng cho lễ vật của 100 người con dâng lên mẹ. Sau lễ dâng hương và lễ vật là tổ chức tế nữ quan. Một trong những nghi lễ đặc biệt thiêng liêng trong Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ là Lễ tế nữ quan do đội tế nữ chủ trì. Đội tế nữ gồm 14 người, bao gồm những cô gái thanh tân, có sức khỏe, nhanh nhẹn, phẩm hạnh tốt, gia đình không có vướng bụi, được dân làng lựa chọn từ trước. Các cô gái trong đội tế đều mặc áo dài, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, Chủ tế mặc trang phục màu đỏ. Trong tiếng trống chiêng trầm hùng, tiếng nhạc bát âm réo rắt, giữa không khí trong đền hương trầm tỏa ngát, cuộc tế lễ diễn ra hết sức thiêng liêng. Tất thảy dân làng và người dự hội cùng hướng vào đền, bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ, ngưỡng vọng Thánh Mẫu. Theo dân truyền, đền Mẫu Âu Cơ từ xưa đã nổi tiếng linh thiêng. Thánh Mẫu không chỉ phù hộ cho dân Hiền Lương luôn được nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt, cuộc sống no lành, mà mọi người lòng thành đến lễ ở đây cũng luôn được Thánh Mẫu phù hộ cho gia đình và bản thân được an khang, làm ăn phát đạt, gặp được nhiều điều tốt lành trong cả năm,... Ngoài phần lễ, tại sân đền còn diễn ra phần hội không kém phần sôi động với các trò chơi dân gian như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm có thưởng, đặc biệt còn có phần ca hát những bài hát ca ngợi Mẫu Âu Cơ và công đức của Người. Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh độc đáo của cả dân tộc Việt. Nghi lễ chỉ dùng cỗ chay, ngũ quả với ý nghĩa văn hoá và giá trị lịch sử của lễ hội là một di sản quý báu, trở thành nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho muôn đời thế hệ con cháu. Ngày nay, đồng bào ta dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ gửi lại các con dải lụa đào thương nhớ trước khi trở về trời. Mẹ Âu Cơ - người mẹ huyền thoại, người mẹ trong tâm thức của dân tộc Việt Nam. Trở về Đền Mẫu Âu Cơ để mỗi chúng ta khắc ghi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng, giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất Tổ tiên truyền lại. Nguyễn Việt Dũng Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa Nguồn: Báo Phú Thọ Trở về đầu trang cây di sản Việt Nam mẫu mẹ Âu Cơ tổ mẫu âu cơ hạ hòa phú thọ tin mới phú thọ Giếng Loan giếng Phượng gò Thị gò Cây Dâu tỉnh Phú Thọ đền thờ tổ mẫu âu cơ 9 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10