Đền Ngọc Lâm là di tích nằm cạnh Bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử) - nơi tôn thờ tưởng niệm Thánh Thiên công chúa. Bến Ngọc còn được gọi là Ngọc Lâm, thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng.
“Người con gái Bến Ngọc” là tên gọi một nữ tướng nổi danh của
nhị vua Hai Bà Trưng, công lao to lớn phò giúp nhị vua Hai Bà Trưng đánh đuổi
giặc nhà Hán xâm lược. Bà chính là Thánh Thiên công chúa, được tôn vinh là danh
nhân lịch sử dân tộc. Ở thành phố Bắc Giang có một tên đường phố mang danh Bà.
Đền Ngọc Lâm là di tích nằm cạnh Bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử) - nơi tôn thờ
tưởng niệm Thánh Thiên công chúa. Bến Ngọc còn được gọi là Ngọc Lâm, thuộc thôn
Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng.
Bà Thánh Thiên vốn là con một gia đình dòng dõi Lạc tướng thời
Thục Vương - Vì bất hợp tác với nhà Hán nên đã trốn đi ở chùa. Thủa nhỏ, Thánh
Thiên đã nổi tiếng thông minh, tài khéo.
Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, tủi nhục dưới ách đô hộ
của nhà Hán, từ đó người con gái Bến Ngọc đã nuôi chí lớn rửa hận cho non sông
xã tắc. Bà tập hợp lực lượng, tích trữ lương thảo, rèn tập binh mã, lập căn cứ
chờ đợi thời cơ nổi dậy.
Để tăng cường lực lượng, bà đã liên minh với những người yêu
nước khắp vùng Hải Dương (quê bà). Một lần khi đến thăm người cậu ở Kỳ Hợp (Lạng
Giang) bà đã dừng chân ở trang Ngọc Lâm, được nhân dân đón tiếp và hết lòng ủng
hộ. Bà đã bàn với cậu về kế sách đuổi giặc và lập đồn trại ở Kỳ Hợp và Ngọc
Lâm.
Bà Thánh Thiên đã cùng cậu ruột dấy binh, xưng là Nam Thành
vương phất cờ khởi xướng tại vùng quê An Dũng (nay là huyên Yên Dũng).
Căn cứ thành lập, và nhiều cuộc đụng độ với giặc Hán đã xảy
ra, quân giặc nhiều phen phải thất bại. Khi Nhị vua Hai Bà Trưng dựng cờ khởi
nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo đến và Thánh Thiên cũng theo ngọn cờ tụ nghĩa ấy.
Bà được Nhị vua Hai Bà Trưng trọng dụng và phong tước Công chúa.
Dưới ngọn cờ: “Đền nợ nước, báo thù nhà” của Nhị vua Hai Bà
Trưng, Thánh Thiên công chúa kiên cường kề vai sát cánh cùng nghĩa binh đánh đuổi
giặc Hán giành lại độc lập cho đất nước. Điên cuồng vì thất bại, nhà Hán sai
viên tướng lão luyện là Mã Viện nam chinh, đem quân sang nước ta đàn áp phong
trào khởi nghĩa.
Do thế giặc quá mạnh, cuộc kháng chiến thất bại, nhị vua Hai
Bà Trưng gieo mình xuống dòng Hát Giang tự vẫn để giữ trọn trinh tiết.
Thánh Thiên công chúa từ hợp phố nạm Cao Bằng về đại bản
doanh giao chiến ác liệt với quân Mã Viện, xương chất thành đống. (Nay còn gọi
là bãi Hán), máu chảy thành sông. Ngày nay chiến trường của trận chiến xưa là 7
khúc sông. Nhưng quân giặc quá đông, bao vây chặt đạo quân của bà, Thánh Thiên
công chúa đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng rồi, cùng theo Nhị vua Hai Bà tuẫn
tiết ở Bến Ngọc, chứ quyết không chịu sa vào tay giặc Hán.
Cuộc đời sự nghiệp của Thánh Thiên công chúa là cuộc đời của
một người phụ nữ dám hy sinh thân mình vì dân vì nước, tinh thần ấy được thể hiện
trong tư tưởng trung hiếu của bà. Bà là người con gái Bắc Giang đầu tiên đã vượt
khỏi lễ giáo phong kiến để sánh với bậc chính nhân quân tử thực thi nghĩa lớn.
Dân gian còn lưu truyền lời thơ nói lên khí tiết quân tử của bà:
Phiên âm:
Thiên địa sinh ngô nữ tử thân
Trung chi ư quốc, hiếu ư thân
Càn khôn bất phụ tang bồng chí
Khả miễn tam quân quốc sự cần
Nghĩa là:
Trời đất sinh ta thân con gái
Trung lòng với nước, hiếu mẹ cha
Trời đất chẳng phụ người có chí
Chẳng chễ việc quân, việc nước cần.
Ngưỡng mộ trước tấm gương trung hiếu của danh tướng Thánh
Thiên, sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ cúng ngay cạnh Bến Ngọc - nơi bà
trẫm mình tuẫn tiết.
Xưa di tích có quy mô rộng lớn uy nghiêm, nhưng nay không
còn giữ được nguyên vẹn. Hiện di tích còn đền Thượng và đền Hạ.
Đền Thượng nằm trên doi đất cao giáp sông Chín Khúc, đối diện
với khu Bãi Hán. Đền gồm hai toà: Tiền tế 3 gian, kiến trúc đơn giản, bên trong
đặt ban thờ. Hậu cung 3 gian nằm ở phía sau. Ban thờ có khám, long ngai, bài vị
và nhiều đồ thờ khác. Đây chính là nơi tôn nghiêm phụng thờ bài vị Thánh Thiên
công chúa. Sân đền lát gạch vuông, phía trước có ban thờ lộ thiên. Cảnh quan đền
Thượng có cây si cổ thụ soi bóng xuống dòng Bến Ngọc đã tạo nên cảnh trí đẹp mắt.
Đền Thượng thờ phụng Thánh Thiên Công chúa
Đền Hạ thờ phụng Thánh Thiên Công chúa
Đền Hạ cổ kính hơn, xây dựng dưới thời Lê, bị phá trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp. Nay đền được nhân dân xây dựng lại khang trang, gồm
5 gian tiền tế cao rộng và 3 gian hậu cung.
Cảnh quan đền Hạ cũng rất thoáng đẹp. Phía trước có hồ nước
mênh mông, lại nằm bên bờ sông Chín Khúc quanh co, tạo nên sự hài hoà giữa cảnh
quan nội và ngoại thất.
Đền Ngọc Lâm đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số
138/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1992 công nhận là Di tích Lịch sử và cấp bằng xếp hạng
di tích cùng thời gian này. Từ khi được xếp hạng, di tích đền Ngọc Lâm càng được
nhân dân địa phương quan tâm bảo vệ và tu tạo./.
Việt Văn