Miếu (đền Hiển Ứng – miếu Chợ) thờ phụng Trấn quốc Đại tướng quân, một trong 6 vị dũng tướng đã cùng Phù Đổng Thiên vương dẫn binh đánh bại giặc Ân. Miếu ở phía sau, cách đền Gióng và chùa 200 mét.
Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống, đi
theo đê 6 cây số, đến làng Phù Đổng. Hoặc theo đường số 5 gặp đường số một mới
đi Lạng Sơn, qua cầu Phù Đổng, qua cây số 15 có đường rẽ phải đi theo đê một
cây số hỏi đền Thánh Gióng và chùa. Miếu (đền) thờ Trấn quốc Đại tướng quân
phía sau đền Gióng và chùa 200 mét.
Trấn quốc Đại tướng quân đánh giặc Ân từ đời Hùng Vương thứ
VI
Ở Phù Đông hiện có miếu thờ thân mẫu sinh ra Thánh Gióng.
Chàng Gióng sinh ra không có họ. Thời đó (vào đời Hùng Vương thứ sáu) giặc Ân từ
phương Bắc sang xâm chiếm nước ta. Vua cho tìm hiền tài đánh giặc.
Chàng Gióng từ một cậu bé được cả làng nuôi dưỡng lớn vụt
thành Phù Đổng sức khỏe phi thường, đem quân đi giết giặc. Trong làng và cả
vùng có sáu tướng tài sát cánh cùng với chàng Gióng đánh tan giặc giữ.
Trong sáu tướng đó, Đào tướng công lập được công lớn. Đánh
giặc xong, chàng Gióng đi đến núi Sóc (Sóc Sơn) cởi bỏ mũ, áo giáp sắt bay lên
trời. Vua Hùng vương thứ VI ghi công, dân tôn ngày là Phù Đổng Thiên Vương. Đào
tướng công vẫn ở trần thế gánh vác trọng sự, được vua phong làm Trấn Quốc đại
tương quân trông nom việc quân.
Trấn Quốc đại tướng quân được Vua Hùng ban nhiều sắc phong,
nhưng đều thất lạc do chiến tranh, loạn lạc. Cụ thể, vào năm 1947, giặc Pháp mở
trận càn lớn vào xã. Chúng nã hàng trăm quả đạn đại bác rồi mới xua quân vào cướp
bóc, đốt phá. Trong những rủi ro ấy, có cả bộ tư liệu quý, các sắc phong của đại
tướng quân. Bởi vậy, không ai nhớ được tên thật, danh tính, tuổi tác cũng niên
hiệu…
Giặc Ân không dám sang xâm lược nước ta. Trấn Quốc Đại tướng
quân giúp vua Hùng Vương thứ 6 tạo dựng nền thái bình thịnh trị.
Dân làng Phù Đổng và dân quanh vùng nhớ ơn lập đền thờ Thánh
Gióng. Ngài trở thành vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của nước ta (Tứ thánh bất
tử là: Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử).
Đào tướng công Trấn Quốc Đại tướng quân được tôn kính. Khi
ông mất dân Phù Đổng lập miếu (đền) thờ. Nơi thờ phụng Trấn Quốc chếch phía sau
đền thượng (đền Thánh Gióng) 300mét. Dân mai tang ngài bên cạnh nơi thờ phúng.
Hiện còn lăng mộ Trấn Quốc đại tướng quân sau miếu (đền) tại xóm Chợ xã Phù Đổng
Ngày kỵ (giỗ) Trấn quốc đại tướng quân vào trung tuần tháng
11 dương lịch hàng năm (ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm)
Theo cụ Đào Công Hảo (vừa tròn 100 tuổi), ông Đào Công Từ
(nguyên chủ tịch UBND huyện Gia Lâm) trước đây miếu thờ danh tướng Trấn quốc Đại
tướng quân có ba toà, có bái đường và hậu cung. Năm 1947 quân Pháp mở trận càn
lớn nã pháo và làng, miếu bị mất một phần, nhiều tư liệu quý như các đồ vật, sắc
phong bị cháy mất nhiều.
Đền và lăng mộ Trấn Quốc Đào Tướng quân
Những năm sau chống Pháp, xây dựng hoà bình, do những biến động
lịch sử miếu thờ bị phá bằng địa thành nhà kho chăn nuôi. Gần đây theo ý nguyện
của dân, một phần miếu thờ Trấn Quốc được xây dựng lại.
Lăng mộ được tôn tạo. Phần hậu cung có ngai thờ, hoành phi
sơn son thiếp vàng và hai đôi câu đối. Trong đó có câu:
Ninh sơn phá tặc, lao tuỳ chiết mã cộng thiên thu.
Kinh Bắc giáng trần công tại Lạc Hồng đinh lục thế.
Hiện nay dân làng đã cử ra một ban trông nom di tích gồm 5
người do họ Đặng, họ Nguyễn, họ Bùi, họ Đào… Khá đặc biệt là có một người con của
Nam Bộ ra Bắc tập kết đã ở lại Phù Đổng, cùng với Ban trông coi di tích vận động
nhân dân con cháu họ Đào xa gần góp công góp của xây dựng lại Hiển ưng Miếu.
Hiện công việc sưu tâm, biên khảo đang được tích cực sưu tầm.
Tin rằng, trong thời gian tới, con cháu họ Đào Công Phù Đổng và dân trong vùng
sẽ đựoc thấy lại các chứng chỉ, đã cách đây trên 3000 năm.
Trong văn tế trên đền
Thượng (đền Gióng) có đoạn nói về Trấn quốc đại tướng quân, có một bài vị ghi rằng
“Trước khi hoá về trời Thánh Gióng tâu vua Hùng Vương: tướng quân họ Đào là người
tài, đức song toàn, đáng được phong tước Trấn quốc đại tướng quân giữ việc lớn
trấn băc, giữ an cho nước ta”