Đền Nội: Nơi con Lạc cháu Hồng phụng thờ Quốc tổ Lạc Long Quân Đền Nội: Nơi con Lạc cháu Hồng phụng thờ Quốc tổ Lạc Long Quân Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch. Chuyện xưa tích cũ Trong dân gian Việt Nam lưu truyền câu chuyện cổ về sự tích con rồng cháu tiên khi Quốc Tổ Lạc Long Quân kết duyên với Quốc Mẫu Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng. Khi tất cả trưởng thành, 50 người con theo mẹ Âu Cơ ngược lên đất Phong Châu, còn 50 người con theo cha Lạc Long Quân ra biển Nam Hải. Khi đến đất Bình Đà ngày nay thì sông nước mênh mông, Lạc Long Quân và các con dừng lại dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Sau khi đi kiểm tra khắp một lượt, ngài nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, có sông hồ, thềm đất cao, chắc, có dáng long chầu hổ phục nên quyết định chọn đây làm nơi xây dựng cơ nghiệp. Đền Nội và sự tích Lạc Long Quân về trời Sau khi dạy cho dân làng các nghề trồng trọt, dệt vải đuổi thú dữ, đời sống nhân dân đi vào ổn định, vào một ngày cuối tháng 2 âm lịch Lạc Long Quân đã hóa về trời trong đêm. Khi Lạc Long Quân về trời, ngài được vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (nay là Bình Đà) cùng với đó là lập đền Nội cùng bức tự “Vi Bách Việt Tổ” để thờ cúng. Lạc Long Quân đồng thời là Thành hoàng làng của thôn Bình Đà. Trong sử còn ghi rõ, ngày mồng 1 đến 4 năm Nhâm Thân (1032) vua Lý Thái Tông mở hội Tịch điền ở vùng Đỗ Động, đất Bảo Đà, vua đã hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là: “Khai Quốc Thần” “Lý triều hiến sắc Thành tổ tiên vương Nhất bảo bách noãn Sinh hạ bách thần Hộ quốc cứu dân Vạn xuân an lạc” Từ đó, 18 vị vua của các triều đại về sau đều đích thân đến dâng lễ tại đền Nội và đó cũng là 18 hiến sắc, suy tôn Lạc Long Quân là Khai Quốc Thần. Trong những ngày hành hương về nơi đất tổ 10/3, trước khi thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng, du khách sẽ thăm viếng đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng) và đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ). Thế nhưng, không phải ai cũng biết đền Nội (thôn Bình Đà, Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) mới là ngôi đền gốc thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Giếng ngọc hay còn gọi là hồ sen trong đền Nội. Nghi môn nội đền Nội. Đất Bình Đà bây giờ, chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc tổ về trời, ngài được các vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà lập ngôi đền Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt Tổ” (Tổ Dân Bách Việt). Đền Nội không rõ chính xác được xây dựng năm nào chỉ biết rằng, thời nhà Hán đô hộ nước ta chúng đã tàn phá đền Nội, đến khi Đinh Tiên Hoàng giành lại được độc lập đã cho trùng tu lại đền Nội. Từ đó, đền Nội trải qua tất cả 5 lần trùng tu, lần thứ 2 năm 1430 dưới triều Lê Sơ, lần thứ 3 năm 1918 dưới triều vua Khải Định, lần thứ 4 năm 1986, lần thứ 5 năm 2010. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Sau nghi môn nội, hai bên có sân và nhà tả, hữu mạc. Ngay sau cửa chính của đền là Phương đình. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, có tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngau Lạc Long Quân, cung đệ nhị đặt đồ thờ, tiếp đến là địa bái phương đình nơi đặt lễ. Đền Nội xây theo kiểu chữ Đinh, bao quanh là tường gạch, hậu cung thờ ngai Lạc Long Quân, trước đền là một hồ sen rất rộng, bên trái là bốn cây (1 cây đa 3 cây muỗm) lớn được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Cửa đền hướng ra phía tây nhìn về khu gò an táng Lạc Long Quân. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Phương đình đền Nội. Cửa phụ đền Nội nhìn từ phía trong Hậu cung đền Nội. Bức phù điêu Lạc Long Quân và các lạc hầu, lạc tướng xem đua thuyền đã hơn 1000 năm tuổi Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Trong đền Nội còn một di tích rất quý giá đó là bức phù điêu tạc hình Lạc Long Quân đội mũ thiên bình, mặc hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng dự hội đua thuyền trên dòng sông Đỗ Động xưa (nay là khu vực xã Bối Khê). Cùng với đó, khu ao sen, cây cổ thụ, giếng ngọc (có long mạch thông với thủy cung vươn xa về tận đất Thăng Long), nhà bia, miếu ông, trống đồng Đông Sơn Hê-gơ, gạch hoa văn xây mộ Quốc Tổ là các chứng tích cổ. Bức phù điêu có niên đại trên 1.000 năm, được vua Đinh Tiên Hoàng giao cho hoàng hậu Đan Gia và Đinh Quốc công Nguyễn Bặc, cùng các thợ giỏi chế tác khi mới giành lại được độc lập. Trên bức phù điêu, Quốc Tổ Lạc Long Quân ngự trên ngai vàng ở chính giữa, đầu đội vương miện chạm hình “lưỡng long chầu nguyệt” với khuôn mặt hiền từ, nhân ái, mình khoác long bào oai phong, lẫm liệt. Bức phù điêu có dòng chữ Hùng Vương sơn nguyên Thánh tổ, được sơn son thếp vàng và được công nhận là Bảo vật quốc gia từ năm 2010. Bức phù điêu giá tượng mẹ Âu Cơ tại đền Nội. Trong Đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như: Thần phả, sắc phong, bia ký, chuông đồng, hoành phi, đồ tế tự… Chốn thanh tịnh bình yên Đền Nội với lợi thế là một ngôi đền cổ thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân vì vậy hằng năm thu hút lượng khách du lịch đến chiêm bái và dâng hương khá lớn. Tất cả người dân Việt Nam, từ Nam ra Bắc đều tôn kính và mong muốn một lần được dâng nén nhang thơm tại nơi ngài hóa về trời. Đền cũng thu hút giới chuyên gia về tìm hiểu về lịch sử thông qua các hiến sắc mà các đời vua phong kiến cúng tế tại đền, đó là những báu vật lịch sử vô giá, tượng trưng cho một bề dầy lịch sử hào hùng của dân tộc. Toàn thể khuôn viên đền Nội rất rộng, hồ sen trước đền nở rộ hoa sen khi hè về thơm ngát cả một vùng. Cây đa, cây muỗm sừng sừng tỏa bóng mát, cứ chiều đến trẻ con, người già quây quần quanh hồ sen, cây đa cây muỗm vui chơi tạo nên không khí yên bình đến lạ thường nơi mảnh đất cổ xưa của dân tộc. Đền Nội được nhiều du khách đánh giá là ngôi đền có kiến trúc, khuôn viên đẹp nhất miền Bắc, có sân rộng, thuận lợi giao thông (ven quốc lộ 21B) nên là nơi lý tưởng để tìm về chốn thanh tịnh, bình yên. Lễ hội đền Nội là một lễ hội lớn thể hiện tín ngưỡng dân gian của người Việt. Lễ hội có đầy đủ các nghi thức từ cổ xưa thu hút hàng nghìn khách du lịch thập phương. Riêng phần lễ đã có các phần độc đáo như lễ Mã hoàn ký, Lễ Trào, lễ tế bò đến Ngoài, lễ rước ngai, dâng hương tại ngôi mộ Lạc Long Quân… Chính vì lễ hội thể hiện tín ngưỡng thờ “Cha” độc đáo nên lễ hội đền Nội thôn Bình Đà đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Lễ hội diễn ra trong 10 ngày, từ 27/2 đến 6/3 âm lịch, gần đây lễ hội được rút gọn xuống 3 ngày nhưng vẫn bao gồm đầy đủ các phần chính như tế lễ, dâng hương, chúc văn, rước ngai… Cụ Bùi Đăng Thịnh (Thủ từ Đền Nội) cho biết: Đền Nội là một ngôi đền cổ gắn liền với sự tích Con Rồng Cháu Tiên, đây là mảnh đất đầu tiên mà Lạc Long Quân và các con xây dựng cơ nghiệp rồi sau cũng là nơi ngài hóa về trời. Vậy nên, nhân dân thôn Bình Đà rất tự hào được hằng ngày hương khói cho Quốc Tổ và bảo vệ gìn giữ nguyên viên tất cả khuôn viên của di tích. Du khách thập phương nếu có điều kiện hãy ghé qua quê hương chúng tôi thắp nén nhang thơm rồi vãn cảnh làng quê, tận hưởng cảm giác yên bình, mộc mạc tại Bình Đà. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Nguồn: Báo Kinh tê Đô Thị, Báo Phụ nữ Thủ đô Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội, đều có đoàn thủ từ của đền Hùng – Phú Thọ về dâng hương Quốc tổ Lạc Long Quân và xin rước chân nhang ở hương án Đề nhất của đền Nội về thờ với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch. Chuyện xưa tích cũ Trong dân gian Việt Nam lưu truyền câu chuyện cổ về sự tích con rồng cháu tiên khi Quốc Tổ Lạc Long Quân kết duyên với Quốc Mẫu Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng. Khi tất cả trưởng thành, 50 người con theo mẹ Âu Cơ ngược lên đất Phong Châu, còn 50 người con theo cha Lạc Long Quân ra biển Nam Hải. Khi đến đất Bình Đà ngày nay thì sông nước mênh mông, Lạc Long Quân và các con dừng lại dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Sau khi đi kiểm tra khắp một lượt, ngài nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, có sông hồ, thềm đất cao, chắc, có dáng long chầu hổ phục nên quyết định chọn đây làm nơi xây dựng cơ nghiệp. Đền Nội và sự tích Lạc Long Quân về trời Sau khi dạy cho dân làng các nghề trồng trọt, dệt vải đuổi thú dữ, đời sống nhân dân đi vào ổn định, vào một ngày cuối tháng 2 âm lịch Lạc Long Quân đã hóa về trời trong đêm. Khi Lạc Long Quân về trời, ngài được vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (nay là Bình Đà) cùng với đó là lập đền Nội cùng bức tự “Vi Bách Việt Tổ” để thờ cúng. Lạc Long Quân đồng thời là Thành hoàng làng của thôn Bình Đà. Trong sử còn ghi rõ, ngày mồng 1 đến 4 năm Nhâm Thân (1032) vua Lý Thái Tông mở hội Tịch điền ở vùng Đỗ Động, đất Bảo Đà, vua đã hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là: “Khai Quốc Thần” “Lý triều hiến sắc Thành tổ tiên vương Nhất bảo bách noãn Sinh hạ bách thần Hộ quốc cứu dân Vạn xuân an lạc” Từ đó, 18 vị vua của các triều đại về sau đều đích thân đến dâng lễ tại đền Nội và đó cũng là 18 hiến sắc, suy tôn Lạc Long Quân là Khai Quốc Thần. Trong những ngày hành hương về nơi đất tổ 10/3, trước khi thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng, du khách sẽ thăm viếng đền Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng) và đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ). Thế nhưng, không phải ai cũng biết đền Nội (thôn Bình Đà, Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) mới là ngôi đền gốc thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Giếng ngọc hay còn gọi là hồ sen trong đền Nội. Nghi môn nội đền Nội. Đất Bình Đà bây giờ, chính là nơi Lạc Long Quân lệnh cho các con dừng chân xây dựng cơ nghiệp. Khi Quốc tổ về trời, ngài được các vua Hùng và dân làng an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà (Bình Đà ngày nay). Để tri ân công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân, dân làng Bảo Đà lập ngôi đền Nội cùng bức đại tự “Vi Bách Việt Tổ” (Tổ Dân Bách Việt). Đền Nội không rõ chính xác được xây dựng năm nào chỉ biết rằng, thời nhà Hán đô hộ nước ta chúng đã tàn phá đền Nội, đến khi Đinh Tiên Hoàng giành lại được độc lập đã cho trùng tu lại đền Nội. Từ đó, đền Nội trải qua tất cả 5 lần trùng tu, lần thứ 2 năm 1430 dưới triều Lê Sơ, lần thứ 3 năm 1918 dưới triều vua Khải Định, lần thứ 4 năm 1986, lần thứ 5 năm 2010. Sau nghi môn nội, hai bên có sân và nhà tả, hữu mạc. Ngay sau cửa chính của đền là Phương đình. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, có tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngau Lạc Long Quân, cung đệ nhị đặt đồ thờ, tiếp đến là địa bái phương đình nơi đặt lễ. Đền Nội xây theo kiểu chữ Đinh, bao quanh là tường gạch, hậu cung thờ ngai Lạc Long Quân, trước đền là một hồ sen rất rộng, bên trái là bốn cây (1 cây đa 3 cây muỗm) lớn được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Cửa đền hướng ra phía tây nhìn về khu gò an táng Lạc Long Quân. Phương đình đền Nội. Cửa phụ đền Nội nhìn từ phía trong Hậu cung đền Nội. Bức phù điêu Lạc Long Quân và các lạc hầu, lạc tướng xem đua thuyền đã hơn 1000 năm tuổi Trong đền Nội còn một di tích rất quý giá đó là bức phù điêu tạc hình Lạc Long Quân đội mũ thiên bình, mặc hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng dự hội đua thuyền trên dòng sông Đỗ Động xưa (nay là khu vực xã Bối Khê). Cùng với đó, khu ao sen, cây cổ thụ, giếng ngọc (có long mạch thông với thủy cung vươn xa về tận đất Thăng Long), nhà bia, miếu ông, trống đồng Đông Sơn Hê-gơ, gạch hoa văn xây mộ Quốc Tổ là các chứng tích cổ. Bức phù điêu có niên đại trên 1.000 năm, được vua Đinh Tiên Hoàng giao cho hoàng hậu Đan Gia và Đinh Quốc công Nguyễn Bặc, cùng các thợ giỏi chế tác khi mới giành lại được độc lập. Trên bức phù điêu, Quốc Tổ Lạc Long Quân ngự trên ngai vàng ở chính giữa, đầu đội vương miện chạm hình “lưỡng long chầu nguyệt” với khuôn mặt hiền từ, nhân ái, mình khoác long bào oai phong, lẫm liệt. Bức phù điêu có dòng chữ Hùng Vương sơn nguyên Thánh tổ, được sơn son thếp vàng và được công nhận là Bảo vật quốc gia từ năm 2010. Bức phù điêu giá tượng mẹ Âu Cơ tại đền Nội. Trong Đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như: Thần phả, sắc phong, bia ký, chuông đồng, hoành phi, đồ tế tự… Chốn thanh tịnh bình yên Đền Nội với lợi thế là một ngôi đền cổ thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân vì vậy hằng năm thu hút lượng khách du lịch đến chiêm bái và dâng hương khá lớn. Tất cả người dân Việt Nam, từ Nam ra Bắc đều tôn kính và mong muốn một lần được dâng nén nhang thơm tại nơi ngài hóa về trời. Đền cũng thu hút giới chuyên gia về tìm hiểu về lịch sử thông qua các hiến sắc mà các đời vua phong kiến cúng tế tại đền, đó là những báu vật lịch sử vô giá, tượng trưng cho một bề dầy lịch sử hào hùng của dân tộc. Toàn thể khuôn viên đền Nội rất rộng, hồ sen trước đền nở rộ hoa sen khi hè về thơm ngát cả một vùng. Cây đa, cây muỗm sừng sừng tỏa bóng mát, cứ chiều đến trẻ con, người già quây quần quanh hồ sen, cây đa cây muỗm vui chơi tạo nên không khí yên bình đến lạ thường nơi mảnh đất cổ xưa của dân tộc. Đền Nội được nhiều du khách đánh giá là ngôi đền có kiến trúc, khuôn viên đẹp nhất miền Bắc, có sân rộng, thuận lợi giao thông (ven quốc lộ 21B) nên là nơi lý tưởng để tìm về chốn thanh tịnh, bình yên. Lễ hội đền Nội là một lễ hội lớn thể hiện tín ngưỡng dân gian của người Việt. Lễ hội có đầy đủ các nghi thức từ cổ xưa thu hút hàng nghìn khách du lịch thập phương. Riêng phần lễ đã có các phần độc đáo như lễ Mã hoàn ký, Lễ Trào, lễ tế bò đến Ngoài, lễ rước ngai, dâng hương tại ngôi mộ Lạc Long Quân… Chính vì lễ hội thể hiện tín ngưỡng thờ “Cha” độc đáo nên lễ hội đền Nội thôn Bình Đà đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Lễ hội diễn ra trong 10 ngày, từ 27/2 đến 6/3 âm lịch, gần đây lễ hội được rút gọn xuống 3 ngày nhưng vẫn bao gồm đầy đủ các phần chính như tế lễ, dâng hương, chúc văn, rước ngai… Cụ Bùi Đăng Thịnh (Thủ từ Đền Nội) cho biết: Đền Nội là một ngôi đền cổ gắn liền với sự tích Con Rồng Cháu Tiên, đây là mảnh đất đầu tiên mà Lạc Long Quân và các con xây dựng cơ nghiệp rồi sau cũng là nơi ngài hóa về trời. Vậy nên, nhân dân thôn Bình Đà rất tự hào được hằng ngày hương khói cho Quốc Tổ và bảo vệ gìn giữ nguyên viên tất cả khuôn viên của di tích. Du khách thập phương nếu có điều kiện hãy ghé qua quê hương chúng tôi thắp nén nhang thơm rồi vãn cảnh làng quê, tận hưởng cảm giác yên bình, mộc mạc tại Bình Đà. Nguồn: Báo Kinh tê Đô Thị, Báo Phụ nữ Thủ đô Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp Trở về đầu trang Đền Nội thờ Tổ Quốc phụ Lạc Long Quân Bình Đà Hà Nội 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10