Đền Ngự Dôi, thờ đức thánh Chử Đồng Tử, một trong "Tứ bất tử" của thần linh Việt cùng nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18, sắc phong Thượng tôn thần đẳng Thiên tôn thần và Tây Sa công chúa, sắc phong Nội trạch Tây cung công chúa huyền diệu tôn thần.
Màn Trầu là tên làng, xưa thuộc Tổng Ninh Tập huyện Đông An
tỉnh Hưng Yên, nay thuộc xã Tứ Dân huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Du khách đến
đây không những được chiêm ngưỡng sự đổi thay của một làng quê vùng nông thôn
Hưng Yên mà còn được sống lại với một truyền thuyết về thiên tình sử Chử Đồng Tử
- Tiên Dung.
Từ Thị xã Hưng Yên, đi dọc đê sông Hồng về hướng bắc chừng
30km là tới địa phận xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu từ Km96 dốc Mạn Trù rẽ trái
khoảng 500m, nơi có đền Ngự Dôi, thờ đức thánh Chử Đồng Tử, người đã được nhân
dân bao đời nay tôn là một trong "Tứ bất tử" của thần linh Việt cùng
nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18, được
phong tặng là Thượng tôn thần đẳng thiên tôn thần và Tây Sa công chúa, được
phong là Nội trạch Tây cung công chúa huyền diệu tôn thần.
Đức thánh Chử Đồng tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở
nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du bắc bộ. Nhưng một trong những
nơi thờ , nổi tiếng là Mạn Trù, nằm giữa bãi Mạn trù châu, nơi đã diễn ra cuộc
gặp gỡ và nảy sinh mối tình nên thơ giưa chàng trai đánh cá nghèo không mảnh khố
che thân Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung lá ngọc cành vàng vừa độ 18
trăng tròn.
Truyền ngôn kể lại rằng: Vua Hùng vương thứ 18 có người con
gái tên là Tiên Dung. Năm 18 tuổi, nhan sắc tuyệt trần nhưng nàng lại không có
ý định lấy chồng, chỉ thích du ngoạn những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước,
vua cha chiều con, để cho nàng thoả chí.
Bấy giờ tại làng Chử Xá (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại
thành Hà Nội) có ông Chử Cù Vân, vợ là Bùi Thị Gia sinh hạ được một người con
trai đặt tên là Chử Đồng Tử. Người vợ chẳng may mất sớm, để lại cảnh "gà
trống nuôi con". Một ngày nọ, hoả hoạn thiêu cháy toàn bộ gia sản, hai cha
con chỉ còn độc một chiếc khố vải, vì thế, chỉ khi ai đi đâu mới dùng khố.
Một ngày kia, người cha ốm nặng, trước khi chết dặn con rằng:
"Khi nào cha chết, con cứ chôn mình trần, giữ cái khố mà mặc". Người
cha qua đời, Chử Đồng Tử không đành để cha thân trần, lây khố quấn cho cha trước
khi chôn, còn mình đành chịu rét . Hàng ngày, chàng ra bờ sông, cho nước ngập tới
nửa người để che phần dưới trần trụi, đợi các thuyền buôn qua lại để xin bố thí
hoặc bán vài con cá mà chàng bắt được.
Một hôm, công chúa Tiên Dung du ngoạn tới bến sông nơi Chử Đồng
Tử đang sinh sống. Chử Đồng Tử thấy đoàn thuyền với cờ lọng rợp trời, tuỳ tùng
đông đảo, sợ quá chạy trốn vào một bãi cát lúp xúp những bụi cây.
Chàng bới một cái hố, vùi mình xuống cát. Nàng công chúa dừng
lại chính ở đó, thấy cảnh tươi đẹp, trên đầu có một vầng mây ngũ sắc, cảm thấy
là nơi sạch sẽ, nàng quyết định tắm mát. Thế là màn được che lên bốn phía, trút
bỏ xiêm y, nàng dội nươc lên tấm thân ngọc ngà. Nước chảy làm trôi cát, thân
hình Chử Đồng Tử dần lộ ra. Công chúa bàng hoàng xấu hổ, lo sợ hỏi rằng:
"Người là ai, sao lại ở chốn này?".
Chử Đồng Tử kể lại về cuộc đời khổ cực của mình, nghe xong
công chúa cảm động mà rằng: "Ta nguyện không lấy chồng, nhưng nay cơ sự thế
này, chắc là Nguyệt Lão muốn xe duyên cho chúng ta".
Nói xong nàng sai người lấy quần áo rồi mời chàng lên thuyền
mở tiệc vui. Đồng Tử không dám chấp nhận cuộc hôn nhân, Tiên Dung bảo
"Chúng ta gặp nhau như thế là do ý trời, sao dám cưỡng lại?", chàng
đành phải thuận.
Chuyện đến tai vua, Hùng Vương nổi cơn thịnh nộ: "Tiên
Dung không biết trọng danh giá, nó đi lang thang để lấy một thằng cùng đinh,
còn mặt mũi nào để nhìn thấy ta nữa".
Tiên Dung sợ, không dám trở về, ở lại cùng chồng mở một hiệu
buôn, vùng đó ngày càng thịnh vượng, dân cư tập trung đông đúc, dần dần trở
thành một cái chợ lớn là chợ Thám. Khách buôn ngoại quốc đều xem nàng như người
đứng đầu trong vùng. Có một nhà buôn khuyên Chử Đồng Tử nên đi các vùng biển xa
làm ăn buôn bán, Đồng Tử đi theo.
Tới vùng Quỳnh Lăng, chàng trèo lên ngắm cảnh và vào thăm
chiếc am sơ sài dựng tít trên đỉnh núi, thấy Đồng Tử có dáng người tiên cốt,
nhà sư bèn truyền cho đạo pháp. Chử Đồng Tử nhận ở lại học đạo, sau 1 năm mới
trở về nhà. Phật Quang (có tài liệu ghi là Ngưỡng Quang) cho chàng một cái gậy,
một cái nón và dặn: "Những quyền phép mầu nhiệm ở cả trong gậy và nón
này".
Đồng Tử về nhà, truyền đạo cho vợ, Tiên Dung bỏ nghề buôn
bán, hai vợ chồng lại cùng nhau đi học đạo. Một ngày kia, đang giữa chặng đường
xa , không nhà cửa thì trời tối, Đồng Tử đành cắm chiếc gậy, chụp nón lên để
trú tạm.
Nào ngờ, vào khoảng canh ba thấy hiện lên thành quách, lâu
đài bằng đá quý dát châu báu, giường chạm trổ, cùng tướng sĩ, thị vệ văn võ bá
quan như một triều đình riêng. Sớm sau, dân trong vùng thấy sự lạ kính cẩn đua
nhau mang lễ vật dâng cho cả hai vợ chồng Chử Đồng Tử.
Tin đồng về kinh đô, vua Hùng cho rằng vợ chồng chử Đồng Tử
là những kẻ phản loạn, sai đem binh mã đến hỏi tội. Những người thân cận khuyên
công chúa cho quân ra chống cự, Tiên Dung mỉm cười, nói: "Ta có gây nên cơ
sự này đâu, mọi việc đều do ý trời cả, ta sống hay chết cũng nhờ trời, làm sao
ta dám chống lại vua cha. Nếu cha ta phán quyết, ta cũng cam chịu".
Khi binh lính của nhà vua kéo gần tới nơi thì trời tối, đành
hạ trại đóng quân. Vào lúc nửa đêm bỗng nổi lên một trận cuồng phong, chỉ trong
khoảnh khắc, cả toà thành cùng người, vật đều bay lên trời. Hôm sau người ta thấy
một giải cát trơ trọi giữa đầm lầy mênh mông.
Người đời sau gọi nơi này là bãi Tự Nhiên (nay thuộc địa phận
xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu Tự Nhiên huyện Thường Tín, Hà Nội) và đầm lầy ấy là
đầm Nhất Dạ (đàm được hình thành trong một đêm), hay là đầm Dạ Trạch.
Sau khi truyền đạo cho Tiên Dung, hai vợ chồng Chử Đồng Tử
đi chu du, một hôm đến đại đầu xã Ông Đình , bỗng gặp một người con gái khoảng
18, 19 tuổi, nhan sắc tuyệt trần, người làng Đông Tảo (nay là xã Đông Tảo huyện
Khoái Châu tỉnh Hưng Yên).
Tiên Dung bảo chồng: "Người đó có phải chàng định lấy
làm vợ bé chăng?". Đồng Tử mỉm cười, Tiên Dung hiểu ý bèn đến nói với cô
gái rằng: "Nàng là tiên hay người trần? Lang quân ta là người tài mạo tuyệt
vời, nàng làm thiếp cũng thật xứng thay. Ta tuy là con vua nhưng không hề đố kỵ,
ta với nàng làm chị em cũng chẳng vui lắm sao".
Người con gái nói: "Tôi chính là tiên nữ Tây Cung,
không hẹn mà gặp, do người hay do trời?". Tiên Dung nói: "Do trời
thôi" rồi kết làm chị em, đến chỗ Đồng Tử làm lễ giao kết rồi ba người đi
vân du. Lúc đó, ở ấp Ông Đình có 5, 6 người chết vì dịch, Đồng Tử dùng gậy chỉ
vào, những người chết liền sống lại, ăn nói như thường.
Tây Cung lấy một tờ giấy trắng, viết một chữ vào đó, đốt
lên, lấy tàn cho những người bị bệnh dịch uống, hàng trăm người đều khỏi cả,
già trẻ làng Ông Đình kéo đến bái tạ. Rồi Chử Đồng Tử lại dùng gậy, nón hoá
phép ra đền, miếu trao cho dân đèn hương về sau... Sau cả ba người đều trở về
trời.
Chiếc thuyền mang choé đang từ chỗ được dòng nước cuộc chảy
đẩy xuôi dòng đã được những tay chèo khoẻ mạnh lái xoay ngang giữa dòng. Cùng
lúc, những con thuyền chở đoàn đi theo cũng bẻ lái cho thuyền quây quần thành
vòng tròn quanh chiếc thuyền mang choé.
Cuộc múc nước được tiến hành. Người được chọn giao múc nước
là một người già đức độ, khoẻ mạnh, mặc lễ phục, tay cầm chiếc gáo dừa sơn đỏ,
cẩn thận múc từng gáo đổ vào cho đến khi đầy choé.
Xong việc, đoàn thuyền quay vào bờ, đám rước lại tiến hành
theo thứ tự như lúc đi, theo sau 2 con rồng vàng trở về làng... Có thể nói, lễ
rước nước ở đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp. Bản chất của lễ hội
rước nước mang rõ nét tín ngưỡng cầu nước của những cư dân nông nghiệp.
Lễ rước hình thành như một hành động thiêng liêng, biểu
trưng cho lòng cầu mong trời cho nước. Sau lễ dâng hương là các trò chơi như vật,
võ, đánh gậy, cờ người, múa rồng, múa sư tử, hát cô đầu, hát chèo... , thu hút
mọi người tham dự. Ngoài ra, khách hành hương còn được thoả mãn nhu cầu tâm
linh của mình trước điện thánh.
Hội làng Màn Trầu - Tứ Dân - Khoái Châu - Hưng Yên
Truyền thuyết về thiên tình sử Chử Đồng Tử và Tiên Dung phản
ánh một cảm quan huyền thoại về việc người, việc đời nơi dương thế của nhân dân
trong tiến trình lịch sử của mình. Đó còn là bức tranh phản ánh hiện thực lịch
sử của nhân dân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong việc khai phá vùng đầm
lầy, phù sa ven sông Hồng.
Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành
vàng với chàng trai nghèo nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên
tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chử Đồng Tử - Tiên
Dung, những con người không ham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời
chỉ tìm những cái đẹp trong thiên nhiên, khai phá, tạo dựng những bãi bồi phù
sa đã đi vào cõi bất tử.
Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã bay về trời nhưng tình yêu của họ
vẫn còn mãi mãi với thời gian và bất tử trong tâm linh các thế hệ người Việt
Nam. Đền Chử Đồng Tử ở xã Tứ Dân đã là một biểu tượng, là điểm tựa cho sức sống
bất tử ấy.